Nóng lên toàn cầu và hệ lụy khủng khiếp mà con người phải đối mặt
Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang được quan sát thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới, đe dọa tới cuộc sống của hàng tỷ người trên hành tinh xanh.
Hành tinh của chúng ta đang ấm dần lên, từ Bắc Cực cho tới Nam Cực. Kể từ năm 1906, nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng hơn 0,9 độ C, kể cả ở những vùng cực lạnh giá. Tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu giờ đã không còn là tương lai gần hay xa mà đang xuất hiện ở khắp mọi nơi vào thời điểm hiện tại.
Trái đất nóng lên làm tan chảy sông băng, băng biển, làm thay đổi mô hình mưa và khiến động vật phải di cư vì mất nơi cư ngụ.
Dấu hiệu nóng lên toàn đang được quan sát thấy ở khắp mọi nơi trên thế giới. (Ảnh: WWF)
Cụ thể, băng đang tan trên toàn thế giới, đặc biệt là các cực của Trái đất, bao gồm sông băng trên núi, các dải băng bao phủ Tây Nam Cực và Greenland và băng biển Bắc Cực. Trong Công viên Quốc gia Glacier của Montana, số lượng sông băng giảm xuống dưới 30 so với hơn 150 vào năm 1910.
Hiện tượng tan băng góp phần làm tăng mực nước biển. Mực nước biển toàn cầu tăng 3,2 mm mỗi năm. Tốc độ này đang được đẩy nhanh hơn trong những năm gần đây.
Nhiệt độ Trái đất tăng ảnh hưởng tới môi trường sống của động vật. Băng tan đe dọa môi trương sống của chim cánh cụt, gấu Bắc cực, tuần lộc. Một số loài bướm, cáo phải di cư xa hơn về các vùng phía Bắc hoặc các khu vực có nhiệt độ cao hơn, mát mẻ hơn.
Video đang HOT
Một số vùng rơi vào tình trạng hạn hán nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ cháy rừng, mất mùa và thiếu nước. Đơn cử ở Australia, báo cáo của Cơ quan Khí tượng nước này cho biết cho phần lớn các khu vực của Australia đều có lượng mưa thấp hơn trung bình và đây là mùa Xuân khô nhất trong lịch sử.
Nguồn nước ở một số nơi xuống mức cạn kiệt, buộc chính quyền địa phương phải đưa ra các quy định khắt khe về việc sử dụng nước. Tại Sydney, nguồn cung nước giảm dưới 50% vào đầu năm nay và đang trên đà xuống dưới 40% vào đầu năm 2020. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt cũng khiến nhiều khu vực ở Australia phải trải qua nhiều vụ cháy rừng nghiêm trọng.
Nóng lên toàn cầu cũng làm một số loại côn trùng như muỗi, ve, sâu có hại cho cây trồng phát triển mạnh. Chẳng hạn, quần thể bọ cánh cứng đang gặm nhấm hàng triệu ha cây trồng ở Mỹ.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo đây mới chỉ là các dấu hiệu ban ban đầu.
Và nếu hiện tượng này vẫn tiếp tục và không có sự can thiệp, mực nước biển dự kiến sẽ tăng từ 26 đến 82 cm hoặc cao hơn vào cuối thế kỷ này. Các cơn bão trở nên mạnh hơn và thường xuyên ghé thăm hơn.
Lũ lụt và hạn hán cũng sẽ trở nên phổ biến hơn. Nước ngọt sẽ ít hơn vì các sông băng lưu trữ 3/4 lượng nước ngọt trên thế giới.
Một số bệnh tật cũng sẽ lây lan, như sốt rét. Hệ sinh thái sẽ tiếp tục thay đổi. Một số loài có thể di chuyển xa hơn về phía Bắc, một số loài khác như gấu Bắc Cực đừng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Các đợt nóng kỷ lục cũng sẽ được ghi nhận nhiều hơn với nhiệt độ năm nay lại cao hơn nhiệt độ năm trước.
(Nguồn: NG)
SONG HY
Theo vtc.vn
Hai tỉ tấn băng ở hòn đảo Bắc Cực biến mất chỉ trong một ngày
Hai tỉ tấn băng đã biến mất trong ngày 13.6 ở đảo Greenland thuộc Bắc Cực và đây là điều hết sức bất thường.
Bắc Cực để mất tới 2 tỉ tấn băng chỉ trong một ngày.
Theo CNN, Greenland là hòn đảo chứa một lượng lớn băng. Băng thường tan vào mùa hè, trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8. Nhưng một lượng lớn băng tan chỉ trong một ngày là dấu hiệu bất thường.
CNN so sánh lượng băng vừa mất đi đủ lấp đầy diện tích Công viên Quốc gia Mỹ ở Washington với độ cao gấp 8 lần Tượng đài Washington (khoảng 1.352 m).
Việc băng tan đột biến là hiện tượng bất thường, nhưng không phải là chưa từng có, Thomas Mote, nhà nghiên cứu khoa học tại Đại học Georgia, người chuyên nghiên cứu về khí hậu của Greenland, nói.
"Nó có thể so sánh với lượng băng tan mà chúng ta từng chứng kiến vào tháng 6.2012", Mote nói. Các chuyên gia dự đoán năm 2019 có thể thời điểm đảo Greenland lập kỷ lục mới về băng tan.
Biểu đồ cho thấy băng tan ở đảo Greenland tăng vọt dù chỉ mới là tháng 6.
Mote nói rằng băng tan một cách chóng mặt vào đầu mùa hè sẽ chỉ càng khiến lượng băng tan vào cuối mùa xảy ra dễ dàng và nhanh hơn.
Theo các chuyên gia, các dải cao áp không ngừng kéo không khí nóng và ẩm từ Trung Đại Tây Dương đến đảo Greenland. Áp suất cao ngăn mưa hình thành, kết quả là bầu trời đầy nắng.
Vài tuần trước, nắng nóng trên đảo Greenland ngày càng khắc nghiệt vì các dải cao áp di chuyển từ phía đông nước Mỹ, đem không khí nóng bổ sung.
"Greenland góp phần khiến mực nước biển toàn cầu tăng nhanh trong hai thập kỷ qua", Mote nói. Những mùa nắng nóng khắc nghiệt ngày càng xuất hiện với tần suất cao hơn và điều này chưa từng xảy ra trước những năm 1990.
Theo Danviet
Băng tan tại Greenland diễn ra nhanh hơn dự báo Tình trạng tan chảy những khối băng khổng lồ tại Greenland, hòn đảo của Đan Mạch nằm ở Bắc Đại Tây dương, đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với dự báo và có thể đẩy thêm hàng triệu người đối mặt với hiểm họa thiên tai vào cuối thế kỷ. Đây là lời cảnh báo của các nhà khoa học đưa ra...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Kỷ lục số vụ việc bài Do Thái tại Hà Lan

