Nông nghiệp 9 tháng: Tăng 3,65%, ngành chăn nuôi lợn thoát “nạn”
Thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ NN&PTNT tổ chức chiều nay (28/9), Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn chủ trì buổi họp báo.
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Bộ NN&PTNT cho biết, kết quả sản xuất ngành nông nghiệp tháng 9 và 9 tháng qua cho thấy bức tranh khả quan về tình hình thực hiện các mục tiêu tăng trưởng ngành.
Mặc dù phải đối mặt với 14 loại hình thiên tai với những tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản (Tổng thiệt hại vê kinh tê ước tính trên 12.356 tỷ đồng), nhưng nhiều lĩnh vực sản xuất của ngành vẫn đạt kết quả cao hơn so với cùng kỳ, cơ bản đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.
Thuỷ sản là lĩnh vực có đóng góp nổi bật nhất cho ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất tăng 6,46%. Ảnh: IT
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng tăng 3,82% so với cùng kỳ năm 2017; trong đó: Nông nghiệp tăng 2,81% (trồng trọt tăng 3,0%, chăn nuôi tăng 2,41%); lâm nghiệp tăng 6,0%; thuỷ sản tăng 6,46%. Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng GDP nông lâm thủy sản 9 tháng đầu năm đạt 3,65%.
Đóng góp vào tăng trưởng chung của toàn ngành, có vai trò nổi bật của các lĩnh vực thuỷ sản (giá trị sản xuất tăng 6,46%), lâm nghiệp (tăng 6%), trồng trọt (tăng 3%), và chăn nuôi (tăng 2,41%); những sản phẩm tăng mạnh về giá trị và sản lượng là lúa gạo, rau quả, thịt gia cầm xuất khẩu, cá tra, gỗ và sản phẩm của gỗ.
Gỗ và sản phẩm của gỗ là mặt hàng tăng mạnh về giá trị và sản lượng. Ảnh: IT
Video đang HOT
Như mặt hàng lúa gạo, tính đến hết tháng 9, cả nước đã gieo cấy được 7.262,4 nghìn ha lúa, giảm so với cùng kỳ; thu hoạch được 5.157 nghìn ha. Mặc dù diện tích gieo cấy giảm (160,6 nghìn ha) nhưng năng suất bình quân ước đạt 61,6 tạ/ha, tăng khoảng 2,7 tạ/ha nên sản lượng lúa tăng ước đạt 31,7 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn so với cùng kỳ năm 2017; riêng Vụ Đông xuân, năng suất ước đạt 66,4 tạ/ha, tăng 4,1 tạ/ha, sản lượng lúa ước đạt 20,6 triệu tấn, tăng 1,2 triệu tấn (5,8%) so với vụ Đông xuân năm trước.
Trong tháng 9, thị trường tiêu thụ và giá các sản phẩm thịt bò, thịt gia cầm ổn định; giá thịt lợn duy trì mức giá cao (thịt lơn hơi khoảng 50.000 – 55.000 đồng/kg), người chăn nuôi có lãi. Ảnh: IT
Đánh giá về tình hình dịch bệnh 9 tháng đầu năm, ông Đàm Xuân Thành – Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, dịch bệnh trên vật nuôi được khống chế tốt, tính đến ngày 24/9, không có địa phương nào có dịch tai xanh, lở mồm long móng và cúm gia cầm.
Trong tháng 9, thị trường tiêu thụ và giá các sản phẩm thịt bò, thịt gia cầm ổn định; giá thịt lợn duy trì mức giá cao (thịt lơn hơi khoảng 50.000 – 55.000 đồng/kg), người chăn nuôi có lãi, bên cạnh đó các cơ sở chăn nuôi đang chuẩn bị nguồn hàng, phục vụ cho dịp lễ, tết cuối năm 2018 nên tổng đàn lợn cả nước đã tăng nhanh hơn so với thời gian trước. Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 9 tháng ước đạt 405 triệu USD, tăng 5,2%.
Với ngành lâm nghiệp, thời tiết tương đối thuận lợi cho công tác trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng; khai thác gỗ đạt khá do thị trường tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ mở rộng. Luỹ kế đến ngày 25/9, diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 161,2 nghìn ha, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước; rừng trồng được chăm sóc đạt 433,7 nghìn ha, giảm 13,1%; giao khoán bảo vệ rừng đạt 5.872,1 nghìn ha, tăng 10,7%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 9,1 triệu m3, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2017. Đến nay, cả nước đã thu được 1.798 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng, đạt 77,2% kế hoạch năm, tăng 76% (781 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2017; đã chi tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018 là 434,4 tỷ đồng.
Đề cập đến tình hình thực hiện các khuyến nghị của EC, ông Trần Đình Luân – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho biết, đây là giai đoạn nước rút nên việc ngăn chặn, chấm dứt tàu cá khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài và chứng nhận, xác nhận nguồn gốc hải sản khai thác được triển khai rộng khắp. Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để xây dựng khung pháp lý chặt chẽ quản lý khai thác hải sản để giảm thiểu khai thác tận diệt, hướng tới khai thác ổn định, bền vững.
Theo Danviet
Xuất khẩu thủy sản sẽ khởi sắc?
Chỉ trong 4 ngày đầu tháng 9, ngành thủy sản Việt Nam liên tiếp đón tin vui từ thị trường Mỹ khi mức thuế chống bán phá giá cho tôm, cá tra đều giảm đáng kể. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung căng thẳng, đây có thể coi là một trong những cơ hội để tăng xuất khẩu vào Mỹ.
