Nông nghiệp tìm kế vượt khó
Bộ NNPTNT vừa có một số đánh giá về tình hình sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm ngành nông nghiệp đã phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, đặc biệt là đợt hạn, mặn kéo dài tại đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. Tuy nhiên, hiện tốc độ tăng trưởng của ngành đã được khôi phục ngoạn mục.
Thiệt hại trên 9.300 tỷ đồng do thiên tai
Trong những tháng đầu năm 2016, ngành NNPTNT đã phải ứng phó với rất nhiều tình huống cấp bách về thiên tai, có thể nói là cực đoan trong nhiều thập kỷ mới có. Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết, thiên tai những tháng đầu năm 2016 diễn biến bất thường và gây hậu quả nặng nề. Hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài đã làm khoảng 288.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt; gần 250.000ha lúa, 18.960ha hoa màu, 30.522ha cây ăn quả, 149.704ha cây công nghiệp bị thiệt hại.
Nông dân huyện Vị Thủy, Hậu Giang thu hoạch lúa hè thu 2016. Ảnh: H.X
Cũng do ảnh hưởng của hạn hán, ước khoảng 1.355 con gia súc bị chết và hàng ngàn con khác đang thiếu nước uống; ước khoảng 6.857ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.
Tổng thiệt hại trên phạm vi cả nước vào khoảng 9.735 tỷ đồng, trong đó thiệt hại do rét đậm, rét hại là 700 tỷ đồng, thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn là 8.906 tỷ đồng.
Video đang HOT
Theo đánh của Bộ NNPTNT, trong 6 tháng đầu năm sản xuất hầu hết các lĩnh vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản đều suy giảm nghiêm trọng về sản lượng và diện tích nuôi trồng. Báo cáo của Cục Trồng trọt cho thấy, vụ lúa đông xuân diện tích gieo trồng cả nước ước đạt 3,1 triệu ha, năng suất ước đạt 64,2 tạ/ha, sản lượng ước đạt 19,9 triệu tấn, giảm khoảng 844.000 tấn so với vụ đông xuân trước.
Trong bối cảnh khó khăn chung kể trên, lĩnh vực chăn nuôi lại đang nổi lên như một điểm sáng về tăng trưởng sản xuất và thu hút nhiều doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư, xây dựng chuỗi chăn nuôi hiện đại, khép kín. Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, đàn trâu cả nước giảm 1,5-2%, song đàn bò lại tăng khoảng 1-1,5% so với cùng kỳ năm 2015; đàn lợn và gia cầm tăng mạnh, tăng khoảng 3 – 3,5% so với cùng kỳ. Đáng lưu ý, một loạt các doanh nghiệp lớn bắt đầu đầu tư vào nuôi lợn theo chuỗi khép kín, hiện đại với số lượng rất lớn…
Tìm mọi cách khôi phục sản xuất
Bộ NNPTNT đã đề ra mục tiêu, trong những tháng cuối năm tiếp tục tập trung chỉ đạo, khắc phục hậu quả của thiên tai, khôi phục sản xuất; đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm của Bộ và toàn ngành để xoay chuyển tình thế nhằm khôi phục lại tốc độ tăng trưởng của ngành. Cụ thể, kịp thời nắm tình hình thị trường; đề xuất các giải pháp để giữ vững thị trường trong nước và xuất khẩu
Về lĩnh vực trồng trọt: Đối với cây trồng hàng năm (lúa, hoa màu), Cục Trồng trọt phối hợp với các địa phương triển khai sản xuất trên diện tích tối đa, đảm bảo đạt năng suất cao, đúng thời vụ; đối với cây lâu năm, Cục Trồng trọt phối hợp các địa phương để hướng dẫn nông dân khôi phục lại diện tích chết do hạn hán và dịch bệnh.
