Nông nghiệp công nghệ cao: Đến Huế mà xem nông dân thuê máy bay không người lái làm việc này
Ở Thừa Thiên Huế, gần đây nhất, người nông dân đã mạnh dạn thuê máy bay không người lái – Drone để phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cho cánh đồng nhà mình.
“Công nghệ 4.0″ cho nông nghiệp
Trên thế giới, mô hình ứng dụng máy bay không người lái (còn gọi là phương tiện/thiết bị bay không người lái) để phục vụ nông nghiệp đã không còn xa lạ. Tại Việt Nam, ứng dụng này được triển khai nhiều ở các tỉnh phía Nam (như Tiền Giang, An Giang, Đồng Tháp…) thời gian qua đem lại nhiều hiệu quả, tiện ích.
AgriDrone Việt Nam thao tác điều khiển máy bay không người lái tại sự kiện “Huế bay cao cùng nông nghiệp Việt Nam”
Theo đánh giá, ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng đang đối diện với 2 thách thức lớn là biến đổi khí hậu và hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, việc ứng dụng khoa học – công nghệ là xu hướng tất yếu để giảm chi phí công lao động, tăng năng suất cây trồng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cuối tháng 6 vừa qua, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) TX. Hương Thuỷ phối hợp cùng Công ty AgriDrone Việt Nam tiến hành phun thuốc trừ sâu trên 1,5 mẫu lúa ở HTX NN Phú Bài (phường Phú Bài) bằng thiết bị bay không người lái.
Đây là địa phương đầu tiên ứng dụng Drone để phun thuốc BVTV cho cây lúa và là dịp để cán bộ HTX, nông dân nhìn nhận và có đánh giá thực tế khâu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế khi ứng dụng thiết bị này vào sản xuất nông nghiệp.
Máy bay không người lái của AgriDrone Việt Nam trình diễn phun thuốc BVTV trên cánh đồng ở Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nông dân Nguyễn Thanh ở Hương Thuỷ hồ hởi: Lâu nay, một mình tôi phải phun thuốc cho 4 sào ruộng gia đình, dù có mang găng tay bảo hộ, đeo khẩu trang nhưng dưới thời tiết nắng nóng, nhiều lúc phun xong vẫn chóng mặt, đau đầu, người nôn nao. Bây giờ Hương Thuỷ đã có thiết bị bay thay thế sức người trong phun thuốc BVTV, bà con rất phấn khởi. “Máy bay hiện đại, phun đều, đẹp so với phun tay, nhờ đó, giảm công lao động và lượng thuốc BVTV, tiện lợi cho người nông dân nhưng quan trọng là đảm bảo sức khoẻ của con người, giảm thiểu ô nhiễm môi trường”, ông Thanh nói.
“Một tiện ích khác cũng được bà con ưa chuộng là tiết kiệm thời gian. Nếu một ha lúa phun xịt thủ công phải cần đến 2-3 nhân công, làm việc trong 3 ngày thì với công nghệ 4.0 chỉ mất chưa đầy 30 phút. “Bây giờ, nhiệm vụ của bà con chỉ là ghi chép ngày giờ, theo dõi lượng thuốc sử dụng để biết vụ này sẽ giảm được khoản tiền bao nhiêu trong khâu đầu vào”, Giám đốc HTXNN Thuỷ Tân vui vẻ nói.
Ở xã Thủy Tân, HTX NN Thủy Tân đã thuê Drone phun thuốc trừ sâu từ vụ đông xuân 2019-2020 trên diện tích 10ha. Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX NN Thuỷ Tân, ông Nguyễn Quang Hồng cho hay, sau khi triển khai thử nghiệm, theo tính toán, mỗi ha sẽ tiết giảm được 1,2-1,5 triệu đồng (tiền phân thuốc và công phun).
Video đang HOT
Đây không phải là con số nhỏ với bà con nông dân. Bên cạnh đó, sử dụng máy bay phun thuốc trừ sâu còn hạn chế được tình trạng dẫm đạp lúa khi phun thuốc thủ công, giúp giảm thất thoát trong canh tác.
