NÓNG: Loạt hot girl mặc đồ hớ hênh đi tiêm vắc xin Covid-19 khiến bác sĩ ngao ngán
Không chỉ gây mất thiện cảm, việc mặc trang phục không phù hợp còn ảnh hưởng đến tiến độ tiêm vắc xin của đội ngũ y tế.
Hơn 1 năm rưỡi chống chọi cùng đại dịch Covid-19, Việt Nam đã chịu tổn thất nặng nề về kinh tế lẫn con người. Tại đợt dịch thứ 4, nước ta ghi nhận số ca mắc kỷ lục 1200 ca trong vòng 2 tháng và chưa có dấu hiệu suy giảm.
Bên cạnh các biện pháp giãn cách xã hội theo chỉ thị của Bộ Y tế, vắc xin ngừa Covid-19 là chìa khóa quan trọng nhất để chấm dứt đại dịch. Chính phủ cũng đề ra hàng loạt giải pháp, tuy nhiên hiện nay việc tiếp cận với các nguồn vắc xin trên thế giới không hề dễ dàng do khan hiếm nguồn cung. Trong bối cảnh đó, tại nhiều thành phố lớn của Việt Nam như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… đã tiêm ngừa cho hàng nghìn người dân.
Liên quan đến chủ đề Covid-19, mới đây, hàng loạt diễn đàn bày tỏ phẫn nộ trước tình trạng “nam thanh nữ tú” diện đồ hớ hênh đi chích ngừa. Ông bà ta thường nói “đẹp khoe xấu che”, thế nhưng, trong những trường hợp đòi hỏi sự nghiêm túc thế này thì không phù hợp chút nào.
Đập vào mắt mọi người có lẽ không phải là hình ảnh nam nhân viên y tế đang vất vả làm nhiệm vụ mà chính là cô gái trên. Biết rõ hôm nay sẽ được tiêm vào vai, ấy vậy mà người đẹp lại cố tình mặc sơ mi tay dài. Mũi tiêm bình thường chỉ mất vài phút giờ phải cộng thêm thời gian chỉnh sửa trang phục. Không chỉ ảnh hưởng đến công việc cán bộ, làm người kế sau phải đợi, việc hớ hênh trước hàng nghìn ánh mắt cũng chẳng tốt đẹp gì.
Đi tiêm vắc xin nhưng cũng không quên ăn diện lồng lộn giống như đi lịch. Lại còn nhờ người khác chụp lén rồi giả vờ đăng lên mạng hưởng ké tí like. Mục đích tuyên truyền tiêm ngừa Covid-19 đâu không thấy, chỉ toàn những bình luận khen chính chủ ngon, đẹp…
Hot girl siêu vòng một người Đài Loan – Khâu Mặc Mặc, đã tiết lộ chuyện mình đến Mỹ để tiêm vắc-xin Covid-19.
Không chỉ hot girl, các chàng trai cũng tranh thủ trưng trổ khoe body.
Để tránh gặp phải những tình trạng hớ hênh khi đi tiêm vắc xin, các bạn nam có thể diện áo phông đơn giản. Còn phái nữ có thể diện đầm 2 dây nhẹ nhàng hoặc áo phông cũng khá thoải mái. Đừng giống như những hình ảnh trên thì sẽ khá là ái ngại cho cả nhân viên y tế và bạn đấy nhé!
Để tiến hành tiêm chủng vắc xin ngừa covid-19, chúng ta cần chuẩn bị đầy đủ các điểm dưới đây để tránh mất thời gian.
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế, phiếu tiêm các vắc xin khác, sổ khám bệnh trong thời gian gần đây nếu có….Để bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe hiện tại
Cần khai báo y tế trước khi đến trung tâm, chuẩn bị khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ tránh bị đói làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại thông minh và khai báo
Các phản ứng sau tiêm có thể xuất hiện và cách giải quyết
Cơ sở y tế và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp
Sau khi tiêm vắc xin covid-19 sẽ có những tác dụng phụ khác nhau tùy cơ địa của mỗi người. Nhưng hãy theo dõi và nếu có gì bất thường thì đến ngay các cơ sở y tế để được giúp đỡ. Nhưng để đảm bảo an toàn cần tránh một số điểm như:
Không được uống đồ có cồn trước và sau khi tiêm vắc xin, vì chất cồn trong đồ uống kết hợp với vắc xin sẽ tăng khả năng ức chế hệ thống miễn dịch, có thể khiến cơ thể mất nước, tăng các biến chứng và có những tác động xấu.
Ảnh: Tổng hợp
Tin giả lan truyền với tốc độ chóng mặt: vắc-xin COVID-19 khiến cơ thể người nhiễm từ và phát sóng Bluetooth
Những tin giả này được lan truyền bởi cả các bác sĩ khiến nhiều người cảm thấy bối rối.
Một số trang tin tại Ấn Độ mới đây cho biết chiến dịch tiêm chủng COVID-19 của họ vô tình đã đem lại siêu năng lực cho ít nhất 3 người đàn ông. Cụ thể, một người ở thủ đô New Delhi, và hai người khác ở bang Maharashtra bất ngờ có khả năng hút các đồ vật bằng sắt sau khi tiêm mũi thứ hai của vắc-xin AstraZeneca.
