Nồng nàn chõ xôi nhỏ nhẻ
Ăn thử xôi nhỏ nhẻ mới thấy loại đậu hoang dại này đúng là “tri kỷ” nếp nương.
Bữa cơm tết muộn của tôi ở gia đình người Mường huyện Bá Thước, Thanh Hóa hôm ấy có món xôi nhỏ nhẻ. Chõ xôi nếp nương đồ cùng một loại đậu mọc dại tràn khắp các bản Mường, bản Thái xứ này lan tỏa mùi thơm ngây ngất nồng nàn trong sương chiều bảng lảng.
Độ tháng 4, dân bản bắt đầu gieo lúa nương, mầm đậu non cũng nhú, bám vào những lùm cây bụi mà sống. Tháng 9, 10 lúa vàng nương rẫy, khắp bụi bờ cũng xanh um ken đặc những chùm nhỏ nhẻ. Quả đậu nhỏ nhẻ mọc thành chùm như đậu xanh, cứ mỗi mắt lá, lại vươn ra một chùm sai trĩu.
Ăn thử nắm xôi nhỏ nhẻ để thấy rằng loại đậu hoang dại này mới đúng là bạn “tri kỷ” của nếp nương
Hạt đậu tách ra rồi phơi khô, cất trên gác bếp. Nhỏ nhẻ vốn cứng, nên muốn đồ xôi phải ngâm đậu trước khi ngâm gạo cả mấy tiếng đồng hồ.
Video đang HOT
Với những ai ham đồ nếp, xôi đậu vốn chẳng xa lạ gì, từ những thức quen thuộc như xôi đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đến “quý tộc” như xôi đậu quyên, đậu ngự…
Nhưng ăn thử nắm xôi nhỏ nhẻ, tôi thấy rằng loại đậu hoang dại này mới đúng là bạn “tri kỷ” của nếp nương.
Hạt đậu nhỏ nhẻ bé hơn đậu xanh và có màu đỏ sẫm. Thoạt nhìn, hạt trông như bị lép, chẳng căng mọng mỡ màng như những “anh em” khác. Nhưng có lẽ vì thế nên cái bùi bùi của nó khiến bạn ăn mãi mà không ngấy.
Nắm xôi dẻo quẹo còn có vị mát thanh và chút hương ngai ngái của núi rừng
Xôi nóng hổi, nếp nương trắng ngần ấp ủ hạt đậu sâm sẫm đỏ lúc này chờ đợi chẻo tời.
Chẻo tời là món chấm na ná như món đậu xị của người Nùng, người Mông ở Lào Cai, Hà Giang. Nguyên liệu phổ biến là đậu tương đồ chín, giã nhuyễn mịn, trộn với muối và gừng tươi giã nhỏ.
Nếu như đậu xị của người Nùng, người Mông được ủ trong chum vại thì chẻo tời của người Mường được gói vào lá chuối, cất lên gác bếp. Hơi nóng của bếp lửa và khói bốc lên giúp đậu lên men và cũng bớt nặng mùi hơn đậu xị.
Chẻo tời dùng để chấm cá, chấm rau rừng, hay giản dị là chấm với xôi. Vị mặn mòi của đậu lên men, thoảng chút cay nồng của gừng khiến mùa xuân se lạnh thêm ấm áp.
Theo Tịnh Tâm (ihay)
Đặc sản lợn Mán của người Mường
Thịt lợn Mán ướp gia vị được nướng chín vàng ươm, thơm nức. Ngoài ra, lợn Mán còn được chế biến thành các món luộc, rựa mận (nhựa mận), món giò nướng.
Lợn Mán (hay còn gọi là lợn cắp nách) là loại lợn thân hình dài, mõm nhọn, tai nhỏ, chân gầy, lông dài và cứng, được nuôi trong điều kiện tự nhiên, chăn thả trong rừng, chỉ ăn cây, cỏ, không ăn các loại thức ăn công nghiệp nên thịt chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon và có vị ngọt thịt tự nhiên khi ăn.
