Nông dân xứ Lạng làm giàu nhờ được hỗ trợ kiến thức kỹ thuật và vốn đầu tư
Hội viên, nông dân được vay vốn, hỗ trợ kiến thức, tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật,… mà các cấp Hội Nông dân (ND) tỉnh Lạng Sơn tổ chức trong thời gian qua. Hội viên đã phát huy hiệu quả đồng vốn và kiến thức, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên đất quê hương.
Hỗ trợ với nhiều hình thức
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có tổng số gần 126.000 hội viên nông dân, chiếm khoảng 90% tổng số hộ nông nghiệp của toàn tỉnh. Do vậy, để giúp hội viên phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, giảm nghèo hiệu quả, thời gian qua, Hội ND tỉnh Lạng Sơn đã có nhiều chương trình, giải pháp hỗ trợ hội viên nông dân tại địa phương.
Nông dân Việt Nam xuất sắc, Đặng Văn Lương, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) chăm sóc vườn quýt vàng của gia đình. Ảnh: Tuấn Minh
“Từ những hoạt động thiết thực đó, nhiều hộ nông dân được trợ giúp đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu, góp phần nâng cao đời sống cho nông dân, thu hút ngày càng nhiều nông dân tham gia vào tổ chức hội”.
Video đang HOT
Ông Hoàng Văn Ngôn
Ông Hoàng Văn Ngôn – Chủ tịch Hội ND tỉnh Lạng Sơn cho biết, Hội ND tỉnh thường xuyên bám sát cơ sở, khảo sát tình hình đời sống của hội viên, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận nguồn vốn vay, tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, định hướng đi mới trong chăn nuôi và trồng trọt, giúp nâng cao năng suất, sản lượng và thu nhập cho người dân.
Để hỗ trợ hội viên nông dân về nguồn vốn sản xuất, từ năm 2012 đến nay, các cấp Hội ND trong tỉnh Lạng Sơn đã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH cho hội viên vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất thông qua 620 tổ tiết kiệm vay vốn do Hội ND quản lý, với 18.134 hội viên vay vốn, tổng dư nợ đạt trên 743 tỷ đồng.
Đồng thời, Hội ND tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Ngân hàng NNPTNT tín chấp cho hội viên vay qua 49 tổ vay vốn, với tổng dư nợ hơn 32 tỷ đồng. Đặc biệt, việc cho hội viên vay vốn hỗ trợ sản xuất thông qua nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã mang lại hiệu quả.
Đến nay đã các cấp. Quỹ Hỗ trợ nông dân ở 2 cấp tỉnh và huyện đã vận động xây dựng được 21,3 tỷ đồng. UBND tỉnh Lạng Sơn hỗ trợ từ ngân sách 7,5 tỷ đồng bổ sung quỹ. UBND các huyện hỗ trợ 1,8 tỷ đồng bổ sung cho Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp.
Các nguồn này đã góp phần nâng tổng số vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân 3 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện) đạt mức 42 tỷ đồng. Quỹ Hỗ trợ nông dân đang cho vay 184 dự án với 1.742 hộ vay. Từ đó, quỹ đã hỗ trợ nông dân phát triển được 862 con trâu, 515 con bò, 82 con ngựa, 2976 con lợn; cải tạo và trồng mới 158 vườn cây ăn quả như na, bưởi, vải thiều, dứa, quýt, cải tạo bổ sung giống cho 14 ao cá, 30 lồng cá…
Hiệu quả từ các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ
Toàn tỉnh Lạng Sơn hiện có 9.225 hội viên Hội ND được công nhận đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong những năm qua, các cấp Hội ND trong tỉnh đã xây dựng được hơn 94 mô hình tập thể, hợp tác xã, phát triển kinh tế có hiệu quả. Cùng với tạo nguồn vốn vay, các cấp Hội Nông dân còn tích cực phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên.
Từ năm 2012 đến nay, các cấp Hội ND đã phối hợp tổ chức được hơn 7.145 lớp về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm và cây ăn quả… với trên 336.115 lượt hội viên, nông dân tham dự. Qua tập huấn đã có trên 80% hộ hội viên áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hằng năm, Hội ND tỉnh Lạng Sơn cũng tăng cường phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng thương hiệu nông sản, quảng bá giới thiệu sản phẩm và tham gia các hội chợ triển lãm nông nghiệp…
Từ việc được hỗ trợ, nhiều hộ nông dân đã phát huy thế mạnh về đất đai, lao động, vốn, khoa học kỹ thuật để chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi trong sản xuất; xây dựng được các mô hình kinh tế có hiệu quả cho thu nhập cao từ 100 đến hơn 500 triệu đồng/năm.