Ông Nguyễn Quang Hồng cũng cho biết, HTX đã hợp đồng với Trung tâm DVNN Hương Thuỷ phun đại trà trên diện tích 20ha cho vụ hè thu, thời gian phun là gần cuối tháng 7 này.
Theo Giám đốc Trung tâm DVNN TX. Hương Thuỷ Nguyễn Khai, hiện cả 12 HTX trên địa bàn đã được tiếp cận ứng dụng máy bay không người lái trong phun thuốc BVTV. Bà con rất hào hứng với công nghệ mới. Tuy nhiên, do chưa có nhiều nông dân được tiếp cận nên để ứng dụng rộng rãi, thời gian tới, đơn vị cùng các HTX sẽ tăng cường tuyên truyền vận động.
“Bay cao” cùng nông nghiệp Việt Nam
Mới đây (3/7), Công ty AgriDrone Việt Nam phối hợp cùng Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp (TNĐ&MTNN) – Trường đại học (ĐH) Nông Lâm Huế tổ chức sự kiện “Huế bay cao cùng nông nghiệp Việt Nam”, thu hút hơn 200 sinh viên (SV) tham gia.
Tại sự kiện, AgriDrone Việt Nam giới thiệu hàng loạt thiết bị bay không người lái hiện đại trên thế giới, trình diễn trải nghiệm máy bay phun thuốc tiên tiến nhất trong BVTV, giới thiệu mô hình khởi nghiệp thành công, nghề nghiệp mới cho các bạn SV và các ứng dụng trí thông minh nhân tạo trong quản lý và phát triển nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên nhằm góp phần đưa những giải pháp công nghệ hiện đại nhất ứng dụng vào nông nghiệp trên địa bàn.
Là người tiên phong đưa ứng dụng máy bay không người lái về Huế, CEO AgriDrone Việt Nam Nguyễn Văn Thiên Vũ mong muốn trở về giúp quê hương phát triển nông nghiệp và việc hợp tác với ĐH Nông Lâm là bước đi đầu tiên.
“Mình muốn mang công nghệ về cho thầy cô và sinh viên trải nghiệm để biết công nghệ hiện đại phát triển đến mức nào. Về nông nghiệp, Huế có tiềm năng rất lớn. Nhiều người nghĩ diện tích nông nghiệp Huế manh mún, nhỏ lẻ nhưng thực tế, chúng ta có những cánh đồng lúa rất đẹp, chỉ bị phân mảnh (do nhiều nông dân sở hữu), nên trong tương lai không xa, việc phát triển công nghệ máy bay không người lái trong phun thuốc BVTV ở Huế rất khả quan”, CEO AgriDrone Việt Nam hào hứng.
TS. Trần Thị Phượng, giảng viên chính Khoa TNĐ&MTNN, ĐH Nông lâm Huế vui mừng: Đây là hợp tác đầu tiên của nhà trường với công ty và cũng là lần đầu tiên các em sinh viên được tiếp cận với Drone trong thực tế. Bởi lâu nay, các em chỉ được học trên hình ảnh, lý thuyết về Drone chứ chưa trực tiếp trải nghiệm, nói gì đến thực hành cách thức điều khiển.
Sắp tới, nhà trường cùng với AgriDrone Việt Nam sẽ tổ chức các khoá tập huấn ngắn hạn về sử dụng thiết bị bay không người lái cho sinh viên ở 2 khoa (TNĐ&MTNN và Nông học) để phục vụ cho việc đo đạc, xây dựng bản đồ, quản lý đô thị thông minh, quản lý thị trường bất động sản cũng trải nghiệm thực tế phun thuốc BVTV cho cây trồng.
Kỹ thuật viên của công ty sẽ cung cấp thiết bị và trực tiếp hướng dẫn cho sinh viên, việc thực hành được triển khai trên các diện tích cây trồng thuộc viện nghiên cứu phát triển của nhà trường (ở Hương Vân, Hương Trà). Về chiến lược dài hạn, trường sẽ phối hợp với AgriDrone Việt Nam thực hiện các nghiên cứu khoa học, tạo ra các sản phẩm khoa học công nghệ để chuyển giao cho các công ty, tập đoàn bên ngoài.