Vào những ngày lễ Tết hay hội hè, người Mường ở Hòa Bình lại mổ lợn, chế biến thành những món ăn như luộc, món nướng, rựa mận, chả quấn lá móc mật, món lòng lợn..... để ăn mừng. Khi làm lông lợn, bà con dân tộc Mường không giội nước sôi làm lông lợn như thịt lợn bình thường mà phải thui rơm hoặc danh lợp nhà có dính bồ hóng, như vậy sẽ giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt mà không bị nhạt và da lợn có màu vàng như màu mật ong.
Thịt lợn Mán ít mỡ, ăn có vị ngon rất ngon và không có cảm giác ngấy.
Ngon nhất phải kể đến món thịt nướng. Thịt lợn Mán chọn loại vừa thịt vừa da, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Ướp thịt với các loại gia vị như riềng, sả, mắm tôm, mẻ, nước mắm, rượu trắng, hạt dổi, lá móc mật... Để khoảng 30 phút sau đó cho lên vỉ và nướng trên than hồng. Thịt nướng chín có màu vàng ươm, cháy cạnh cùng hương thơm lan tỏa, quyến rũ.
Nếu không muốn ăn món nướng, thì thịt luộc là một lựa chọn tốt cho bạn. Thịt lợn được xẻ thành từng phần nhỏ, rửa sạch và cho vào nồi luộc chín. Không nên luộc thịt chín quá vì sẽ làm thịt săn lại và mất đi vị ngọt đặc trưng của lợn Mán. Với người dân tộc Mường, thịt luộc không chấm với nước mắm mà chấm với một loại thức chấm đặc trưng ở nơi đây đó là muối trộn với hạt dổi. Muối trắng rang khô, giã nát cùng hạt dổi, khi ăn có vị đậm đà cùng hương thơm của hạt dổi rất lạ miệng.
Trong mâm cỗ của người Mường, nhưng món ăn từ thịt lợn Mán là điều không thể thiếu.
Trong cái thời tiết se se lạnh của núi rừng, rựa mận với hương vị nồng nàn là món ăn không thể bỏ qua. Chân giò là nguyên liệu chín để chế biến món ăn này. Chân giò rửa sạch, chặt thành từng khúc vừa ăn, ướp chân giò với các loại gia vị như riềng, mẻ, muối, mắn tôm... để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị là được. Sau đó cho vào nồi nấu, để lửa nhỏ và đảo đều tay, khi thịt gần chín tưới vào một ít tiết lợn để món ăn có màu mận chín đẹp mắt.
Trong bàn tiệc của người Mường không thể thiếu món canh Loóng. Đây là món ăn được nấu từ ruột cây chuối rừng, nước luộc thịt, xương và lá lốt. Cây chuối rừng đốn về, bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng, nhỏ, bóp với muối để xả chất chát. Đặt nồi lên bếp, cho xương lợn vào ninh, khi sôi thì cho nõn chuối rừng vào nấu chín, rắc vào chút hạt dổi nướng giã nhỏ, cùng lá lốt thái sợi và nêm lại gia vị vừa ăn là được. Đây là món canh rất thanh mát, ngọt, không ngán, mang đậm linh hồn của người Mường ở đây nói riêng và người dân tộc vùng núi Tây Bắc nói chung.
Ngoài những món ăn kể trên, lợn Mán còn được chế biến thành các món ăn vừa lạ vừa ngon miệng như: Chả lá móc mật, chả cuốn lá bưởi, chả cuốn lá lốt, thịt lợn mán hấp sả, thịt quay...
Theo Tapchiamthuc
Tào phớ nóng Nghe tiếng rao "Ai phớ... ớ... đây! Phớ nóng đ... â... y...", người bạn tôi ngạc nhiên thốt lên "món ăn ấy tưởng chỉ có ở mùa hè nóng lực, bây giờ còn có cả mùa đông". Nhưng tiếng rao ấy len lỏi trong cái lạnh nơi thành phố nhộn nhịp cũng làm cho nhiều người có một cảm giác rất lạ, như...