Nông nghiệp tăng trưởng âm: Đầu tư chỉ 6%, nông nghiệp khó phát triển
“Đến bây giờ tổng nguồn lực xã hội đầu tư cho nông nghiệp chỉ có 6%, một con số quả nhỏ bé so với đóng góp của ngành vào nền kinh tế. Bản thân ngành nông nghiệp cần xem xét thay đổi cơ cấu đầu tư của ngành, khi hiện nay gần 80% nguồn lực được đầu tư cho thủy lợi” – ông Hồ Xuân Hùng (ảnh) – nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch Tổng hội NNPTNT Việt Nam trao đổi với NTNN.
Ông Hồ Xuân Hùng cho biết:
“Tôi rất hoan nghênh những đánh giá dám nhìn thẳng vào sự thật của Bộ NNPTNT. Việc âm 0,18% tuy chưa phải là nhiều nhưng thực sự là một điều đáng buồn. Tuy nhiên nhìn bức tranh không mấy vui vẻ đó chúng ta vẫn nhìn thấy những tia sáng tích cực của ngành, đó là thủy sản tuy khó khăn nhưng vẫn tăng trưởng, chăn nuôi cũng rất khó khăn nhưng vẫn tăng, lâm nghiệp tăng, chỉ có trồng trọt là sụt giảm về sản lượng, diện tích nhưng vẫn tăng về mặt giá cả. Trong 6 tháng vừa qua, lĩnh vực chới với nhất, vật lộn vất vả nhất đó là chăn nuôi, nhưng rồi vẫn tăng.
Người nuôi tôm ĐBSCL đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. ảnh: HUỲNH XÂY
Trong 6 tháng vừa qua có thể nhận thấy rằng nguyên nhân lớn nhất khiến cho trồng trọt sụt giảm là do biến đổi khí hậu bất thường quá mức, hạn hán nghiêm trọng, xâm nhập mặn nghiêm trọng, tuy nhiên trong cái khách quan đó vẫn còn có những chủ quan của con người.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông dân. Song dường như hiệu quả và tác động của các chính sách này chưa cao, đâu là nguyên nhân, thưa ông?
- Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành khá nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, tuy nhiên khó khăn ở chỗ là chúng ta không có tiền để triển khai. Có những chính sách có tiền để triển khai nhưng để lấy được tiền hỗ trợ thì lại quá nhiều thủ tục hành chính, quá khó cho người dân.
Về mặt chính sách tôi thấy có hai vấn đề: Thứ nhất, chính sách ban hành nhiều nhưng không có tiền triển khai. Thứ hai, thủ tục hành chính quá cồng kềnh. Ví dụ như chính sách hỗ trợ đất đai, các tỉnh không có tiền để giải phóng mặt bằng hỗ trợ doanh nghiệp hay như chính sách hỗ trợ người dân trồng lúa, để nông dân lấy được 1 triệu đồng/ha, thì phải trải qua thủ tục đến mười mấy khâu, phải lấy mười mấy chữ ký. Thủ tục hành chính quá nặng nề, thiếu tiền đã khiến cho hiệu lực hiệu quả chính sách cho nông nghiệp là rất thấp. Vì vậy, từ doanh nghiệp đến nông dân chưa mặn mà đầu tư lâu dài cho nông nghiệp.
Video đang HOT
Nói như ông, đúng là chính sách nhiều, tràn lan nhưng hiệu quả kém. Vậy có nên thay đổi bằng cách hãy làm từ thực tế theo hướng chính sách nào thực sự khả thi mới ban hành, triển khai để tạo động lực cho người dân?
- Chúng ta không có nhiều tiền để đưa ra chính sách một cách tràn lan, vì vậy cần lựa chọn rà soát lại các chính sách, chọn một số chính sách hỗ trợ các đối tượng chủ lực trong phát triển nông nghiệp quốc gia. Tôi lấy ví dụ nước Malaysia trong chiến lược phát triển nông nghiệp họ chọn cây có dầu gồm cao su và cọ hay như Trung Quốc hỗ trợ 100% vốn cho 2 tỉnh tập trung phát triển cây tre.