Hy Lạp huy động số lượng lính cứu hỏa kỷ lục phòng ngừa cháy rừng

Tổng thống Mỹ D. Trump kêu gọi thúc đẩy nỗ lực đạt thỏa thuận hòa bình cho Ukraine

Lực lượng Houthi tăng cường tuyển thêm thành viên

Công an Bình Định điều tra hai vụ ngư dân tử vong trên biển

Pakistan đóng cửa biên giới, hủy thương mại với Ấn Độ

Bác sĩ kể lại giờ phút cuối và điều tiếc nuối của Giáo hoàng Francis

Trung Quốc bác tin đàm phán thương mại với Mỹ, yêu cầu Nhà Trắng dỡ thuế

Trung Quốc đưa 3 phi hành gia lên trạm không gian Thiên Cung

Tỉ phú Elon Musk khẩu chiến bộ trưởng Tài chính Mỹ trước mặt ông Trump?

Nghịch lý loài kangaroo khổng lồ tiền sử sống 'thư giãn', khép kín trong hang

Trung Quốc ra mắt công nghệ đột phá giúp phát hiện tàu ngầm dưới nước
Có thể bạn quan tâm

2 ái nữ của "ông trùm bất động sản" miền Tây: Chị được tặng cụm công ty hơn 300 tỷ làm của hồi môn, em gái giữ chức vụ quan trọng trong tập đoàn nghìn tỷ
Netizen
07:52:54 25/04/2025
Top nghệ sĩ được trả nhiều tiền nhất Spotify: Hạng 1 "out trình" loạt siêu sao, kiếm hơn 9.2 nghìn tỷ gây choáng
Nhạc quốc tế
07:52:51 25/04/2025
Cướp giật túi xách khiến người phụ nữ ở TP.HCM té xuống đường, tử vong
Pháp luật
07:45:59 25/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 19: Ly sảy thai, Nguyên suy sụp vì mất con
Phim việt
07:44:26 25/04/2025
70 thiếu niên, học sinh độ chế xe điện từ 30 lên 100km/h
Tin nổi bật
07:36:05 25/04/2025
"Xào couple" ở showbiz Việt: Chiêu trò cũ rích, "càng xào càng dai"
Sao việt
07:30:10 25/04/2025
Nam tài tử đáng thương nhất showbiz: Vợ đi ngoại tình trai trẻ bị truyền thông bóc phốt, ở nhà không biết vẫn livestream khoe "cô ấy đi làm đẹp"
Sao châu á
07:26:08 25/04/2025
Cách làm trứng vịt muối dễ nhất cho người mới bắt đầu
Ẩm thực
06:07:24 25/04/2025
Tổng tài triệu đô bỏ cả gia sản để vào showbiz: Visual tuyệt đối điện ảnh, đóng phim nào cũng gây bão
Hậu trường phim
05:53:02 25/04/2025
Hàn Quốc quan ngại về cấu trúc thép của Trung Quốc đặt tại Hoàng Hải
