Nông nghiệp xanh – Bài 1: Nắm bắt dòng chảy mới của thị trường

Theo dõi VGT trên

Có tới gần 80% dân số tham gia sản xuất, nông nghiệp không chỉ là ngành chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu mà còn là ngành gây ra phát thải khí nhà kính rất lớn.

Nông nghiệp xanh - Bài 1: Nắm bắt dòng chảy mới của thị trường - Hình 1
Vùng chè tại Lâm Đồng. Ảnh: Quang Quyết/TTXVN

Với trách nhiệm giảm phát thải để góp phần giảm nhẹ biến đổi khí hậu toàn cầu, hướng tới nền kinh tế xanh, nông nghiệp Việt Nam đang từng bước chuyển đổi mô hình sản xuất đáp ứng xu thế tăng trưởng xanh, tiêu dùng xanh.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết rất mạnh mẽ với cộng đồng quốc tế về việc đưa mức phát thải ròng về “0″ vào năm 2050. TTXVN thực hiện chùm bài viết về Nông nghiệp xanh nhằm nhìn nhận những nỗ lực của Việt Nam đưa nền nông nghiệp hướng tới dòng chảy mới của thị trường.

Bài 1: Nắm bắt dòng chảy mới của thị trường

Nỗ lực xây dựng nền kinh tế xanh, giảm phát thải cũng như thực thi các cam kết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chiến lược như: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030 tầm nhìn đến năm 2050… Tất cả đều hướng đến thúc đẩy nền nông nghiệp thân thiện với môi trường, cac-bon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sử dụng hiệu quả tài nguyên

Nông nghiệp xanh là nền nông nghiệp sản xuất áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Video đang HOT

Nông nghiệp xanh hướng đến nâng cao tính cạnh tranh của nông sản, phát triển công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải, ổn định kinh tế và giúp cho người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn, bảo vệ các nguồn tài nguyên và hệ sinh thái nông nghiệp…. đảm bảo nông nghiệp bền vững trên cả trụ cột kinh tế – xã hội và môi trường, góp phần vào sự phát triển kinh tế xanh.

Vụ Đông Xuân 2021-2022 tiếp tục cho thấy sự chuyển biến rõ về nhận thức, thay đổi tập quán canh tác lâu đời của người nông dân.

Nhiều địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã đã nâng cao về nhận thức cho nông dân trong việc giảm lượng giống gieo sạ, quản lý dịch hại IPM, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo “4 đúng”, giảm lượng phân bón vô cơ, đi đôi với nhiều tiến bộ kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, kỹ thuật tưới nông – lộ – phơi… Những giải pháp, quy trình kỹ thuật đồng bộ này đã và đang mang lại nhiều lợi ích trong thực tiễn, giúp giảm chi phí sản xuất và giảm gây ô nhiễm môi trường.

Những nghiên cứu đã chỉ ra, ruộng lúa bị ngập nước càng lâu thì lượng khí mê tan sinh ra càng nhiều. Các ruộng lúa được áp dụng kỹ thuật tưới nông – lộ – phơi giúp giảm khoảng 3,5 lần lượng phát thải khí nhà kính so với các ruộng lúa để ngập nước suốt cả vụ.

Hay mô hình lúa – tôm, lúa – cá… không chỉ nâng cao giá trị cho sản xuất, mà còn giúp giải quyết vấn đề giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng nền nông nghiệp xanh. Đây là một trong những mô hình điển hình trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ có sản phẩm đặc sản, giá trị cao, người sản xuất còn bán được cả giá trị nhân văn của người dân Đồng bằng sông Cửu Long trong canh tác lúa. Trong khi đó, trên thị trường thế giới, nhiều quốc gia đã khuyến khích, ưu tiên nhập khẩu các sản phẩm sinh thái, sản phẩm hữu cơ. Người tiêu dùng EU sẵn sàng trả giá cao cho các sản phẩm nông nghiệp bền vững.

Trong chăn nuôi, việc xử lý chất thải, tận dụng phụ phẩm nông nghiệp… bằng cách xây dựng kinh tế tuần hoàn đang được áp dụng với những quy mô khác nhau. Cùng với các công trình khí sinh học, ngành chăn nuôi đang đẩy mạnh hướng dẫn nông dân thu gom chất thải vật nuôi để nuôi trùn quế, ruồi lính đen… tạo nguồn protein làm thức ăn cho vật nuôi trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, vừa chuyển hóa chất thải thành phân bón hữu cơ, giảm tác hại đến môi trường.

