Nông dân xứ Lạng chống rác thải nhựa
Thời gian qua, Hội Nông dân (ND) tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, vận động nông dân bảo vệ môi trường nông thôn với nội dung thiết thực. Tại nhiều cơ sở Hội, nông dân đã hưởng ứng nói không với rác thải nhựa …
Phối hợp đồng bộ tạo điểm nhấn
Hiện nay, phong trào “ Chống rác thải nhựa” đang được phát động mạnh mẽ, hướng đến tuyên truyền, vận động, kêu gọi cộng đồng thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần, túi nylon khó phân hủy, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người.
Nhận thức rõ tác hại từ rác thải nhựa ảnh hưởng đến môi trường sống, ngay từ đầu năm 2019, Hội ND tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp tuyên truyền bảo vệ môi trường cho nông dân. Các cấp Hội trong tỉnh cụ thể hóa kế hoạch của tỉnh Hội về tuyên truyền bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Đó là việc thực hiện tổ chức hội nghị tập huấn về bảo vệ môi trường tại các huyện: Văn Quan và Lộc Bình.
Hội còn tổ chức hội thi “Nông dân tham gia tìm hiểu kiến thức về pháp luật và bảo vệ môi trường” tại xã Tú Đoạn huyện Lộc Bình.
Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn tổ chức các hội thi tìm hiểu kiến thức pháp luật bảo vệ môi trường. (ảnh: Liễu Chang)
Video đang HOT
Các cấp Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền đến hội viên nông dân về nguy cơ ô nhiễm nhựa và túi nylon, tiến tới từ bỏ thói quen sử dụng túi nylon, sản phẩm nhựa dùng 1 lần của người dân. Ngoài ra các cấp Hội ND trong tỉnh đã tích cực phối hợp các ngành chức năng tuyên truyền phổ biến đến hội viên, nông dân hưởng ứng tham gia thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa”.
Qua đó, Hội vận động hội viên nông dân hạn chế sử dụng túi nylon, chai nhựa, cốc nhựa dùng 1 lần, hộp xốp đựng đồ ăn, vỏ bim bim, bóng hơi… ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ vật liệu thân thiện với môi trường thay thế túi nylon, sử dụng các sản phẩm nhựa có khả năng tái chế.
Để dễ hiểu và thu hút hội viên nông dân hưởng ứng tham gia thực hiện phong trào “Chống rác thải nhựa” Hội ND tỉnh Lạng Sơn đã đa dạng hóa hình thức tuyên truyền. Từ đầu năm, các cấp hội đã phối hợp lồng ghép tuyên truyền được 2.462 buổi cho 129.096 lượt người nghe và học tập phát được trên 110 tài liệu hỏi đáp pháp luật bảo vệ môi trường, 750 tờ rơi tuyên truyền về bảo vệ môi trường…
Các cấp Hội tổ chức hoạt động tuyên truyền vận động nông dân thu gom, phân loại các sản phẩm đã sử dụng từ nhựa, bao bì, túi nylon và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định, hướng dẫn hội viên và người dân cách sử dụng các sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa dụng 1 lần trong đời sống sinh hoạt. Hội phối hợp các ngành chức năng phát động ra quân đầu năm dọn vệ sinh môi trường đường làng ngõ xóm và thu gom, phân loại rác thải nhựa, tuyên truyền nân cao nhận thức về nguy cơ ô nhiễm rác thải nhựa.
Mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả
Để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền cũng như hiểu biết rõ hơn về tác hại của túi nylon năm 2019 Hội ND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức 2 lớp tập huấn cho 300 lượt hội viên nông dân tỉnh tham dự tại huyện Văn Quan, Lộc Bình với nội dung nâng cao nhận thức, hạn chế sử dụng túi nylon, khó phân hủy. Hội phối hợp với Trung tâm Môi trường, T.Ư Hội NDVN, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh tổ chức tập huấn tại tỉnh nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về tác hại của chất thải công nghiệp nông thôn cho 200 cán bộ, hội viên nông dân tại các huyện Cao Lộc, Văn Quan, Tràng Định và TP. Lạng Sơn.
Ngoài ra, Hội còn xây dựng mô hình bảo vệ môi trường phòng chống rác thải nhựa tại cơ sở Hội gồm các mô hình phân loại rác thải, đẹp nhà, sạch đường, sạch đồng ruộng. Tại cơ sở, Hội vận động 100% cán bộ hội viên nông dân ký cam kết bảo vệ môi trường do các cấp phát động, không sản xuất rau không an toàn, không giết mổ gia súc, gia cầm không an toàn.
