Nông nghiệp 9 tháng: Xuất khẩu thủy sản tăng kỷ lục 6,35 tỷ USD
Kết quả sản xuất ngành nông nghiệp tháng 9 và 9 tháng qua cho thấy bức tranh khả quan về tình hình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng ngành. Trong đó, nổi bật là các “ngôi sao”: thủy sản, lâm nghiệp..
Mặc dù phải đối mặt với 14 loại hình thiên tai với những tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản (Tổng thiệt hại vê kinh tê ước tính trên 12.356 tỷ đồng), nhưng nhiều lĩnh vực sản xuất của ngành vẫn đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ, cơ bản đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
Theo số liệu ước tính sơ bộ, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng ước tăng 3,82% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó: Nông nghiệp tăng 2,81% (trồng trọt tăng 3,0%, chăn nuôi tăng 2,41%); lâm nghiệp tăng 6,0%; thuỷ sản tăng 6,46%. Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP nông lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng đầu năm đạt 3,65%.
Thủy sản dẫn đầu toàn ngành với mức tăng trưởng 6,46% so với cùng kỳ năm 2017. Ảnh: IT
Đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn ngành, có vai trò nổi bật của các lĩnh vực thuỷ sản (giá trị sản xuất tăng 6,46%), lâm nghiệp (tăng 6%), trồng trọt (tăng 3%), và chăn nuôi (tăng 2,41%); những sản phẩm tăng mạnh về giá trị và sản lượng là lúa gạo, rau quả, thịt gia cầm xuất khẩu, cá tra, gỗ và sản phẩm của gỗ.
Video đang HOT
Như mặt hàng lúa gạo, tính đến hết tháng 9, cả nước đã gieo cấy được 7.262,4 nghìn ha lúa, giảm so với cùng kỳ; thu hoạch được 5.157 nghìn ha. Mặc dù diện tích gieo cấy giảm (160,6 nghìn ha) nhưng năng suất bình quân ước đạt 61,6 tạ/ha, tăng khoảng 2,7 tạ/ha nên sản lượng lúa tăng ước đạt 31,7 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2017; riêng Vụ Đông xuân, năng suất ước đạt 66,4 tạ/ha, tăng 4,1 tạ/ha, sản lượng lúa ước đạt 20,6 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn (5,8%) so với vụ Đông xuân năm trước.
Xuất khẩu lâm nghiệp về đích thứ 2 với mức tăng 6% trong tháng 9. Ảnh: IT
Chín tháng đầu năm, dịch bệnh trên vật nuôi được khống chế tốt, tính đến ngày 24/9, không có địa phương nào có dịch tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm. Trong tháng 9, thị trường tiêu thụ và giá các sản phẩm thịt bò, thịt gia cầm ổn định; giá thịt lợn duy trì mức giá cao (thịt lợn hơi khoảng 50.000 – 55.000 đồng/kg), người chăn nuôi có lãi, bên cạnh đó các cơ sở chăn nuôi đang chuẩn bị nguồn hàng, phục vụ cho dịp lễ, tết cuối năm 2018 nên tổng đàn lợn cả nước đã tăng nhanh hơn so với thời gian trước. Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 9 tháng ước đạt 405 triệu USD, tăng 5,2%.
Với ngành lâm nghiệp, thời tiết tương đối thuận lợi cho công tác trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng; khai thác gỗ đạt khá do thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ mở rộng. Luỹ kế đến ngày 25/9, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 161,2 nghìn ha, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước; rừng trồng được chăm sóc đạt 433,7 nghìn ha, giảm 13,1%; giao khoán bảo vệ rừng đạt 5.872,1 nghìn ha, tăng 10,7%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 9,1 triệu m3, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2017. Đến nay, cả nước đã thu được 1.798 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 77,2% kế hoạch năm, tăng 76% (781 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2017; đã chi tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018 là 434,4 tỷ đồng.
Chín tháng đầu năm cũng là giai đoạn nước rút thực hiện các khuyến nghị của EC nên việc ngăn chặn, chấm dứt tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và chứng nhận, xác nhận nguồn gốc hải sản khai thác được triển khai rộng khắp.
Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để xây dựng khung pháp lý chặt chẽ quản lý khai thác hải sản để giảm thiểu khai thác tận diệt, hướng tới khai thác ổn định, bền vững. Lũy kế 9 tháng, sản lượng ước đạt 5,5 triệu tấn, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng khai thác ước đạt 2,58 triệu tấn ( 5,1%), nuôi trồng ước đạt 2,93 triệu tấn ( 6,6%). Trong đó, sản lượng thuỷ sản tháng 9 ước đạt 669 nghìn tấn, tăng 6,0% so với tháng 9/2017.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng ngành trong quý IV, từng tháng phải phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra, theo đó: Trong tháng 10, sản xuất trồng trọt: Sản lượng lúa thu hoạch phải đạt tối thiểu 4,2 triệu tấn, ngô: 505.000 tấn, chè: 44.900 tấn, cà phê: 517.000 tấn, cao su: 115.100 tấn; chăn nuôi lợn đạt sản lượng thịt từ 325.000 tấn, gia cầm đạt từ 95.000 tấn trở lên.