Arvind Sonar, một công dân tại thành phố Nashik, tiểu bang Maharashtra, Ấn Độ khẳng định với tờ The Times of India người mình đã nhiễm từ mạnh dưới tác dụng phụ của vắc-xin. Để minh chứng, Sonar đã quay một video cho thấy đồng xu, dĩa và thìa sắt có thể dính chặt vào cơ thể:
Người đàn ông Ấn Độ khẳng định người mình nhiễm từ sau khi tiêm vắc-xin COVID-19
Cơ quan xác minh của Cục Thông tin Báo chí Ấn Độ (PIB Fact Check) ngay lập tức đã vào cuộc để tìm hiểu về các thông tin này. Và họ cho biết: " Những tuyên bố như vậy về vắc-xin COVID-19 là vô căn cứ. Vắc-xin không thể gây ra phản ứng từ tính trong cơ thể người".
Vắc-xin COVID-19 không thể khiến cơ thể người nhiễm từ
Trên thực tế, da người có thể tiết ra một số loại bã nhờn có độ dính cao, và việc một cái thìa hay một đồng xu có thể dính trên cơ thể sau đó không có gì là khó hiểu - ngay cả khi các đồ vật này không được làm bằng sắt.
Và để phản bác lại toàn bộ giả thuyết vắc-xin COVID-19 có thể khiến máu của bạn nhiễm từ, một kỹ sư điện người Canada, người sở hữu kênh Youtube ElectroBOOM với 4,53 triệu lượt Subcribe, đã làm một video giải thích tại sao điều đó hoàn toàn vô lý và không thể xảy ra:
Kỹ sư người Canada chứng minh tại sao vắc-xin COVID-19 không thể khiến bạn nhiễm từ
Kỹ sư người Canada cho biết vắc-xin COVID-19 không hề chứa hạt từ. Mà anh giả thiết nếu toàn bộ liều vắc-xin là các hạt từ đi chăng nữa, nó cũng không đủ mạnh để biến cơ thể bạn thành một nam châm khổng lồ.
" Nhưng nếu chúng thực sự mạnh được vậy thì sao? ", ElectroBOOM tự hỏi. " Các hạt từ tính mạnh sẽ kết tụ lại với nhau trong động mạch của bạn, chúng sẽ kéo các cơ quan nội tạng lại với nhau. Tỷ lệ tử vong của bạn là 100% ", anh kết luận.
Tin giả được lan truyền bởi cả các bác sĩ
Đầu tuần này, giả thuyết vắc-xin COVID-19 khiến người tiêm nhiễm từ cũng đã khiến Ủy ban Y tế Hạ viện Mỹ ở bang Ohio phải tổ chức một phiên điều trần. Joanna Overholt, một y tá ủng hộ giả thuyết đã cố gắng lấy chính cơ thể mình làm bằng chứng cho việc đó.
Cô ấy đặt một chiếc chìa khóa lên ngực mình và với độ nghiêng và ma sát da ở đó, nó đã dính lại. " Hãy giải thích cho tôi đi, tại sao chiếc chìa khóa dính vào tôi được", Overholt nói một cách tự tin trước khi đặt nó lên cổ. Lần này, chiếc chìa khóa đã liên tục rơi xuống khiến chính cô ấy cũng phải bối rối:
Joanna Overholt tại phiên điều trần trước Ủy ban Y tế Hạ viện Mỹ ở bang Ohio
Overholt trích dẫn giả thuyết này từ Sherri Tenpenny, một bác sĩ ở Ohio, nhưng Tenpenny từng được liệt vào một danh sách đen những người hay đưa ra thông tin sai lệch về vắc-xin trên internet.
Đáng nói là cả Overholt và Tenpenny đều được đào tạo về y tế và được cấp bằng cấp y tá và bác sĩ chính thức tại Mỹ. Điều này khiến cho một số người tự hỏi tại sao họ lại có thể tốt nghiệp trường y và làm việc trong hệ thống y tế Mỹ.
" Nếu phải đi viện, tôi mong sẽ không bao giờ gặp phải y tá này ", một người dùng mạng xã hội chia sẻ sau khi xem clip.
Và vắc-xin cũng không thể khiến cơ thể bạn phát sóng Bluetooth
Các thuyết âm mưu kỳ lạ liên quan đến vắc-xin COVID-19 thường lợi dụng môi trường mạng xã hội để lây lan nhanh chóng. Trở lại cuối tháng 5, một video được chia sẻ trên nền tảng Naver Blog của Hàn Quốc cũng tuyên bố vắc-xin COVID-19 có thể khiến cơ thể bạn phát sóng Bluetooth.
Trong đó, một người dùng mạng xã hội tuyên bố: " Các thiết bị điện tử nhận ra một người đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 như một thiết bị khác có chức năng Bluetooth. Chúng ghép đôi bạn và hiển thị tên bạn là 'AstraZeneca'".
Trên thực tế, các chuyên gia y tế đều bác bỏ thông tin này và nói nó hoàn toàn sai sự thật. Giải thích lý do về chiếc điện thoại có thể phát hiện thiết bị có tên "AstraZeneca", các chuyên gia nói rằng đó không phải là người được tiêm. Bất cứ ai cũng có thể đổi tên thiết bị Bluetooh trong phần cài đặt điện thoại của mình, do đó, nhiều khả năng đây chỉ là một trò đùa.
Gia đình Cam Cam đóng góp 50 triệu đồng vào quỹ hỗ trợ mua vắc xin Covid-19 Thông tin này đã được chia sẻ trên trang cá nhân của Kiên Hoàng. Giữa thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam, nhiều nghệ sĩ và người nổi tiếng đã có những hành động đẹp như giúp đỡ bà con nông dân bằng cách mua nông sản, hỗ trợ vật tư y tế cho các bệnh viện,... Mới...