Đối với Việt Nam cần rà soát lại chiến lược phát triển nông nghiệp từ đó định ra chính sách phát triển lâu dài. Ví dụ trong chăn nuôi, nếu chúng ta xác định phát triển bò sữa, hay bò thịt, gia cầm thì tập trung đầu tư vào đó; các lĩnh vực trồng trọt, thủy sản cũng vậy.
Mặt khác, cần đi theo chính sách hỗ trợ là xây dựng chuỗi phát triển sản xuất, phải lựa chọn được đối tượng có khả năng lan tỏa và ảnh hưởng lớn nhất để đầu tư, từ đó đưa nông dân nhỏ thành nông dân lớn, hộ nông dân đơn lẻ thành những hộ nông dân trong chuỗi sản xuất. Phải xác định doanh nghiệp là đối tượng dẫn dắt chuỗi sản xuất, chúng ta cần tạo điều kiện để doanh nghiệp làm tốt vai trò của mình.
Trong những năm qua, mặc dù nông nghiệp đóng góp tới trên dưới 20% cho GDP đất nước, xuất khẩu tới trên 30 tỷ USD, song có vẻ nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp còn quá thấp, đây có phải nguyên nhân dẫn đến nông dân “kiệt sức”?
- Đến bây giờ, tổng nguồn lực xã hội đầu tư cho nông nghiệp chỉ có 6%, một con số quả nhỏ bé. Nhà nước phải đầu tư cho nông nghiệp tương đương với tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp cho GDP của đất nước, hiện nay nông nghiệp đóng góp 18-20% GDP cả nước, vậy nhưng thực tế đầu tư cho ngành thì thấp xa con số này. Hiện nay chỉ có hơn 1% số doanh nghiệp FDI đầu tư cho nông nghiệp Việt Nam, con số đó cũng nói lên nhiều điều. Với một nền nông nghiệp hiệu quả thấp, rủi ro cao, doanh nghiệp FDI sẽ rất ngại đầu tư.
Do vậy, nếu chúng ta có các chính sách khuyến khích tạo điều kiện thực sự để các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp FDI thì nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp sẽ tăng lên rất nhiều. Cụ thể, cần chính sách tích tụ đất đai, chính sách huy động vốn và nguồn lực lao động có trình độ cao.
Xin cảm ơn ông!
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam: Đẩy mạnh chương trình Địa chỉ Xanh- Nông sản Sạch Có 4 vấn đề cần tập trung chỉ đạo trong 6 tháng cuối năm. Thứ nhất, tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh xúc tiến thương mại tháo gỡ những rào cản, khó khăn cho thị trường thủy hải sản để mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt triển khai nhanh thực hiện Nghị định thư xuất khẩu gạo đã ký với Trung Quốc. Thứ hai, cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm. Thứ ba, tiếp tục rà soát lại tiêu chuẩn, quy chuẩn hàng hóa sản phẩm nông sản sạch an toàn vệ sinh thực phẩm, đẩy mạnh chương trình Địa chỉ Xanh – Nông sản Sạch lan tỏa khắp cả nước. Thứ tư, nhiều chuyên gia cho rằng đối với các tỉnh ĐBSCL không nên làm 3 vụ lúa mà nên làm 2 vụ lúa và 1 vụ màu, đề nghị Cục Trồng trọt nghiên cứu để tham mưu cho lãnh đạo bộ thống nhất chỉ đạo các địa phương.
Ô ng Trần Quang Hoài – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi: Xây dựng các công trình tưới tiêu tiên tiến Sau đợt hạn hán vừa qua, Tổng cục Thủy lợi tiếp tục chỉ đạo các địa phương triển khai xây dựng các công trình tưới tiêu tiên tiến, tiết kiệm nước, bên cạnh đó nâng cao hệ thống các công trình thủy lợi, đưa khoa học công nghệ trong việc theo dõi xử lý thông tin kịp thời cho các tình huống thiên tai.
