Nông nghiệp 2018 lập kỷ lục tăng trưởng cao nhất trong 7 năm qua
Sự linh động trong quá trình xoay trục phát triển, ưu tiên cho những mặt hàng đang có lợi thế; nỗ lực khai thông, mở rộng thị trường của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp; sự chuyển biến trong tư duy sản xuất của nông dân đã giúp ngành nông nghiệp đạt được mức tăng trưởng kỷ lục trong vòng 7 năm trở lại đây.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, so với năm 2017, GDP nông lâm thủy sản năm 2018 tăng 3,76%, đạt mức cao nhất trong 7 năm gần đây; giá trị sản xuất tăng 3,86%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 40,02 tỷ USD. Có thể thấy, đây là kết quả của một quá trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng ưu tiên phát triển những sản phẩm có lợi thế như thủy sản, trái cây.
Tỉnh Sơn La thực hiện chuyển đổi đất dốc sang trồng cây ăn quả cho thu nhập cao. Văn Chiến
TS Đặng Kim Sơn – nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn đánh giá, sự linh hoạt trong chính sách xoay trục đã mang lại những kết quả ngoạn mục, biến những ngành trước đây còn nhiều hạn chế vụt trở thành điểm sáng như rau quả.
Bộ NNPTNT đã phối hợp các địa phương chỉ đạo chặt chẽ mùa vụ, tăng tỷ lệ bố trí cơ cấu giống chất lượng cao, cơ cấu sản xuất theo hướng phát huy lợi thế của địa phương, vùng miền gắn với nhu cầu thị trường và thích ứng với thời tiết khí hậu. Vì vậy, sản lượng nhiều loại nông sản tiếp tục tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu.
Có thể thấy rõ hiệu quả của chính sách điều hành đối với ngành hàng rau quả. Trước tình hình sản lượng nhiều loại trái cây tăng mạnh theo mùa vụ thu hoạch (vải thiều, nhãn, na, cây có múi…), Bộ NNPTNT đã chủ động phối hợp với các địa phương chỉ đạo xây dựng các phương án hỗ trợ tiêu thụ kịp thời cho người dân.
Một lĩnh vực từng được đánh giá là yếu thế trong quá trình thực hiện các hiệp định thương mại tự do là chăn nuôi cũng đã ghi được một số dấu ấn quan trọng trong năm 2018. Lần đầu tiên Việt Nam đã xuất khẩu được thịt lợn đông lạnh chính ngạch sang Myanmar, thịt gà sang Nhật Bản. Giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi ước tăng 3,98%, cao hơn mục tiêu đề ra (2,1%).
Video đang HOT
Hay trong lĩnh vực lâm nghiệp với việc Việt Nam và EU chính thức ký kết Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) cho thấy, chúng ta đang trên hành trình xây dựng một ngành lâm nghiệp bền vững, đảm bảo truy xuất nguồn gốc. Điều đáng ghi nhận là, dù rừng tự nhiên đã đóng cửa nhưng chúng ta vẫn đáp ứng được nguồn nguyên liệu cho chế biến gỗ xuất khẩu nhờ phát triển các diện tích rừng trồng được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Chỉ sau 3 năm, diện tích rừng FSC đã tăng hơn gấp đôi, từ 110.081ha năm 2015 lên 245.061ha năm 2018.
Đi theo “mệnh lệnh” thị trường
Có một điểm mới trong sản xuất nông nghiệp năm 2018 là xu hướng sản xuất theo tiếng gọi của thị trường ngày càng rõ nét. Nhờ đó, thị trường tiêu thụ nông sản ngày càng được mở rộng, xuất khẩu đạt kỷ lục mới.
Điểm nổi bật trong công tác xúc tiến thương mại quốc tế trong năm là sự nỗ lực tháo gỡ khó khăn vướng mắc tại 2 thị trường lớn Trung Quốc và EU: Tại thị trường Trung Quốc đã tổ chức 6 đoàn công tác sang làm việc với các cơ quan chức năng kết hợp tổ chức/tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại giới thiệu quảng bá sản phẩm nông sản (Trung Quốc đã đồng ý mở cửa chính ngạch thêm 7 loại trái cây Việt Nam (sầu riêng, bưởi, chanh dây, khoai lang, mãng cầu, măng cụt, dừa); chấp thuận cho 13 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu sang nước này.
Tại thị trường EU đã chuyển hương tiếp cân mơi cho việc thuc đẩy xuất khẩu sản phẩm thông qua tăng cường sự hiện diện của nông sản Việt Nam tại các siêu thị lớn và chợ đầu mối của Pháp và châu Âu.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ: Thời gian tới, ngành cần tiếp tục đẩy mạnh tổ chức lại sản xuất gắn với chuỗi giá trị, theo các vùng sản xuất hàng hóa; tập trung khuyến khích chế biến sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa. Trong đó, ngành cần tổ chức, xây dựng được các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm với nòng cốt, trung tâm là các chủ thể: Nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp; đẩy mạnh việc xây dựng, quảng bá thương hiệu từng loại nông sản hàng hóa.
Theo Danviet
GS Võ Tòng Xuân: Bớt lo cảnh làm ăn thấp thỏm với tư thương Trung Quốc
"Ngoài việc cán cân cung - cầu mất cân bằng, xuất khẩu theo đường tiểu ngạch (biên mậu) là nguyên nhân khiến tình hình nông sản nước ta nhiều năm nay bấp bênh" - GS-TS Võ Tòng Xuân (ảnh), Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ nhấn mạnh khi trả lời PV NTNN.