Ông Nông Văn Lâm (xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng), một gương sáng về sản xuất kinh doanh giỏi chia sẻ: “Những năm trước, được sự động viên, giúp đỡ của Hội ND và người thân, tôi mạnh dạn phá bỏ các cây trồng truyền thống để xây dựng mô hình trồng cây ăn quả. Trong đó tập trung vào trồng cam Canh, cam Vinh và trồng na. Vừa làm vừa học hỏi, đầu tư, được hội giúp đỡ về vốn, tập huấn khoa học kỹ thuật, tôi đã phát triển được vườn cây ăn quả hằng năm thu nhập đạt trên 700 triệu đồng”.
Nông dân Việt Nam xuất sắc Đặng Văn Lương (xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn) cũng cho biết, nguồn vốn hỗ trợ cùng với sự quan tâm của Hội ND các cấp đã tạo động lực để hội viên nông dân vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Hiện ông Lương đã và đang đầu tư trồng và chăm sóc quýt vàng Bắc Sơn mang lại thu nhập từ vài trăm cho đến 1 tỷ đồng mỗi năm.
Ông Hoàng Văn Ngôn – Chủ tịch Hội ND tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong thời gian tới, Hội ND tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân; khuyến khích hội viên phát triển mạnh kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã… Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát giúp việc thực hiện các nguồn vốn được hiệu quả, góp phần xây dựng tổ chức hội ngày càng vững mạnh, là điểm tựa đồng hành cùng nông dân làm giàu.
Bắc Ninh: Tăng kiểm tra giám sát, bảo vệ quyền lợi nông dân
Xác định tầm quan trọng của công tác giám sát, những năm qua, các cấp Hội ND tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy chế giám sát góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân.
Hội viên nông dân huyện Tiên Du (Bắc Ninh) mạnh dạn đầu tư trồng bưởi Diễn theo hướng an toàn sinh học. Ảnh: Đức Thịnh
Ông Trần Đăng Sâm - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bắc Ninh cho biết: Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện Quyết định số 217 của Bộ Chính trị, Hội ND tỉnh chỉ đạo các cấp Hội tăng cường tuyên truyền về nội dung của quyết định; mục đích, tính chất, các nguyên tắc của giám sát và phản biện xã hội.
Cùng với đó, từ năm 2013 đến nay, các cấp Hội tiến hành hơn 4.200 cuộc kiểm tra đối với tổ chức Hội cấp dưới; thành lập 11 câu lạc bộ Nông dân với pháp luật; tổ chức 19.806 buổi tuyên truyền pháp luật cho 1,7 triệu lượt người; trợ giúp pháp lý 598 buổi cho hơn 36 nghìn lượt hội viên nông dân.
Công tác kiểm tra, giám sát giúp cho cán bộ hội nắm bắt sâu sát hơn tình hình phong trào ở các cấp Hội; đề ra các giải pháp, chương trình công tác phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở, bổ sung những thiếu sót, tồn tại ngay từ cơ sở, góp phần giảm đơn thư khiếu kiện vượt cấp.
Bên cạnh đó, Hội ND tỉnh ký kết và thực hiện chương trình phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, Sở NNPTNT, Sở Công Thương về "Giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp, giai đoạn 2015 - 2020". Qua đó từng bước hạn chế tình trạng buôn bán, sử dụng các loại vật tư, phân bón giả, phân bón kém chất lượng, giúp nông dân yên tâm sản xuất thực phẩm an toàn vệ sinh, góp phần thực hiện có hiệu quả Đề án "Bắc Ninh phấn đấu không còn thực phẩm bẩn".
Thực hiện điều lệ Hội ND Việt Nam khóa VII và Đề án số 01 ngày 9/4/2019 của Ban Thường vụ Trung ương Hội ND Việt Nam về "Ủy ban kiểm tra Hội ND các cấp nhiệm kỳ 2018 - 2023", Hội ND tỉnh chủ động xây dựng và ban hành đề án Ủy ban kiểm tra Hội ND tỉnh; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn Hội ND cấp huyện và cơ sở thành lập Ủy ban kiểm tra các cấp.
Kết quả, Hội ND các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã bầu được 408 đồng chí ủy viên, hoàn thành 100% việc bầu Ủy ban kiểm tra các cấp. Ủy ban kiểm tra Hội ND các cấp hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có chức năng tham mưu cho Ban Chấp hành Hội ND các cấp về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Hội; việc chấp hành điều lệ Hội, thực hiện chủ trương, quy định của Hội...
Các cấp Hội Nông dân chung tay phòng chống dịch Covid 19 Vừa qua Hội ND tỉnh Bắc Ninh đã phát động cán bộ, công chức, viên chức cơ quan đồng loạt nhắn tin gửi đến tổng đài 1407 (với mức ủng hộ 20.000 đồng/người/tin nhắn) để ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19. Ngoài ra, Hội ND tỉnh còn thực hiện nghiêm túc các quy định về đeo khẩu trang tại nơi công cộng, trong...