Nóng : Nga- Trung Quốc triệu tập LHQ họp khẩn vì Mỹ
Nga và Trung Quốc đã triệu tập họp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vì kế hoạch của Mỹ về chế tạo và triển khai tên lửa tầm trung.
Sputnik đưa tin dẫn nguồn từ thông báo của ông Dmitry Polyansky quyền đại diện thường trực của tổ chức quốc tế.
Một cuộc họp của Liên Hợp Quốc.
Cuộc họp sẽ diễn ra vào thứ Năm, ông Polyansky lưu ý.
Trước đó, quyền Bộ trưởng chỉ huy Lực lượng mặt đất của Mỹ là Ryan McCarthy thông báo về việc Mỹ đã phát triển tên lửa siêu thanh có bán kính hoạt động thuộc phạm vi cấm của Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn ( INF), đã ngừng hiệu lực hôm 2/8.
Ngoài ra, hôm thứ Hai, Lầu Năm Góc đã công bố thử nghiệm tên lửa hành trình phi hạt nhân trên mặt đất, trước đây cũng bị cấm theo Hiệp ước INF.
Video đang HOT
Hiệp ước INF
Thỏa thuận về việc loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn được ký kết vào năm 1987. Khi đó, Liên Xô và Mỹ có nghĩa vụ huỷ bỏ tất cả các tổ hợp tên lửa đạn đạo và hành trình tương tự trên mặt đất, và cũng cam kết không sản xuất, thử nghiệm hoặc triển khai những loại tên lửa như vậy trong tương lai.
Tháng 10 năm 2018, Donald Trump tuyên bố Washington rút khỏi hiệp ước, viện cớ Matxcơva vi phạm thoả thuận. Đồng thời phía Mỹ không cung cấp được bất kỳ bằng chứng về cáo buộc này.
Sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã hạn cho Nga hai tháng để trở lại tuân thủ điều khoản thỏa thuận. Cụ thể, Mỹ đòi Nga huỷ bỏ tên lửa 9M729 (SSC-8) mà phía Mỹ cho rằng có tầm xa hoạt động vi phạm quy định của Hiệp ước INF.
Nga khẳng định những cáo buộc đó là hoàn toàn vô căn cứ và nhấn mạnh rằng tên lửa không được sáng chế, không được thử nghiệm trong phạm vi vượt quá giới hạn cấm đã thiết lập.
Ngày 3/7, Tổng thống Vladimir Putin ký duyệt đạo luật đình chỉ Hiệp ước INF. Ngày 2/8, thoả thuận chấm dứt hiệu lực.
Theo Danviet
INF chấm dứt : Mỹ sẽ bị đánh bại trong cuộc chiến thực sự với Nga và Trung Quốc?
Quân đội Mỹ thường xuyên bị đánh bại trong các chương trình diễn tập có mô phỏng các hoạt động tác chiến của đối phương giả định.
Hiệp ước về loại bỏ các tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF) tồn tại suốt 30 năm qua chính thức chấm dứt vào tuần trước. Vào ngày 2/8, Mỹ đưa ra quyết định rút khỏi hiệp ước này. Một ngày sau, đến lượt Nga có động thái đáp trả tương tự.
Theo tờ The New York Times, đã đến lúc Mỹ phải chế tạo và triển khai các tên lửa tầm trung với đầu đạn phi hạt nhân - loại vũ khí hiện chưa có trong kho vũ khí của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo các chuyên gia, việc sở hữu loại vũ khí này có thể sẽ mang lại cho quân đội Mỹ một "lợi thế tác chiến đáng kể". Ngoài ra, đây sẽ là một thách thức nghiêm trọng cho các đối thủ của Mỹ - chuyên gia nhận định.
Trong trường hợp nếu như Washington có thể triển khai các tên lửa như vậy ở Mỹ và các nước đồng minh, thì một cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của kẻ thù sẽ được thực hiện cực kỳ nhanh gọn. Việc trang bị đầu đạn phi hạt nhân cho tên lửa có thể làm giảm nguy cơ bị kẻ thù đáp trả bằng vũ khí hạt nhân - tờ báo Mỹ viết.
Chuyên gia Mỹ khuyến nghị Lầu Năm Góc nên sớm triển khai tên lửa tầm trung phi hạt nhân ở Mỹ và các đồng minh. (Ảnh: wikipedia.org)
Bên cạnh đó, các chuyên gia quân sự Mỹ cũng tin tưởng rằng việc triển khai các tên lửa mới sẽ giúp kiềm chế Trung Quốc, Nga và các đối thủ khác "không có các hành động gây hấn". Tuy nhiên, việc chế tạo loại vũ khí này sẽ đòi hỏi các bên phải ký một hiệp ước mới, trong đó cấm sử dụng tên lửa mặt đất tầm trung với đầu đạn hạt nhân - The New York Times cho biết.
Theo các nhà quan sát, việc các bên rút khỏi Hiệp ước INF là một bước đi nguy hiểm, có thể kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang mới. Nhưng còn nguy hiểm hơn khi chứng kiến cách quân đội Nga và Trung Quốc phát triển kho vũ khí của mình - các chuyên gia nhận định.
Khi Hiệp ước INF chấm dứt, các quân chủng lục quân và hải quân Mỹ giờ đây có thể triển khai các tên lửa tầm trung mới. Theo các chuyên gia, vấn đề này cần được tính toán kỹ lưỡng khi xây dựng ngân sách quốc phòng, làm sao để các khoản tiền được phân bổ không chỉ cho việc chế tạo mới, mà còn cho việc nâng cấp các tên lửa cũ, chẳng hạn như mẫu tên lửa hành trình "Tomahawk" phóng từ chiến hạm.
Trong biên chế của quân đội Mỹ hiện nay đang thiếu tên lửa mặt đất phi hạt nhân. Mỹ cũng không có đủ hệ thống phòng thủ đáng tin cậy trong trường hợp bị tấn công bởi tên lửa Nga hoặc Trung Quốc. Do đó, quân đội Mỹ thường xuyên bị đánh bại trong các chương trình diễn tập có mô phỏng các hoạt động tác chiến của đối phương giả định.
Điều đó có nghĩa là, nước Mỹ hoàn toàn có thể bị đánh bại trong một cuộc chiến thực sự - các chuyên gia quân sự Mỹ đưa ra kết luận.
(Nguồn: The New York Times)
VĂN ĐỨC
Theo VTC
Trung Quốc tố Mỹ cố tình rút khỏi hiệp ước INF để 'đánh' Bắc Kinh Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 8/6 đã có những bình luận phản hồi trước phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Epser rằng ông muốn huy động tên lửa tầm trung đến các địa điểm ở châu Á - Thái Bình Dương trong vài tháng tới. Tuyên bố của ông Esper được đưa ra ngay sau khi Mỹ rút lui...