Theo Danviet
Lạng Sơn: Nâng "chất" và "lượng" cán bộ, hội viên, nông dân
Cùng với việc đẩy mạnh thực hiện 3 phong trào thi đua lớn, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn luôn quan tâm củng cố, tổ chức bộ máy và tăng cường nâng cao "chất" và "lượng" của đội ngũ cán bộ, hội viên các cấp qua đó góp phần tăng hiệu quả hoạt động của hội nông dân trên địa bàn tỉnh.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi có tỷ lệ 80% dân số toàn tỉnh sống ở nông thôn và làm nông nghiệp cho thấy nông dân vẫn là lực lượng lao động xã hội đông đảo. Trong năm 2018, Trung ương và tỉnh đã quan tâm ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp, đào tạo nghề gắn với tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho nông dân. Hội viên nông dân phát huy tinh thần lao động cần cù, sáng tạo vượt khó vươn lên, chủ động học tập và vươn lên ứng dụng công nghệ vào sản xuất, giảm nghèo bền vững tạo nên nhiều thành tựu trong nông nghiệp nói chung trên địa bàn tỉnh.
Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ luôn được lãnh đạo Hội Nông dân Lạng Sơn quan tâm, chú trọng.
Không chỉ tăng về số lượng hội viên mà Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn cũng rất quan tâm nâng cao chất lượng cán bộ, hội viên nông dân bằng các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ. Cùng với đó là hoạt động công tác hội, xây dựng tổ chức bộ máy luôn được các cấp hội quan tâm, trọng tâm là xây dựng chi hội đảm bảo số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức hội viên, trình độ cán bộ hội các cấp; thường xuyên trang bị cho cán bộ hội cơ sở bản lĩnh chính trị, có kỹ năng chỉ đạo, điều hành, biết lắng nghe ý kiến của nông dân.
Các cơ sở Hội đã tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tăng cường thu hút nông dân và các tổ chức Hội kết hợp với nâng cao chất lượng hội viên. Theo đó, trong năm 2018 Hội Nông dân Lạng Sơn đã kết nạp được thêm trên 2.300 hội viên mới. Toàn tỉnh hiện có 226 hội nông dân cơ sở xã, phường, thị trấn với hơn 110.000 hội viên.
Công tác tập huấn cán bộ hội tiếp tục được quan tâm, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức được nhiều lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, nghiệp vụ Quỹ Hỗ trợ nông dân cho trên 1.000 cán bộ Hội cấp xã, thôn. Cử cán bộ Hội tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ tại Trung ương Hội, Quảng Tây (Trung Quốc) theo kế hoạch của Tỉnh ủy... Kết hợp với các ngành liên quan tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị, nghiệp vụ công tác Hội cho hàng nghìn lượt cán bộ Hội tham gia.
Ông Hoàng Văn Tài, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn cho biết: Hội Nông dân luôn quan tâm và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội các cấp, nhất là cán bộ Hội cơ sở, chi hội để nâng cao kỹ năng công tác, tinh thần trách nhiệm và năng lực vận động quần chúng. Quan tâm củng cố chi hội còn yếu kém hơn, chú trọng công tác phát triển hội viên nhất là lực lượng nông dân trẻ mới tách hộ, nông dân hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, ngành nghề. Tiếp tục đổi mới nội dung sinh hoạt hội đảm bảo thiết thực và có chất lượng.
Thường xuyên tổ chức các "sân chơi" để nông dân các địa phương có cơ hội được cọ xát, trao đổi kiến thức cũng như kinh nghiệm trong phát triển kinh tế.
Từ năm 2018 đến nay, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp tổ chức 21 lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức về mọi mặt cho hơn 2.240 cán bộ hội nông dân các cấp; cử 14 cán bộ hội tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do Trung ương Hội tổ chức. Các lớp tập huấn được tổ chức chuyên sâu theo lĩnh vực, nghiệp vụ, xây dựng theo chuyên đề cụ thể như: giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; tham gia quá trình giám sát, phản biện; kỹ năng nghiệp vụ công tác của cán bộ hội cơ sở; nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình kinh tế tập thể, liên kết sản xuất trong nông nghiệp...
Phân loại tổ chức Hội năm 2018 đạt kết quả là đã có 6/11 huyện, thành phố đạt vững mạnh, 5 đơn vị khá. Có 193 cơ sở Hội đạt vững mạnh, 33 cơ sở đạt khá, không có cơ sở yếu kém.
Trong năm 2019, Hội Nông dân tỉnh Lạng Sơn tiếp tục phối hợp thường xuyên thực hiện công tác tập huấn, bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ hội cơ sở. Quan tâm nâng cao nhận thức, năng lực hành động của cán bộ hội các cấp và hội viên nông dân.
Hội cử cán bộ hội nông dân cơ sở đi học tập kinh nghiệm tại các đơn vị và các mô hình thực tế theo hướng học đi đôi với hành. Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ hội, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt có bản lĩnh chính trị, tâm huyết với công tác hội. Đồng thời, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hội theo hướng tập trung cho cơ sở, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm góp phần xây dựng tổ chức hội vững mạnh, là "đòn bẩy" giúp nông dân vươn lên làm giàu.
Theo Danviet
Ngành Y tế "cung cấp" ra môi trường 22 tấn rác thải nhựa mỗi ngày Theo báo cáo nhanh từ một số bệnh viện, có khoảng 5% trong số chất thải y tế phát sinh là chất thải nhựa, khoảng 22 tấn/ngày. Hai vị Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên - Môi trường phát động "Chống rác thải nhựa" trong ngành Y tế Sáng 16/8, Bộ Y tế và Chương trình Phát triển Liên Hợp...