Điển hình như trong chăn nuôi bò của Công ty cổ phần T&T 159 Hòa Bình, để tạo nguồn thức ăn, đơn vị thu mua toàn bộ phụ phẩm nông nghiệp: thân cây ngô, rơm, đậu lạc…. sản xuất thành thức ăn chăn nuôi. Tận thu các phế phẩm của ngành sản xuất gỗ như: dăm, bào, mùn cưa… sản xuất thành đệm sinh học. Thức ăn của vi sinh vật trong đệm sinh học chính là chất thải của con bò. Việc chuyển hóa này sẽ giúp chuồng trại không có mùi hôi, luôn sạch sẽ. Đặc biệt, nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ sẽ tái chế các đệm sinh học này. Phân bón đã là nguồn thu có ý nghĩa nhất định trong thu nhập của doanh nghiệp.

Cách làm trên được ông Hà Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần T&T 159 Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam chia sẻ. Điều đặc biệt là cách làm này đang được ông và Hội đồng Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam cùng nông dân, trang trại cho đến các doanh nghiệp lớn lan tỏa để xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp tuần hoàn.

Theo ông Hà Văn Thắng, với định hướng chung là tái chế, tái sử dụng, mỗi sản phẩm tạo ra đều mang một giá trị và trả nó về vị trí, góp phần tạo nên nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh. Khi sản xuất tuần hoàn sẽ đáp ứng được 3 mục tiêu: hiệu quả – kinh tế – môi trường. Sản xuất tuần hoàn cần sự chia sẻ của cộng đồng nên nó còn giải quyết được bài toán an sinh xã hội.

Ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cũng cho rằng, nông nghiệp xanh là cách tối ưu hóa nguồn lực. Làm thế nào để sản xuất nhiều thực phẩm hơn, chất lượng hơn nhưng tiêu tốn nguyên liệu đầu vào ít hơn, đóng góp ít hơn lượng phát thải khí nhà kính.

Việt Nam có thế mạnh sản xuất nông nghiệp, nông dân có kỹ năng sản xuất, tăng trưởng nông nghiệp rất tốt trong nhiều năm qua. Tuy vậy, từ nền nông nghiệp thâm dụng tài nguyên khi chuyển sang nông nghiệp xanh sẽ có nhiều thách thức. Ông Đào Thế Anh cho rằng, đầu tiên là cần thay đổi tư duy và thói quen của nông dân. Việt Nam có khoảng 10 triệu hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ nên cần có sự hướng dẫn, đào tạo để thay đổi tư duy, thói quen sử dụng nhiều hóa chất sang sản xuất sinh thái, tuần hoàn, tạo thêm giá trị gia tăng mà lại giảm được phát thải khí nhà kính.

Khoa học công nghệ làm điểm tựa

Trong bối cảnh đất đai và các nguồn lực ngày càng thu hẹp, nhưng phải đảm bảo tăng chất lượng, hiệu quả, giảm phát thải nhà kính, nguyên Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát cho rằng, nông nghiệp phải dựa nhiều hơn vào khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ phải là động lực chính. Một nền nông nghiệp dựa vào khoa học công nghệ để phát triển thì đòi hỏi phải có nhiều lao động có kỹ năng và được đào tạo.

Ông Cao Đức Phát cũng chỉ ra, một nền nông nghiệp xanh, hiện đại, áp dụng cơ giới hóa và kỹ thuật tiên tiến cần có cơ sở hạ tầng tương ứng. Chẳng hạn khi muốn khuyến khích nông dân trồng lúa áp dụng phương thức “nông – lộ – phơi” thì trước hết phải giúp họ có được hệ thống thủy lợi nội đồng cho phép họ làm điều đó. Hay nền nông nghiệp số đòi hỏi phải có điện, hạ tầng số, hệ thống logistics hiệu quả.