Thưa ông, mới đây phía Trung Quốc (TQ) đã đồng ý mở cửa nhập khẩu 7 loại trái cây và nông sản mới của Việt Nam. Ông đánh giá sao về thông tin này?
- Tôi cho rằng đây là thông tin quá tốt đối với ngành nông nghiệp nước ta. Khi mở cửa xuất khẩu hàng nông sản, chúng ta dễ dàng nhận thấy TQ là một thị trường tiêu thụ rất lớn, có nhu cầu sử dụng nhiều loại nông sản của nước ta. Hiện nay TQ cũng đã nhập rất nhiều loại trái cây và nông sản của Việt Nam, của Mỹ và các nước Nam Mỹ, trong khu vực Đông Nam Á thì có Thái Lan.
Tuy nhiên trước đây, rất nhiều loại nông sản của Việt Nam dù họ có nhu cầu nhưng không mua chính ngạch mà để cho thương lái của họ sang nước ta giao dịch, thu mua rồi xuất qua TQ theo đường tiểu ngạch. Cách làm này không bền vững, rất nhiều rủi ro trong quá trình giao dịch.
Thu hoạch chanh dây tại thị trấn La Kha, La Grai, tỉnh Gia Lai. Ảnh: IT
Chúng ta làm ăn với TQ cần phải có những hợp đồng giao dịch chính thức nhằm đảm bảo ổn định, lâu dài, về mặt thương mại người nông dân cũng có lợi hơn khi biết rằng mình sản xuất cho ai, sản xuất bao nhiêu thông qua các DN.
Muốn tận dụng tốt cơ hội này, các DN phải sang TQ tìm hiểu cụ thể nhu cầu của nhà nhập khẩu. Ví dụ với sầu riêng, tiêu chuẩn thu mua như thế nào, nhưng tự chúng ta cũng thấy cần phải đảm bảo sản xuất an toàn, trái không ngâm thuốc, quá trình trồng không lạm dụng phân bón, thuốc BVTV hóa học. Để bảo đảm sự tin tưởng của khách hàng, chúng ta có thể mời khách hàng TQ qua tận vườn khảo sát, mời ký lâu dài chứ không phải làm theo kiểu chụp giật được chăng hay chớ như trước đây.
Đây là thông tin mà nông dân đều cảm thấy rất vui, như một món quà tết đối với ngành nông nghiệp, qua đó bà con nông dân cũng bớt lo cảnh làm ăn thấp thỏm khi giao dịch với thương lái, lúc mua ồ ạt, lúc lại ngừng giao dịch đột ngột.
Theo ông bà con cần có những thay đổi như thế nào để sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu của thị trường TQ?
- DN sau khi làm việc với phía TQ, mô tả về chuỗi cung ứng của mình với khách hàng sau đó sẽ về dưới địa phương đặt hàng nông dân sản xuất, cùng người nông dân xây dựng chuỗi sản xuất khép kín. DN và người nông dân, thậm chí cả chính quyền địa phương cần duy trì sinh hoạt, trao đổi thông tin thường xuyên để đảm bảo sản xuất đúng quy trình. Nếu như làm ăn không đảm bảo, DN cũng mất đơn hàng, mà nông dân cũng sẽ "đói" vì TQ sẽ chạy ngay sang Thái Lan nhập hàng.
Ngay lúc này, bà con nông dân phải tập trung sản xuất nghiêm túc theo đúng quy trình sạch, hạn chế phân bón hóa học, thuốc trừ sâu... để có bạn hàng, giữ được bạn hàng và mở rộng thị trường. Đặc biệt, người nông dân phải liên kết với nhau, tốt nhất là hãy tham gia vào HTX.
Cơ quan chức năng cần có những giải pháp như thế nào để dự báo nhu cầu của thị trường TQ?
- Trước mắt, các DN tư nhân cần được Nhà nước ủng hộ, tạo điều kiện để họ xâm nhập thị trường TQ. Chính những DN này sẽ là người đi tìm thị trường. Ví dụ như đối với mặt hàng sầu riêng, thanh long, họ sẽ sang làm việc với phía TQ để tìm hiểu xem đơn vị nào mua, mua bao nhiêu, giá cả thế nào... Và chỉ nên để những DN có uy tín tham gia làm ăn, các DN sẽ chia nhau "tấn công" thị trường Quảng Tây, Quảng Châu, Thượng Hải, rồi Hongkong... Tôi cho rằng không nên để DN ùn ùn tranh giành nhau thị trường rồi lại dẫn đến chu xuất khẩu nông sản, Trung Quốc, giáo sư Võ Tòng Xuân, xuất khẩu sầu riêng, chanh leo, thị trường trung quốc, yện cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá sản phẩm...
Chúng ta hãy học cách các DN Nhật Bản đã làm khi đến Việt Nam tìm mua nông sản. Các tập đoàn, tổng công ty của họ sang nước ta tìm hiểu thị trường, lựa chọn những đơn vị, cơ sở làm ăn uy tín, chất lượng để đặt hàng sản xuất theo đúng tiêu chuẩn của họ. Và họ sẵn sàng trả giá cao để có được sản phẩm nông sản như ý.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Trung Quốc sẽ mở cửa thêm 7 loại củ quả: Đàng hoàng đi chính ngạch Thông tin Tổng cục Hải quan Trung Quốc (TQ) đã đồng ý xem xét mở cửa thêm với 7 loại trái cây và nông sản Việt Nam đang được nhiều bà con nông dân quan tâm. Câu hỏi đặt ra là chúng ta cần làm thế nào để trái cây và nông sản của Việt Nam có thể đàng hoàng đi chính ngạch...