Nông dân vùng kênh Đông chưa mặn mà nuôi cá, tôm
Sau hơn 30 năm đưa vào vận hành, hệ thống kênh Đông (Củ Chi, TP.HCM) chỉ mới phát huy hiệu quả trong lĩnh vực trồng trọt, còn nghề nuôi trồng thủy sản vẫn phát triển manh mún, hiệu quả thấp.
Theo ông Lê Đình Đức – Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi, nhằm hỗ trợ nông dân sử dụng nguồn nước kênh Đông hiệu quả trong nuôi thủy sản, huyện sẽ tháo gỡ những vướng mắc của bà con trong quá trình nuôi như vốn, kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, quy hoạch…
Những người đột phá
Nông dân nuôi cá thương phẩm tại các xã ven kênh Đông (Củ Chi) vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của con kênh này. Ảnh: T.Đ
Đến các xã ven kênh Đông, giờ mới chỉ thấy trại cá Hưng Thịnh của ông Khưu Minh Hưng (ấp Thượng, xã Tân Thông Hội) là quy mô, bài bản nhất. Ông Hưng kể, năm 1990, gia đình ông đến ấp Thượng lập nghiệp và vay 100 triệu đồng thuê ao nuôi cá tạp (cá trê, tra, thát lát, sặc rằn…). Những năm đầu cá chết khá nhiều nên lời lãi ít, có năm chỉ hòa vốn hoặc lỗ. Tuy nhiên, ông Hưng vẫn kiên trì theo đuổi mô hình và sau một thời gian đã tích tụ vốn để mua 5ha đất. Ông đào thêm ao nuôi cá và lắp ống dẫn nước trực tiếp từ kênh Đông để chủ động nguồn nước, rồi thuê nhân công chuyên phụ trách việc chế biến thức ăn cho cá. Sau đó, ông phân chia từng ao theo chức năng riêng biệt. Tại ao mới đào, ông thiết kế hệ thống cầu phao kết nối với các vèo lưới chứa cá thát lát để thuận tiện thu hoạch. Diện tích mặt nước bên ngoài các vèo lưới, ông thả cá sặc rằn để tận dụng phần thức ăn thừa từ cá thát lát. Ông Hưng cho biết, hiện doanh thu từ việc nuôi cá đạt hơn 10 tỷ đồng/năm.
Tương tự, các ao nuôi cá lăng đỏ của anh Nguyễn Trung Hiếu (xã Trung Lập Thượng) cũng được bố trí dọc kênh Đông để dễ dàng tận dụng nguồn nước từ con kênh. Với diện tích 9.000m2, anh Hiếu tập trung nuôi cá giống, mỗi năm anh bán từ 2 – 3 triệu con giống cho bà con nông dân các tỉnh, với giá bán từ 800 đồng đến 2.000 đồng/con (tùy kích cỡ), doanh thu đạt khoảng 3 tỷ đồng/năm.
Video đang HOT
Cho nước kênh Đông thêm ngọt, mát
Với thuận lợi về hệ thống giao thông nội đồng, lưới điện, kênh Đông cung cấp nước ngọt quanh năm cùng nhiều cơ sở cung cấp giống, vật tư, thức ăn chất lượng cao…, người dân địa phương có thể thu lợi lớn từ nghề nuôi thủy sản. Tuy nhiên, thực tế người dân mới chỉ khai thác 120ha trong tổng số 280ha mặt nước nuôi thủy sản của địa phương.
Tại hội thảo phát triển nghề nuôi cá thương phẩm ven kênh Đông diễn ra vào năm 2015, bà con tỏ ra khá dè dặt với việc phát triển nuôi cá thương phẩm bởi thực tế đầu ra rất bấp bênh, lại thường bị các thương lái ép giá, trong khi đó vốn đầu tư nuôi cá ban đầu lớn, nếu không đảm bảo được vệ sinh môi trường nước thì sẽ bị cấm nuôi…
Ông Nguyễn Văn Quyền – một hộ nuôi cá thương phẩm ở xã Tân Thông Hội cho biết, hiện ông nuôi 100.000 con cá lóc với chi phí gần 1 tỷ đồng. Ông không dám mở rộng thêm diện tích vì chi phí quá lớn và rủi ro cao. “Tôi cho rằng nhà nước cần có chính sách vốn ưu đãi, lãi suất thấp và cho vay thời gian dài hơn để nông dân dễ xoay vòng vốn” – ông đề nghị.