“Bây giờ là lúc chúng ta phải hướng dẫn cho dân rất kỹ để khôi phục lại các vườn cây lâu năm và hậu quả của nó sẽ kéo dài không chỉ có năm nay mà ít nhất 2 – 3 năm nữa. Trong những tháng tới, chúng ta phải tìm mọi cách để khôi phục lại, không chỉ cho năm nay mà cho những năm sau” – Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Bộ NNPTNT yêu cầu Cục BVTV theo dõi sát sao để kiểm soát dịch bệnh và đề xuất các giải pháp để đảm bảo an toàn thực phẩm trên rau, chè và hồ tiêu để củng cố và giữ niềm tin với nông sản của chúng ta ở thị trường trong nước và xuất khẩu.
Về chăn nuôi, đây là ngành được đặt hy vọng kéo và bù lại tăng trưởng cho ngành trồng trọt và thời cơ của ngành chăn nuôi đang rất tốt. Hiện nay, dịch bệnh trong chăn nuôi đang được kiểm soát tốt trong khi thị trường tiêu thụ lợn, gà đang rất tốt, trừ vịt có giảm sút. Lãnh đạo Bộ NNPTNT đã yêu cầu, phải tận dụng thời cơ này để thúc đẩy sản xuất mạnh lên, nhưng phải chú ý làm một cách bền vững. Ngành chăn nuôi cũng cần tiếp tục giám sát việc sử dụng chất cấm, kháng sinh để duy trì kết quả đạt được và tiếp tục đẩy lùi, ngăn chặn việc lạm dụng trong sử dụng.
Về thủy sản, Tổng cục Thủy sản đã lập một tổ công tác trực tiếp nằm trong Nam Bộ để theo dõi sát sao, chỉ đạo về mặt kỹ thuật để khôi phục nhanh việc nuôi tôm; đồng thời, cũng cần chỉ đạo để khôi phục sản xuất và nuôi trồng thủy sản ở một số tỉnh miền Trung để sớm ổn định dời sống ngư dân.
Theo Danviet
Đề xuất điều kiện đầu tư kinh doanh 8 lĩnh vực ngành nông nghiệp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong đó, Bộ này đề xuất quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh 8 lĩnh vực thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ.
Ảnh Internet
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thực hiện Luật Đầu tư năm 2014, Bộ này đã rà soát hệ thống văn bản liên quan tới quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kết quả rà soát đã xác định có 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 37Thông tư, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện đầu tư kinh doanh cần được quy định tại Nghị định của Chính phủ; rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung 3 Nghị định để phù hợp với tinh thần của Luật Đầu tư. Các lĩnh vực được điều chỉnh trong dự thảo Nghị định này gồm: giống cây trồng, phân bón, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thủy sản, lâm nghiệp, giống vật nuôi, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, khoa học công nghệ và môi trường.
Những điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại các văn bản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành trước thời điểm có hiệu lực của Luật Đầu tư chủ yếu được Quốc hội, Chính phủ giao thẩm quyền quy định chi tiết tại Luật, Pháp lệnh, Nghị định. Quá trình rà soát đã đánh giá lại toàn bộ các điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, đảm bảo kế thừa các điều kiện, mang tính ổn định, phù hợp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo môi trường đầu tư thông thoáng cho doanh nghiệp, đồng thời sửa đổi, loại bỏ những điều kiện không còn phù hợp.
Như vậy, xét trên cơ sở thực tiễn triển khai các điều kiện cũng như trên cơ sở pháp lý, việc xây dựng 1 Nghị định của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là cần thiết để triển khai thi hành Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã dự thảo Nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm: 1- Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực giống cây trồng; 2- Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực phân bón; 3- Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật; 4- Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản; 5- Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực chăn nuôi; 6- Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực khoa học công nghệ và môi trường; 7- Điều kiện nuôi động vật rừng thông thường; 8- Điều kiện đầu tư kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.
Theo VGP
"Nên làm bạn với mặn vì nó sẽ là cơ hội làm giàu" Biến đổi khí hậu đã tác động tiêu cực đến nhiều ngành sản xuất, kinh doanh, kéo giảm GDP quý I/2016 của nước ta. Thông điệp này được nêu tại tọa đàm "Kinh tế Việt Nam quý I/2016 và tác động của biến đổi khí hậu" do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp với Ủy ban Kinh tế, Ban Kinh...