Nông dân xứ Quảng “khoác áo mới” cho ngành du lịch
Nằm cách trung tâm TP. Hội An 3km về hướng Đông Bắc, làng rau Trà Quế hiện lên với vẻ đẹp mới, giúp cho ngành du lịch thu hút nhiều khách tham quan đến từ trong và ngoài nước.
Làng rau Trà Quế không chỉ là thương hiệu nổi tiếng về làm rau sạch chất lượng cao mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Làng rau Trà Quế có gần 20ha, hơn 200 hộ gia đình làm nghề nông nghiệp, trong đó có 130 hộ chuyên trồng rau luân canh, xen canh để phát triển du lịch. Từ xưa đến nay, làng rau Trà Quế nổi tiếng vì có trên 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị, đặc biệt là có nhiều loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, é, tía tô…
Ông Mai Cử (54 tuổi, thôn Trà Quế) với hơn 30 năm trồng rau cho biết: Ông trồng 800m2 với các loại rau như: Mồng tơi, húng, rau é, diếp cá… Mỗi ngày ông cung cấp ra thị trường khoảng 25-30kg rau với giá trung bình từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí ông lãi trên 500.000 đồng/ngày.
Du khách thích thú với việc tập làm nông dân ở làng rau Trà Quế. (Ảnh: Hồng Phong)
“Thời gian tới tôi dự định kết hợp với các công ty lữ hành dẫn khách đến thăm quan mô hình rau của mình nhằm tăng thêm thu nhập từ nghề trồng rau” – nông dân Cử chia sẻ.
Đến với làng rau Trà Quế, du khách có thể hóa thân thành những nông dân thực thụ, với dép lê, nón lá được chính những người nông dân nơi đây truyền đạt lại, để cùng với bà con Trà Quế tự tay trồng rau, tưới nước cho rau, cưỡi trâu đi dạo quanh làng, sau đó thưởng thức những đặc sản dân quê…
Ông Trang Thanh Hùng – Trưởng thôn Trà Quế kiêm quản lý làng rau cho biết: Thời gian qua làng nghề sản xuất rau Trà Quế phát triển mạnh, kết hợp với du lịch sinh thái đã giúp cho bà con phấn khởi nhờ nâng cao thu nhập.Cụ bà Nguyễn Thị Xim (75 tuổi, làng rau Trà Quế) với kinh nghiệm hơn 40 năm trồng rau cho biết: Làng rau Trà Quế có 2 vụ, vụ đông từ tháng 11 đến tháng 3 và vụ hè từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Đến du lịch tại làng rau Trà Quế du khách có thể được dạo quanh làng bằng xe đạp, bằng thuyền, được tận mắt chứng kiến nông dân trồng và chăm sóc rau với hơn 40 loài rau khác nhau.
Video đang HOT
“Khi đã làm du lịch sinh thái phải kết hợp từ khâu sản xuất rau đến mở nhà hàng phục vụ du khách các món ăn chế biến từ rau Trà Quế.Phải chu đáo từ khâu làm đất để giúp du khách trải nghiệm các công đoạn sản xuất rau, đồng thời phải sale lượng khách thường xuyên từ các đơn vị lữ hành. Như vậy mới tạo cho làng rau Trà Quế một nét hấp dẫn riêng đối với du khách” – ông Hùng chia sẻ.
Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn, do bà con chưa liên kết được với nhiều công ty lữ hành, mặt khác trình độ dân trí của bà con nông dân còn hạn chế nên khó thực hiện, nhất là khâu sale du khách đến với vựa rau của mình.Do vậy, hiệu quả vẫn chưa đạt như mong đợi.
Theo Danviet
Du lịch nông thôn:Cân bằng giữa phát triển và bảo tồn
"Quảng Nam đã và đang tập trung phát triển sản phẩm du lịch xanh, du lịch vùng nông thôn, đặc biệt tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương" - ông Hồ Tấn Cường - Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam chia sẻ với NTNN.
Khách du lịch tham quan làng rau Trà Quế nổi tiếng ở Hội An. Ảnh: T.H
Ông Hồ Tấn Cường cho biết, Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch, nổi bật là 2 di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn, cùng với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm và đường bờ biển dài 125km với nhiều bãi tắm đẹp như: Hà My, Cửa Đại, Bình Minh, Tam Thanh, Kỳ Hà, Bãi Rạng...
Bên cạnh đó, Quảng Nam còn có 360 di tích và danh thắng, những giá trị văn hóa phi vật thể đặc trưng của cư dân miền biển, đồng bằng, miền núi thể hiện sự đa dạng về văn hóa của 5 dân tộc chính cư trú trên địa bàn.