4 ngày 3 "tin vui"
Những ngày qua, tôm cá Việt Nam liên tục nhận tin vui từ thị trường Mỹ. Ngày 10.9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) thông báo kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá (CBPG) cho tôm Việt Nam trong giai đoạn xem xét hành chính lần thứ 12 (POR12, giai đoạn từ 1.2.2016- 31.1.2017) là 4,58% cho Công ty Fimex (Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, bị đơn bắt buộc); mức thuế áp dụng cho tất cả các công ty khác cũng bằng Fimex.
Tôm, cá tra đang có nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Ảnh: T.L
Như vậy, mức thuế CBPG tôm Việt Nam tại Mỹ đã giảm từ trên 25% xuống chỉ còn dưới 5%. Đây được xem như một thắng lợi bước đầu của ngành tôm Việt Nam sau nhiều năm bị "kiện cáo" tại thị trường Mỹ.
Chỉ 3 ngày sau đó, cũng chính DOC cũng ban hành kết luận sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 14 (POR14) cho giai đoạn từ ngày 1.8.2016 đến 31.7.2017 đối với sản phẩm cá tra - basa của Việt Nam. Theo đó, mức thuế sơ bộ cho hai bị đơn bắt buộc là 0 USD/kg và 1,37 USD/kg; thuế suất cho các bị đơn tự nguyện là 0,41 USD/kg; thuế suất toàn quốc là 2,39 USD/kg. Mức thuế này thấp hơn rất nhiều so với kết quả cuối cùng của đợt rà soát trước đó POR13.
Tiếp đó, ngày 14.9, Cục Kiểm tra an toàn Thực phẩm (FSIS, thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ) đề xuất công nhận hệ thống quản lý ngành cá Việt Nam tương đương với Mỹ, đồng nghĩa với việc Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu cá tra vào thị trường này.
Đây thực sự là những tin vui cho ngành tôm, cá tra Việt Nam. Riêng với cá tra, việc được FSIS đề xuất công nhận là một nỗ lực lớn của toàn ngành khi trước đó, luật Farmbill, sau đó là chương trình thanh tra cá da trơn khiến xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ giảm mạnh từ giữa năm 2017 đến nửa đầu năm nay.
Cơ hội mở rộng xuất khẩu
Ông Trương Đình Hoè - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, việc FSIS đề xuất công nhận hệ thống kiểm soát cá da trơn của Việt Nam tương đương với Mỹ chứng minh quy trình sản xuất cá tra của Việt Nam được tổ chức kiểm soát tốt và hoàn toàn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Điều này sẽ góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh cá tra Việt Nam không chỉ riêng ở thị trường Mỹ mà còn ở các thị trường nhập khẩu khác hiện nay.
Dù có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ nhưng trên thực tế, tôm, cá Việt Nam vẫn đang phải từng ngày "chiến đấu" khó khăn tại thị trường này. Riêng cá tra, đang phải cạnh tranh khốc liệt với các loài cá thịt trắng khác như cá tuyết (cod), cá lưỡi trâu, cá minh thái...
Theo ông Hoè, với cơ chế công nhận tương đương như hiện nay, khi có những biến động lớn, Mỹ vẫn có thể ngừng nhập khẩu cá tra từ Việt Nam. Do vậy, song song với việc cố gắng để được công nhận tương đương, Việt Nam đã nộp đơn khiếu kiện chương trình thanh tra cá da trơn và yêu cầu tham vấn tới Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
"Chương trình thanh tra cá da trơn không chỉ quá khắc nghiệt mà còn vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) theo thoả thuận WTO giữa các quốc gia với nhau. Do vậy, chỉ khi WTO phán quyết biện pháp này không phù hợp với thoả thuận của WTO và bãi bỏ thì lúc đó các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ mới thực sự yên tâm" - ông Hòe nhận định.
Về rào cản thuế chống bán phá giá, hiện đang là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ chịu mức thuế suất cao nhất kể từ trước đến nay trong POR13, ở mức 3,87 USD/kg. Mức thuế này khiến Việt Nam chỉ còn 3 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang Mỹ. Trong khi, mức thuế trong POR14 vừa được công bố mới là kết quả sơ bộ. Do vậy, từ nay đến cuối năm 2018, sẽ khó có thêm nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này.
Ông Dương Nghĩa Quốc - Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho rằng, để thúc đẩy ngành cá tra phát triển bền vững trong thời gian tới, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra đang tập trung hoàn thiện quy trình sản xuất theo chuỗi.
Còn theo ông Lực, cần kiểm soát hệ thống cung ứng tôm giống chặt chẽ hơn, thực hiện các vùng nuôi lớn, quy mô trang trại theo chuẩn quốc tế trên cơ sở thành lập HTX nuôi hoặc tích tụ ruộng đất. Đồng thời, thực hiện nhiều giải pháp giảm giá thành sản xuất tôm Việt Nam, vì hiện nay mức giá thành của Việt Nam vẫn còn cao, trên 1USD/kg.
Theo Danviet
Cục Thú y: Thịt bò điên tại Mỹ không thể lọt vào trong nước Sau khi một trang trại tại Mỹ phát hiện một ca nhiễm virus BSE hay còn gọi là bệnh bò điên, ông Đàm Xuân Thành - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) khẳng định, thịt bò Mỹ nhiễm bệnh không thể lọt vào trong nước. Hàn Quốc đang tăng cường kiểm tra các sản phẩm thịt bò nhập khẩu từ Mỹ,...