Ô ng Ma Quang Trung – Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT): Tăng sử dụng các giống lúa có chất lượng Từ nay đến cuối năm ngành trồng trọt sẽ tập trung hướng dẫn nông dân khắc phục hậu quả của hạn hán và khôi phục sản xuất đối với các loại cây trồng tại các địa phương chịu ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn. chỉ đạo sản xuất tốt vụ lúa hè thu, vụ thu đông và vụ mùa trên cả nước; tiếp tục tăng sử dụng các giống lúa có chất lượng nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng; tập trung sản xuất các sản phẩm đang nhập khẩu lớn. An Nhiên (ghi)
Theo Danviet
Nông nghiệp lần đầu tăng trưởng âm: Cá, tôm bơi vào... ngõ cụt!
Dịch bệnh gia tăng, giá bán giảm, thiếu vốn sản xuất, thua lỗ nhiều năm liên tiếp, cạnh tranh ngày càng không lành mạnh ở thị trường ngoài nước... là những thách thức, khó khăn mà ngành thủy sản đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải đối mặt. Thực trạng đó đang làm cho người nuôi cá, tôm hụt hơi.
Người nuôi cá tra ngán ngẩm với nghề
Mặc dù giá cá tra đã ở mức ổn định (từ 22.000-23.000 đồng/kg thay vì chỉ ở mức từ 17.000-18.000 đồng/kg như những tháng đầu năm 2016) nhưng hiện nay, nhiều người dân, doanh nghiệp (DN) nuôi cá tra ở ĐBSCL vẫn ngao ngán. Ông Cao Lương Tri - người dân có hơn 20 năm nuôi cá tra ở xã Hòa An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cho biết, ông đang ngán ngẩm với nghề.
Người dân phường Thới An, quận Ô Môn, TP.Cần Thơ thu hoạch cá tra. Ảnh: Huỳnh Xây
"Chắc tôi nghỉ nuôi quá. Tôi và nhiều nông dân nuôi cá ở đây đang đi vào ngõ cụt vì thua lỗ mấy năm liên tiếp. Việc thua lỗ trên không chỉ do giá cá bán ra giảm thất thường mà còn do thời tiết, dịch bệnh, giá đầu vào tăng dẫn đến chi phí sản xuất không ngừng đội lên cao"- ông Tri nói.
Cũng theo ông Tri, ở tỉnh An Giang có hơn 12 DN sản xuất, kinh doanh cá tra, trong đó có 4 DN đã... "chết", các DN còn lại thì một số cũng đang khó khăn, "sức khoẻ" không còn ổn nữa. "Nếu các DN "chết" thì người dân cũng "chết" theo, không ai mua, tiêu thụ cá nữa" - ông Tri buồn rầu nói.
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, thị trường xuất khẩu cá tra chính như Mỹ và EU sẽ còn tiếp tục suy giảm do chất lượng cá tra chưa được cải thiện và có quá nhiều sản phẩm thay thế như cá minh thái, cá rô phi... Bên cạnh đó, ở thị trường Mỹ, rào cản thuế chống phá giá vẫn chưa được gỡ bỏ, còn ở thị trường Trung Quốc thì vẫn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hiện tại vẫn còn có tình trạng cá quá lứa chưa được thu hoạch, sản phẩm tồn kho của DN còn nhiều.
Cũng như chia sẻ của ông Tri, nhiều hộ dân nuôi cá tra ở các địa phương khác như Cần Thơ, Đồng Tháp, Trà Vinh, Bạc Liêu... cũng không còn mặn mà với con cá tra. "Giá thành sản xuất cá tra ở mức 20.500-21.000 đồng/kg, trong khi giá bán ra chỉ được từ 22.000-23.000 đồng/kg nên khả năng lời đối với người dân là rất mong manh. Bởi giá bán luôn dao động thất thường, người nuôi thường bị DN chèn ép, mua với giá thấp" - ông Trần Hiếu Trung, hộ nuôi cá tra tại quận Ô Môn (TP.Cần Thơ) cho biết.