Điều này giúp giải quyết bài toán cân bằng giữa phát triển và bảo tồn các di sản và nhiều tài nguyên du lịch khác...
Du khách nước ngoài được trải nghiệm cảm giác làm nông dân ở Hội An. (Ảnh: Trương Hồng)
Sản phẩm nông nghiệp được phát triển và quảng bá đến du khách như thế nào?
- Các sản phẩm du lịch nông nghiệp với hoạt động tham quan, trải nghiệm ở các làng quê, làng nghề, nông thôn Quảng Nam như chương trình trải nghiệm các hoạt động nghề nông ở Làng rau Trà Quế (Hội An), Làng gốm Thanh Hà (Hội An), Làng rau An Mỹ (Hội An), Lang rau Thanh Đông (Hội An), Làng chài (Cù Lao Chàm - Hội An), Làng bắp Cẩm Nam (Hội An), Làng trái cây Đại Bình (Nông Sơn)...
Những chương trình du lịch này giúp du khách được hòa vào cuộc sống thực tại của người dân, được xới đất trồng rau, tưới nước... Lang rau Tra Quế (Hội An) là sản phẩm du lịch nông nghiệp đặc sắc cua du lịch Quảng Nam gần 10 năm qua, mỗi năm đon hang chục nghìn lượt khach tham quan.
Du lịch nông nghiệp ở Quảng Nam còn được xây dựng và phát triển ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh với các chương trình tham quan, tìm hiểu văn hóa, cuộc sống của người dân đồng bào dân tộc thiểu số, tham gia biểu diễn văn nghệ cùng người dân tộc bản địa, xem trình diễn âm nhạc truyền thống, thưởng thức ẩm thực, tìm hiểu các nghề dệt thổ cẩm truyền thống...
Đây là những sản phẩm du lịch có sự kết hợp giữa du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa, mang đến một nét độc đáo mới cho du lịch Quảng Nam với các điểm: Làng du lịch Pơning (Tây Giang), làng du lịch Bho Hoong (Đông Giang), Làng Du lịch cộng đồng Cơ Tu (Nam Giang)...
Những chủ trương, chính sách cụ thể của tỉnh trong việc thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp trong gian tới là gì, thưa ông?
- Thời gian qua tỉnh đã có nhiều nỗ lực để đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng du lịch, từng bước nâng cao chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lượng lao động. Qua đó chúng tôi tạo dựng được thương hiệu Du lịch Quảng Nam mà nổi bật là Hội An, Mỹ Sơn.
Nhờ vào đó, năm 2017, Quảng Nam đã đón được gần 6 triệu lượt khách, tăng 85,1% so với cùng kỳ năm 2007; thu nhập du lịch đạt 9.200 tỷ đồng.
Năm 2015, tỉnh Quảng Nam cũng đã xây dựng chiến lược về du lịch nông thôn tỉnh Quảng Nam, góp phần định hướng phát triển du lịch nông nghiệp đạt hiệu quả hơn; tỉnh cũng đã ban hành Đề án "Phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020".
Bên cạnh các sản phẩm du lịch truyền thống, chúng tôi đã xây dựng và phát triển nhiều sản phẩm du lịch nông nghiệp phù hợp với xu hướng khám phá, trải nghiệm của khách du lịch hiện nay", ông Hồ Tấn Cường nói.
Chúng tôi đang tham mưu UBND tỉnh và HĐND tỉnh phê duyệt "Đề án quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Quảng Nam đến năm 2025" nhằm hỗ trợ đầu tư cho các điểm du lịch cộng đồng để phát triển du lịch, trong đó có du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu du khách, hướng đến phát triển du lịch bền vững trong thời gian đến.
Quảng Nam đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các tổ chức quốc tế trong sự nghiệp phát triển du lịch nói chung cũng như trong xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp như: ILO, EU, UNESCO, FIDR...
Các tổ chức này đã hỗ trợ hiệu quả các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ các giá trị, các tiềm năng tại các khu vực nông thôn, làng quê đang phát triển du lịch nông nghiệp.
Qua hội thảo này, chúng tôi mong rằng sản phẩm du lịch nông nghiệp ở các địa phương trên cả nước sẽ được quan tâm hơn nữa, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Bình Thuận: Quy hoạch mở rộng Khu du lịch quốc gia Mũi Né về hướng Bắc lập "sân chơi" mới cho BĐS nghỉ dưỡng Cách đây 5 năm, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định KDL Mũi Né là khu du lịch quốc gia. Do vậy, việc xúc tiến lập quy hoạch tổng thể phát triển KDL quốc gia Mũi Né trình Thủ tướng Chính phủ...