Đến với sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, ông Hà Văn Thắng cho rằng cần phải có sự vận dụng sáng tạo và lấy nền tảng là khoa học công nghệ, công nghệ số… Sản xuất tuần hoàn không bị trói buộc bởi khuôn mẫu nào, mà tùy thuộc vào điều kiện, năng lực mỗi tổ chức, cá nhân. Muốn sản xuất tuần hoàn được điều quan trọng là tư duy thiết kế mô hình sản xuất theo điều kiện, nguồn lực của mình.
Để tiếp cận được khoa học công nghệ, ông Đào Thế Anh cho rằng nông dân cần có quy mô sản xuất đủ lớn mới có thể phát triển thành hàng hóa, đủ sản phẩm bán ra thị trường. Giai đoạn đầu chuyển đổi có thể năng suất thấp, ảnh hưởng đến thu nhập người nông dân. Bên cạnh đó, còn tình trạng “được mùa mất giá” do điều kiện tiếp cận thị trường còn kém. Để tham gia vào thị trường, nông dân phải tham gia vào hợp tác xã để học làm theo các tiêu chuẩn; trong đó có các tiêu chuẩn môi trường. Vì thế, mỗi địa phương cần có chính sách riêng để phát triển các sản phẩm nông nghiệp xanh.
Cũng với xu hướng tận dụng và khai thác hết giá trị của một sản phẩm nông nghiệp thay cho chỉ khai thác một khía cạnh kinh tế của sản phẩm, cách sản xuất sản phẩm, kinh doanh quá trình hình thành sản phẩm thông qua gắn kết du lịch đang giúp người nông dân tăng thêm thu nhập. Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch cũng đang là một hướng đi trong phát triển nông nghiệp xanh được nhiều địa phương khai phá.
Những trang trại có thể gắn kết với các làng nghề truyền thống xung quanh trên cơ sở nghiên cứu lịch sử, văn hóa, tạo các sản phẩm nông nghiệp xanh, sạch, an toàn của vùng để thu hút, phục vụ khách du lịch. Sự liên kết trong và ngoài vùng thông qua thị trường du khách để tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, đặc hữu như: thảo dược, sữa, chè, rau quả sạch… Nhiều vùng, 50% thu nhập của nông dân đến từ dịch vụ như cho thuê homestay, tham quan, trải nghiệm công việc nhà nông…
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, ngành nông nghiệp hướng tới sản xuất có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững.
Ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy sản xuất. Đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường. Đồng thời chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ “đơn giá trị” sang tích hợp “đa giá trị”…
Sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người. Ngành nông nghiệp sẽ hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường.

Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống rác thải nhựa

Ngày 19/6, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tổ chức Triển lãm ảnh, tư liệu tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa.

300 tác phẩm ảnh, cùng với các phim phóng sự, các mô hình tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bến Tre, từ ngày 19/6 đến ngày 21/6/2022.

Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống rác thải nhựa - Hình 1
Đoàn viên thanh niên tham quan triển lãm.

Phát biểu tại triển lãm, ông Nguyễn Văn Tạo, Cục trưởng Cục Thông tin Cơ sở (Bộ Thông tin Truyền thông) cho rằng, ô nhiễm rác thải nhựa, túi ni lông ở Việt Nam hiện ở mức nghiêm trọng, đang tăng dần theo từng năm và là một trong những "gánh nặng" cho môi trường; thậm chí có thể dẫn đến thảm họa môi trường, tác động trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của người dân và tăng trưởng của các ngành kinh tế liên quan. Do vậy, hạn chế, giảm thiểu và tái chế chất thải từ nhựa, túi ni lông trở thành yêu cầu quốc gia cấp bách và phải hành động ngay từ bây giờ, bắt đầu từ việc giảm dần tiêu thụ các sản phẩm nhựa, túi ni lông khó phân hủy, nhất là các sản phẩm nhựa dùng một lần. Đồng thời, đẩy mạnh thu gom, tái chế các sản phẩm nhựa, hướng tới áp dụng rộng rãi kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh ở nước ta.

Ông Nguyễn Văn Tạo mong muốn, Thông qua các hình ảnh, tư liệu tại cuộc triển lãm, cung cấp cho người xem những thông tin về tác hại của chất thải nhựa, túi ni lông đối với kinh tế, xã hội, môi trường và sức khỏe con người; góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa dùng một lần và chuyển dần sang sử dụng các sản phẩm gần gũi, thân thiện với môi trường; thu gom, tái chế các sản phẩm nhựa, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và tăng trưởng xanh.

Nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống rác thải nhựa - Hình 2
Đoàn viên thanh niên tham quan mô hình thực trạng rác thải tại triển lãm.

Triển lãm ảnh, tư liệu tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa bao gồm 5 chủ đề: Thực trạng rác thải nhựa; Nguồn gốc rác thải nhựa và nguyên nhân ô nhiễm; Hậu quả của rác thải nhựa; Giải pháp giảm ô nhiễm rác thải nhựa; Một số tổ chức và cá nhân hoạt động tích cực trong phòng, chống ô nhiễm rác thải nhựa. Với 300 tác phẩm ảnh, cùng với các phim phóng sự, các mô hình tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa được trưng bày tại triển lãm.