Thiên Vũ cho hay, sau trình diễn Drone tại Hương Thuỷ, hiện nhiều nông dân địa phương và các huyện Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc rất tin tưởng vào công nghệ mới, đã liên hệ với công ty về khảo sát đánh giá để triển khai. Chàng trai trẻ cũng bày tỏ “tham vọng” với những “bài toán” lớn hơn, như sử dụng Drone đánh giá sức khoẻ cây trồng, qua đó, bắt bệnh trên đơn vị diện tích cụ thể để khoanh vùng, dập dịch chứ không phải phun thuốc diệt trừ sâu bệnh toàn bộ diện tích như hiện nay. Xa hơn là xây dựng số hoá bản đồ nông nghiệp Huế.
Giá heo hơi hôm nay 29/6: Dịch tả lợn châu Phi lan rộng, giá heo hơi tăng vượt 90.000 đồng/kg
Giá heo hơi hôm nay 29/6 lại rục rịch tăng ở một số địa phương, dù thị trường đã được bổ sung 500 con heo nhập khẩu chính ngạch từ Thái Lan.
Theo đó giá lợn hơi hôm nay nhiều nơi đã vượt mốc 90.000 đồng/kg. Thương lái cho biết, do dịch tả châu Phi bùng phát ở vài nơi, khiến giá heo hơi tăng nhẹ.
Giá heo hơi miền Bắc: Tăng trở lại, vượt mốc 90.000 đồng/kg
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, giá lợn hơi hôm nay tại một số địa phương ở miền Bắc đang có xu hướng tăng trở lại trong 1-2 ngày nay.
Anh Nguyễn Đình M., một người chăn nuôi ở xã Trung Châu (huyện Đan Phượng, Hà Nội) cho biết, giá lợn hơi tại địa phương đã tăng lên 92.000 - 93.000 đồng/kg. Mức giá này tăng khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg so với đầu tuần qua.
Trong khi đó, anh Bằng, một chủ trang trại ở Phú Thọ cũng thông tin, người chăn nuôi trên địa bàn đã xuất bán heo hơi với giá 90.000 đồng/kg. Vài ngày nay, thương lái đi hỏi mua heo khá nhiều. Hôm trước trả giá 88.000 đồng/kg, hôm sau đã trả lên 89.000 đồng/kg. Điều này khiến bà con chăn nuôi heo rất phấn khởi.
Giá heo hơi tại Bắc Giang, Tuyên Quang cũng đang giao dịch từ 90.000 - 91.000 đồng/kg.
Thương lái thu mua lợn hơi tại chợ đầu mối gia súc - gia cầm Hà Nam. Ảnh: T.Q
Tại Yên Bái, Lào Cai, Nam Định, giá heo hơi hôm nay khoảng 90.000 - 91.000 đồng/kg; trong khi đó, giá heo tại Vĩnh Phúc đang ở ngưỡng 91.000 đồng/kg. Giá heo hơi ở Thái Bình dừng ở mức 89.000 đồng/kg.
Tại chợ đầu mối gia súc - gia cầm Hà Nam, mặc dù mới đây lượng hàng đã được bổ sung về chợ với 500 con heo hơi nhập từ Thái Lan, song giá heo hơi tại chợ này vẫn đang ở mức cao, khoảng 90.000 đồng/kg.
Trong khi giá heo hơi đang ở mức cao, tạo động lực thúc đẩy nông dân tái đàn, tăng đàn lợn thì dịch tả lợn châu Phi lại tái xuất ở một số địa phương miền Bắc và có nguy cơ lây lan rộng.
Cụ thể, tại Lai Châu, dịch tả lợn châu Phi đã khiến 100 con lợn bị tiêu hủy với 4/7 xã, phường của TP.Lai Châu xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ.