Lâm nghiệp: Sản lượng gỗ khai thác phải đạt trên 1.298 nghìn m3 gỗ. Thủy sản: Sản lượng phải đạt trên 736.000 tấn, trong đó khai thác: khoảng 295.000 tấn; nuôi trồng: khoảng 440.000 tấn. Xuất khẩu đạt trên 3,80 tỷ USD. Phấn đấu có thêm 30 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; tập trung nâng cao chất lượng từng tiêu chí nông thôn mới.
Tháng 9, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản ước đạt 3,37 tỷ USD tăng 9,93% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành 9 tháng ước đạt 29,54 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017, bằng 73% kế hoạch năm và vượt 1,3% mục tiêu Quý đã đề ra, trong đó một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng trưởng mạnh và vượt mục tiêu như gạo, tăng 23,1% (2,48/2,02 tỷ USD); lâm sản chính tăng 3,1% (6,62/6,55 tỷ USD) và rau quả vượt 1,0% (3,034/3,004 tỷ USD).
Theo Danviet
Tôm, cá sẽ "gánh" 9 tỉ USD cho ngành thủy sản năm 2018
Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 của ngành thủy sản diễn ra sáng (16/1), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, ngành sẽ tiếp tục phát huy lợi thế các đối tượng nuôi là tôm và cá tra, trong đó ưu tiên các mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao để hướng tới mục tiêu 9 tỉ xuất khẩu thủy sản trong năm nay.
Năm 2017 là năm thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay với 8,3 tỉ đô la, tăng gần 1 tỉ đô la so với năm 2016. Giá trị sản xuất và sản lượng đều tăng góp phần đưa thủy sản xếp vị trí cao nhất trong những ngành xuất khẩu của nông nghiệp trong năm qua.
Ngành thủy sản đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỉ USD trong năm 2018. Ảnh IT
Về thuận lợi và khó khăn trong năm 2018, các đại biểu cho rằng, thị trường kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, khả năng tiêu dùng tăng cao, trong đó có sản phẩm thủy sản. Tuy nhiên, ngành cũng gặp không ít khó khăn do biến đổi khí hậu trong năm nay tiếp tục diễn biến phức tạp; rào cản kỹ thuật của thị trường nhập khẩu về tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng thức ăn nuôi thủy sản có nguồn gốc động vật và chống đánh bắt bắt cá trái phép...Đáng lưu ý là việc Liên minh Châu Âu (EU) rút thẻ vàng đối với thủy sản khai thác vào quý 3 năm 2017, nếu không giải quyết những khuyến nghị mà EU đưa ra sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của ngành trong năm nay.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho rằng, nhiệm vụ năm 2018 của ngành thủy sản là rất nặng nề, để đạt mục tiêu xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đạt mục tiêu 40 tỉ đô la trong năm nay, ngành thủy sản cần phấn đấu kim ngạch xuất khẩu 9 tỉ đô la. Những nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai ngay là ngành cần tập trung phát triển sản xuất ngay những tháng đầu năm, cùng với đó là hướng dẫn thực thi Luật Thủy sản vừa được Quốc hội thông qua trong năm 2017. Đồng thời hỗ trợ người dân miền Trung khắc phục sự cố môi trường biển và hướng dẫn các địa phương khu vực vực Nam Trung bộ khắc phục hậu quả thiên tai do mưa, bão cuối năm ngoái sớm ổn định sản xuất và cuộc sống. Về phát triển sản xuất, tiếp tục phát huy lợi thế về các đối tượng nuôi như: tôm, cá tra để tập trung chỉ đạo các địa phương, đồng thời ưu tiên những mô hình thủy sản theo hướng sạch, nuôi công nghiệp công nghệ cao của các doanh nghiệp.
Năm 2018, ngành thủy sản đặt mục tiêu, tốc độ tăng giá trị thủy sản đạt từ 5,3% đến 5,8%; Tổng sản lượng thủy sản đạt từ 7 triệu tấn đến 7,5 triệu tấn. Trong đó, nuôi tôm các loại là 750 nghìn tấn, tăng 3,6%; sản lượng cá tra đạt 1,3 triệu tấn, tăng 3,9% so với năm 2017.
Theo Danviet
Lo sợ hải sản bị EU cấm cửa: VASEP đề nghị gặp Bộ trưởng Bộ NNPTNT Đại diện các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) đề nghị được Bộ trưởng Bộ NN&PTNT bố trí cuộc gặp để Hiệp hội này đề xuất cụ thể các nội dung trong kế hoạch hành động để tránh nguy cơ thủy sản bị "cấm cửa" vĩnh viễn vào thị trường châu Âu. Ngư dân Bình Định kiểm tra chất...