Sau khi kết thúc triển lãm, Bộ Thông tin và Truyền thông chuyển giao toàn bộ tư liệu để tỉnh Bến Tre tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về phòng, chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích
19:39:21 18/11/2024
Siêu bão Man-yi di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20 km/h
15:05:34 17/11/2024
Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
07:15:49 18/11/2024
Bão Man-yi vào Biển Đông, hướng vào vùng biển Trung Trung Bộ
10:58:59 18/11/2024
NÓNG: Đang cưỡng chế thu hồi 38.800 m2 đất Bãi Sau, TP Vũng Tàu
12:58:53 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14 tiến vào vùng biển miền Trung
13:02:04 18/11/2024
Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km
18:57:05 18/11/2024
Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển
18:59:21 18/11/2024

Tin đang nóng

Thông tin cáo phó con gái NS Kim Tiểu Long, 1 chi tiết gây xót xa
06:04:33 19/11/2024
Thúy Ngân dắt "tình tin đồn" ra mắt hội bạn thân, lộ 1 cử chỉ cực đáng ngờ
07:17:54 19/11/2024
Mỹ nam Hoa ngữ mới bị cả MXH chê béo giờ quá đẹp gây "sốc visual": Nhan sắc "chồng quốc dân" mãi mãi là thần
05:56:11 19/11/2024
Quang Hùng MasterD bị kéo vào tranh cãi "ảo quyền lực" một cách vô lý
07:36:04 19/11/2024
Nghệ sĩ Hoàng Trinh tiết lộ mối quan hệ sau khi NSƯT Thành Lộc rời Idecaf
07:41:28 19/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình chiếu 5 năm vẫn đứng top 1 độ hot, nam chính là cực phẩm nhan sắc ai cũng si mê
05:59:47 19/11/2024
Sao nam hạng A bị ném đá tơi bời khi khơi lại chuyện tình ái với 5 mỹ nhân
06:18:41 19/11/2024
Sao Hàn 19/11: Thành viên 2NE1 phải cấp cứu tại chỗ, Taylor Swift giúp đỡ Rosé
07:00:12 19/11/2024

Tin mới nhất

Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa

08:06:09 19/11/2024
Các bác sĩ đã đặt nội khí quản, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn. Tuy nhiên, đến 14 giờ cùng ngày, cấp cứu ngừng hô hấp tuần hoàn thất bại, bệnh nhi tử vong.

Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ

07:59:30 19/11/2024
Lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ vẫn đang nỗ lực tìm kiếm 4 em học sinh mất tích tại bãi sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Cứu bé 7 tuổi bị cửa cuốn kẹp cổ, ngừng tuần hoàn

11:01:50 18/11/2024
Hiện tại, bệnh nhi được hỗ trợ thở máy, glasgow 12 điểm. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ đang hội chẩn với Bệnh viện Nhi Trung ương để định hướng điều trị tiếp theo.

Khả năng xuất hiện thêm 1 đợt mưa lớn diện rộng

16:36:43 17/11/2024
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới từ Vĩ tuyến 14,0-19,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.

Người dân lo lắng vì sạt lở bờ sông Kiến Giang ngày càng nghiêm trọng

15:01:43 17/11/2024
Song một phần là do các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đã cấp phép khai thác cát sỏi trên đoạn sông qua xã Trường Thủy trong nhiều năm qua.

TP Hồ Chí Minh tổ chức lễ tưởng niệm người tử vong do tai nạn giao thông

14:55:47 17/11/2024
Thông qua hoạt động này, ban tổ chức kêu gọi sự giúp đỡ, chia sẻ từ cộng đồng đối với những tổn thất, mất mát, khó khăn của các nạn nhân và gia đình nạn nhân do tai nạn giao thông gây ra.

Vụ đập thủy lợi Ia Ring bị thủng: 5 xã vùng hạ du thiệt hại gần 500 triệu đồng

14:51:36 17/11/2024
Về thiệt hại do xả lũ qua tràn thủy lợi Ia Ring, Ban chỉ huy PCTT và TKCN huyện Chư Sê xác định năm xã vùng hạ du, gồm Ia Tiêm, Dun, Ia Glai, Chư Pơng và Ia Pal bị thiệt hại hơn 490 triệu đồng.

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Siêu bão Man-yi hướng vào Biển Đông, khả năng gặp 'bức tường' không khí lạnh

20:56:53 16/11/2024
Siêu bão Man-yi tiếp tục ở cường độ cấp 16, giật trên cấp 17. Dự báo, khoảng ngày 18/11, sau khi vượt qua đảo Lu Dông (Philippines), bão di chuyển vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 9 nhưng sẽ giảm cấp nhanh khi gặp không khí lạnh.