Theo ông Trần Văn Quân - Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Tiểu Cần (Trà Vinh), nhiều năm trước đây, phong trào nuôi cá tra ở huyện phát triển rất mạnh. Thế nhưng, từ năm 2011-2012 đến nay, diện tích nuôi giảm mạnh, hơn 90% diện tích ao nuôi chuyển sang nuôi các loại cá khác hoặc bỏ ao. Theo phóng viên tìm hiểu, gia đình ông Giảng Văn Bảy (ấp Nhơn Hòa, xã Tân Hòa, huyện Tiểu Cần) là hộ đầu tiên ở tỉnh Trà Vinh nuôi cá tra được công nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, nhưng ông cũng đã chuyển sang nuôi cá lóc.
Ông Bảy cho biết, trước đây, ngoài 2 ao của đất gia đình, ông còn thuê thêm 3 ao của người dân lân cận để nuôi cá tra (tổng diện tích mặt nước gần 10.000m2). Đến năm 2012, mô hình nuôi cá tra của gia đình được công nhận GlobalGAP, nhưng chỉ 1 năm sau đó, giá cá tra tuột dốc không phanh, ông bị thua lỗ nặng nên đã chuyển sang nuôi cá lóc.
Nuôi tôm gặp khó trăm bề
Cũng như con cá tra, nhiều vùng nuôi tôm ở các tỉnh ĐBSCL rơi vào tình trạng thất thu. Nhiều hộ cho biết, vài năm trở lại đây và đặc biệt là năm 2016 này, việc nuôi tôm trở nên rất khó khăn. Nếu không bị mất trắng do hạn, mặn thì nguồn thu từ việc xuất bán tôm cũng không đáng kể.
Ông Nguyễn Văn Phước, ở xã Hoà Tứ 2, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng chia sẻ: "Con tôm đang gặp khó khăn trăm bề. Ban ngày nắng nóng, ban đêm nhiệt độ xuống rất thấp. Do chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, tôm trong 2 ao nuôi của gia đình tôi rất chậm lớn. Hằng ngày, tôi phải sử dụng nhiều loại thuốc, thức ăn để bổ sung, mong tôm có thêm sức đề kháng, nhưng nửa tháng qua tình hình chưa được cải thiện".
Ông Phước cũng nói thêm là do kỹ thuật nuôi tôm của ông "có tầm cỡ" nên "chỉ mới lỗ công", còn nhiều hộ dân trong xã và nhiều xã lân cận bị thiệt hại nhiều hơn. Thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng cho thấy: Trong 6 tháng đầu năm 2016, người dân toàn tỉnh thả nuôi chỉ đạt 21% kế hoạch năm (khoảng 9.000ha), trong đó diện tích thiệt hại đã lên đến hơn 1.600ha.
Còn ông Nguyễn Văn Nghiêm (xã Phong Thạnh A, thị xã Giá Rai, Bạc Liêu) cho biết: Theo quy hoạch chung của địa phương, từ năm 2000, ông đã chuyển đổi 2ha đất trồng lúa sang nuôi tôm nhưng nhiều vụ nuôi ông toàn gặp cảnh "tôm không chịu sống".
Theo Danviet
Tiền hỗ trợ xa tầm tay nhà nông Hai năm liền Tây Nguyên "dính" hạn. Đặc biệt, trong đợt hạn đầu 2016, toàn vùng này có đến hơn 100.000ha cây công nghiệp lâu năm bị thiệt hại, trong đó hàng ngàn ha bị mất trắng. Khó chồng khó, trong khi người dân rất cần nguồn vốn để tái sản xuất, nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước phải rất lâu nữa...