Ông Nguyễn Anh Hùng, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Sở NNPTNT tỉnh Lai Châu cho biết, nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi trên diện rộng tại địa phương là rất cao, bởi yếu tố dịch tễ của đợt dịch trước xuất hiện tại 93/108 xã, phường, thị trấn.
Trong khi đó, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Bằng, dịch tả lợn châu Phi đang có diễn biến đáng lo ngại khi đã tái phát trên diện rộng, tiếp tục đe dọa sự an toàn của đàn lợn và ngăn chặn xu thế tái đàn trong bối cảnh giá lợn hơi, giá thịt lợn thương phẩm đang tăng cao. Điều này sẽ gây thiệt hại lớn đối với người chăn nuôi.
Cụ thể, dịch tả lợn châu Phi tái phát trên địa bàn từ ngày 24/4. Tính đến ngày 24/6, đã có 138 hộ chăn nuôi, ở 60 xóm, thuộc 33 xã, thị trấn tại 9/10 huyện, thành phố trong tỉnh tái phát dịch bệnh. Các ổ dịch rải rác tại khắp các địa phương và đáng lo ngại nhất là dịch bệnh có diễn biến phức tạp, chưa được khống chế, có chiều hướng lây lan ra diện rộng.
Được biết, số heo bị mắc bệnh, tiêu hủy là 600 con, tổng trọng lượng trên 25 tấn.
Dịch tả lợn châu Phi tái phát tại một số địa phương khiến việc tái đàn, tăng đàn heo của người chăn nuôi gặp nhiều trở ngại. Ảnh: Đ.T
Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp TP. Cao Bằng Tống Kim Long chia sẻ, dịch tả lợn châu Phi tái phát trên địa bàn do 3 nguyên nhân. Một số hộ chăn nuôi tái đàn mua con giống không rõ nguồn gốc, mang theo mầm bệnh, trên địa bàn chưa có trung tâm cung cấp giống lợn bảo đảm chất lượng. Việc vận chuyển lợn hơi, sản phẩm từ lợn từ bên ngoài vào địa bàn mang theo mầm bệnh, khó kiểm soát. Dịch tái phát từ các ổ dịch cũ; xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam: Heo về chợ giảm, tiểu thương bán chạy
Theo anh Nguyễn Thiên Phước (Công ty TNHH Dinh dưỡng nông nghiệp xanh), lượng heo hơi về chợ đầu mối Hóc Môn (TP.Hồ Chí Minh) trong ngày hôm qua đạt 3.570 con. Do lượng heo giảm từ 50-100 con so với các phiên trước nên tiểu thương bán buôn thuận lợi.
Giá heo mảnh loại đẹp bán lúc đầu giờ sáng khoảng 110.000 - 115.000 đồng/kg; heo mỡ hơn 95.000 - 100.000 đồng/kg. Được biết, giá heo hơi toàn miền Nam cũng đang ở mức khá cao, dao động từ 84.000-90.000 đồng.
Tại Cần Thơ, giá heo hơi ngày cuối tuần tăng nhẹ 2.000 đồng/kg lên mức 87.000 đồng/kg.
Tại khu vực Tây Nguyên, giá heo hơi tại Đắk Lắk cũng đã tăng từ 2 ngày nay, lên mức 86.000 đồng/kg.
Còn lại, giá heo hơi hôm nay ở hầu hết các vùng chăn nuôi trọng điểm phía Nam và miền Trung, Tây Nguyên ít biến động. Trong đó, giá heo hơi hôm nay tại miền Trung giao dịch từ 80.000 - 87.000 đồng/kg.
Đồng Tháp: Nông dân vùng biên nuôi lươn dễ như "ăn kẹo", đến đàn bà con gái cũng còn ham Khoảng 10 năm trước, anh Nguyễn Thanh Khắc (SN 1984) ngụ ấp 2, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) trở về quê sau những năm dài thuê đất trồng lúa không mang lại hiệu quả nơi đất khách, thấy nhiều anh em trong xóm nuôi lươn hiệu quả nên anh Khắc cũng gom vốn liếng nuôi lươn. Lươn là loài...