Phát hiện thi thể nam giới lõa thể dưới kênh nước ở TPHCM

20:01:12 16/11/2024
Ngày 16/11, Công an quận Bình Tân đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM tìm tung tích và điều tra về cái chết của 1 người đàn ông được phát hiện trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

NSƯT Kim Tiểu Long mới mất con gái: Cuộc đời bi đát, U50 dần sung túc giàu sang

Sao việt

09:03:56 19/11/2024
Thông tin NSƯT Kim Tiểu Long mất con gái nuôi Kim Tiểu Ly đang là chủ đề được nhiều người quan tâm. Cả showbiz Việt phải đồng loạt bàng hoàng, khán giả xót thương gửi lời chia buồn đến gia đình, ai cũng ngỡ ngàng.

Phát hiện bị ung thư máu, chị dâu lẳng lặng nằm chờ chết chứ không điều trị, anh tôi liền làm một việc khiến chị chấn động

Góc tâm tình

08:49:31 19/11/2024
Anh trai tôi lấy chị Bích đến nay cũng ngót nghét hơn 20 năm. Hồi đầu năm anh chị còn khoe với chúng tôi rằng sắp có đám cưới vàng và bảo sẽ làm bữa hoành tránh cho các con biết bố mẹ chúng đã sống hạnh phúc bên nhau như thế nào.

The Game Awards ra quyết định lạ, Black Myth: Wukong khó có "cửa" cạnh tranh danh hiệu

Mọt game

08:06:22 19/11/2024
Không thể phủ nhận một thực tế rằng Black Myth: Wukong đang là tựa game có sức ảnh hưởng mạnh mẽ bậc nhất trong năm 2024 này. Đồ họa, chất lượng của trò chơi có lẽ là điều không cần phải bàn cãi thêm.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Sức khỏe

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức tiêu thụ thấp, các sàn thương mại điện tử Trung Quốc chưa khả quan

Thế giới

07:55:59 19/11/2024
Theo tờ Nikkei Asia, Tập đoàn Alibaba vừa báo cáo kết quả doanh thu không mấy khả quan do tiêu dùng yếu ở thị trường Trung Quốc đại lục.

Quang Tuấn: Bà xã cầm hết tiền, mỗi ngày cho tôi vài trăm ngàn tiêu vặt

Tv show

07:44:10 19/11/2024
Đối với Quang Tuấn, cuộc sống của mình ổn định và cảm thấy yên tâm hơn từ khi có vợ vì cô giúp anh quán xuyến mọi việc trong gia đình để nam diễn viên tập trung cho nghệ thuật.

Kỳ vĩ 'Tây Bắc đệ nhất động' Pu Sam Cáp

Du lịch

07:36:04 19/11/2024
Trong hành trình du lịch Lai Châu, du khách có cơ hội khám phá hang động kỳ bí Pu Sam Cáp, vốn được mệnh danh là Tây Bắc đệ nhất động .

Con số may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 19/11/2024

Trắc nghiệm

07:31:05 19/11/2024
Con số may mắn 12 cung hoàng đạo ngày 19/11/2024 chính là nơi chúng tôi đưa đến cho bạn những gợi ý về việc lựa chọn con số giúp bạn tăng vận khí tích cực và giảm những năng lượng tiêu cực trong một ngày

Màn trình diễn thảm họa của 1 Anh Trai: Hát live tệ, rap không nghe thấy gì, vũ đạo rời rạc

Nhạc việt

07:25:14 19/11/2024
Qua loạt video được đăng tải, người hâm mộ thất vọng toàn tập trước giọng hát yếu ớt, thều thào không ra hơi, câu từ không tròn vành rõ chữ.

Người tham gia giao thông gặp họa vì 2 thanh niên vác rựa đánh nhau

Pháp luật

07:06:19 19/11/2024
Ngày 18/11, Công an thành phố Đà Nẵng cho biết, đang điều tra vụ việc nhóm thanh niên truy đuổi, chém người giữa phố, gây tai nạn cho người khác.

Phim mới chưa phát sóng, Vương Hạc Đệ đã gây sốt

Hậu trường phim

06:55:17 19/11/2024
Bộ phim Đại phụng đả canh nhân dự kiến lên sóng ngày 12/12 được hy vọng sẽ nối tiếp thành công của Vĩnh dạ tinh hà vì có một số điểm chung.