Nóng: Nga cảnh báo Mỹ về kịch bản quân sự ở Venezuela
Nga cảnh báo “những kẻ giấu mặt” ở Mỹ về kịch bản quân sự ở Venezuela, Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Ryabkov nói với phóng viên.
Người Venezuela đến Colombia, nơi dự kiến sẽ nhận thêm 1 triệu người tị nạn trong năm nay.
Ông bày tỏ lo ngại về “những nỗ lực của Mỹ nhằm củng cố mặt trận chống Chavez từ các quốc gia Mỹ Latinh”.
“Đây là xu hướng đáng báo động. Bất chấp sự đối đầu gay gắt, ngay cả những ý kiến chỉ trích nhất đối với Caracas của các chính phủ ở Châu Mỹ Latinh cũng loại trừ khả năng can thiệp quân sự vào vấn đề của Venezuela”, ông nói.
Nhà ngoại giao nhấn mạnh rằng ý đồ kêu gọi sử dụng vũ lực “sẽ là một bước phát triển thảm hại”.
“Chúng tôi cảnh báo những cái đầu nóng ở Washington về loại “cám dỗ” này”, Ryabkov nói.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Venezuela tuyên bố rằng Mỹ bị cáo buộc đã cố gắng tổ chức một cuộc đảo chính ở nước này.
Video đang HOT
Theo tuyên bố của chính quyền Venezuela, phía Mỹ can thiệp vào công việc nội bộ, sử dụng áp lực và dọa dẫm đối với nhiều quốc gia khác trong khu vực.
Theo Danviet
Làn sóng di cư từ Venezuela gây lo ngại khắp Mỹ Latinh
"Venezuela không còn là nồi áp suất nữa, mà đây là một quả bom có thể đang chuẩn bị nổ tung", Đại sứ Colombia...
Một tình nguyện viên Colombia hỗ trợ thực phẩm cho người di cư Venezuela tại cầu quốc tế Rumichaca ở Ecuador, ngày 18/8
"Venezuela không còn là nồi áp suất nữa, mà đây là một quả bom có thể đang chuẩn bị nổ tung", Đại sứ Colombia tại Hoa Kỳ cảnh báo như vậy trước nguy cơ đối diện một cuộc khủng hoảng di cư đang ngày càng trầm trọng tại châu Mỹ Latinh.
2,3 triệu người Venezuela rời bỏ đất nước
Lusiana Garcia, 22 tuổi, cùng 2 con nhỏ, đã rời Venezuela tới thành phố biên giới Cucuta của Colombia cách đây 4 tháng. Cô là một phần trong làn sóng 2,3 triệu người rời bỏ đất nước từng giàu nhất châu Mỹ La tinh vì khủng hoảng kinh tế.
Garcia nói rằng, cô buộc phải ra đi khi không kiếm đủ thức ăn cho con và họ không được chăm sóc y tế. Tại Cucuta, Garcia bán nước trái cây và bánh, kiếm được khoảng 50 USD/tuần. Khoản tiền này dù chưa đủ cho các phí dịch vụ, tiền thuê nhà và thức ăn nhưng số tiền đó nhiều hơn những gì cô kiếm được ở Venezuela.
Theo nhà phân tích Krishnadev Calamur của tờ Atlantic, cuộc khủng hoảng khiến đất nước Nam Mỹ rơi vào tình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm và điều kiện chăm sóc y tế xuất phát từ chính sách thời cựu Tổng thống - ông Hugo Chavez. Theo đó, từ những năm 2000 Venezuela, đã thiết lập các chương trình phúc lợi xã hội hào phóng, quốc hữu hóa nhiều ngành công nghiệp và cung cấp dầu miễn phí hoặc chiết khấu cao cho các nước láng giềng để đổi lấy hỗ trợ y tế và chính trị. Vào thời điểm đó, giá dầu - huyết mạch của nền kinh tế Venezuela cao tới mức kỷ lục, giúp đất nước này luôn duy trì trạng thái giàu có nhất châu Mỹ Latinh.
Sau khi ông Chavez qua đời năm 2013, ông Maduro lên nắm quyền và vẫn giữ nguyên các chính sách nêu trên. Nhưng, sự sụt giảm mạnh của giá dầu thế giới cùng với sự suy giảm lớn trong sản lượng dầu đã khiến Venezuela không đủ tiền để chi trả cho các nhu yếu phẩm nhập khẩu. Thêm vào đó, các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ từ năm 2017 lại càng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng.
Trish Bury, Phó giám đốc các chương trình của Ủy ban Cứu nạn quốc tế tại Colombia cho biết: "Hàng nghìn người đang đổ về cầu Simon Bolivar (con đường nối Venezuela tới Cucuta) mỗi ngày".
Trong đó, tỷ lệ trẻ vị thành niên không có người giám hộ đến từ Venezuela cao gấp 4 lần tình trạng báo động ở các nơi khác trên thế giới.
Bà Bury cũng lo lắng về những tệ nạn đang ngày càng phổ biến như bóc lột lao động, lạm dụng, buôn người, hay các công việc bất hợp pháp sử dụng lao động trẻ em.
Hệ lụy cho các nước Mỹ Latinh
Trước thực trạng trên, một số nước Mỹ Latinh đã bắt đầu chuẩn bị phương án đối phó lượng người di cư ngày càng tăng. Tháng trước, Brasil đã gửi quân đến biên giới để duy trì trật tự sau khi người dân Brasil tấn công người di cư Venezuela. Trong khi đó, Peru tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp ở hai tỉnh, nơi các quan chức ngành Y cảnh báo những người di cư đang lây lan bệnh sởi và sốt rét.
Đại sứ Colombia tại Hoa Kỳ Francisco Santos nói trong một sự kiện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS- ở Washington) rằng, "Colombia và một số quốc gia đang bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng tại Venezuela".
"Nếu các nước không cùng tìm ra cách giải quyết khủng hoảng tại Venezuela thì sẽ không có chương trình nghị sự nào khác với Nhà Trắng, cũng như các nước khác", ông Santos cảnh báo.
Colombia, quốc gia có 48 triệu dân hiện đang là quê hương của 1 triệu người Venezuela, được so sánh với cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu. "Đức đón 1 triệu người tị nạn từ Syria trong 3 năm. Còn chúng tôi đã đón lượng người tương tự chỉ trong 1 năm. Hãy tưởng tượng dòng người di cư này ảnh hưởng như thế nào tại châu Mỹ Latinh", vị đại sứ nói với các nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ.
Cũng tại CSIS, ông Matthew Reynolds, quan chức hàng đầu của Mỹ và vùng Caribe tại Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, cuộc khủng hoảng Venezuela đã vượt trên quy mô cuộc khủng hoảng tại Syria.
Theo ông Reynolds, UNHCR đã tăng hơn một nửa khung ngân sách 146 triệu USD để hỗ trợ người Venezuela cả trong và ngoài đất nước. Và với sự gia tăng liên tục của dòng người tị nạn cũng như nhu cầu của người dân Venezuela, các nguồn lực sẽ phải huy động nhiều hơn trong năm 2019.
Thùy Dương
Theo baogiaothong
Nga bác bỏ việc hoán đổi công dân Mỹ bị bắt vì nghi ngờ gián điệp Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov vừa khẳng định không có bất kì cuộc đàm phán về việc hoán đổi một công dân Mỹ bị bắt vì nghi ngờ làm gián điệp. "Tình hình xung quanh ông Paul Whelan là vô cùng nghiêm trọng. Như chúng tôi hiểu, ông ta đã đến Nga để thực hiện các hành vi do thám vi...