Theo Danviet
Hai bố con thu tiền tỷ từ tôm
Hai bố con ông Phan Viết Xuân ở đội 1 xã Hải Khê huyện Hải Lăng (Quảng Trị) vừa thu hoạch 3 ao tôm, mỗi người "bỏ túi" tiền tỷ trong điều kiện sản xuất tôm đăng gặp nhiều khó khăn.
Phải luôn giữ nguồn nước sạch
Ông Phan Viết Xuân (sinh năm 1957) sau nhiều năm bôn ba khắp nơi, trải qua nhiều lĩnh vực kinh doanh, năm 2007 ông quyết định về quê phát triển kinh tế. Do thời điểm đi kinh doanh, buôn bán, ông Xuân cũng học hỏi được một số kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản nên ông đã quyết định đầu tư vào nuôi tôm.
Vừa thu mẻ tôm vào cuối tháng 5.2016, ông Xuân phấn khởi cho biết, "Cuối năm 2011, gia đình tôi thả tôm giống của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung (Bình Thuận), với 2 ao nuôi diện tích mỗi ao 2.800m2. Sau 150 ngày nuôi đã thu được 25 tấn, với giá bán bình quân 180.000 đồng/kg, trừ hết chi phí gia đình tôi có được lợi nhuận 1,9 tỷ đồng. Trong thời điểm nuôi tôm đang gặp nhiều khó khăn thì đạt được kết quả như vậy đối với gia đình tôi cũng thấy mãn nguyện lắm rồi" - ông Xuân chia sẻ.
Con giống của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung luôn được kiểm soát chặt chẽ trước khi xuất bán. ẢNH: P.L
Nằm kế bên ao nuôi của ông Xuân, ao tôm của anh Phan Thành Nhân - con trai của ông Xuân - còn có hiệu quả kinh tế cao hơn. "Ao của tôi cũng có cùng diện tích 2.800m2 nhưng tôi thu tôm trước ao của bố tôi 25 ngày được 13 tấn, lợi nhuận gần 1,3 tỷ đồng chỉ với một ao nuôi nên hiệu quả hơn so với ao nuôi của bố tôi" - anh Nhân cho biết.
"Chính việc lựa chọn con giống tốt, cung cấp nguồn nước sạch và thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng, giữ cho ao sạch sẽ là bí quyết thành công trong nuôi tôm thẻ chân trắng của bố con tôi". Ông Phan Viết Xuân
Chia sẻ về bí quyết mà cả hai bố con đều thành công trong khi nhiều vùng nuôi tôm trên cả nước gặp khó khăn, kể cả khu vực miền Trung vừa bị hạn hán, ông Phan Viết Xuân khẳng định, quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo được nguồn nước sạch.
"Để có được nguồn nước sạch, mỗi năm gia đình tôi lại phải đổi vị trí lấy nước một lần. Dù biết là tốn kém do phải thay đổi toàn bộ hệ thống ống lấy nước ngầm và hệ thống lọc nước nhưng nếu không thay đổi là đường ống cũ có nguy cơ đọng lại các loại vi khuẩn gây bệnh hoặc các loại dịch bệnh tự sinh sôi ra. Nguồn nước không sạch sẽ tiềm ẩn những loại dịch bệnh có thể dẫn tới thất bại bất cứ lúc nào, nên tiêu chí quan trọng là phải giữ cho được nguồn nước đầu vào thật sạch sẽ" - ông Xuân chia sẻ.
Con giống tốt chiếm 80% thành công
Bước vào nghề nuôi tôm, từ tôm sú rồi đến tôm thẻ từ năm 2007, đến nay cũng đã có ngót 10 năm kinh nghiệm nên ông Xuân cũng được nhiều người tìm đến để học hỏi các "bí kíp" thành công từ nuôi tôm. Chia sẻ những kinh nghiệm này với người nuôi tôm, ông Xuân cho biết: "Ông cha ta có câu "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" nhưng đối với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, theo tôi bí quyết quan trọng nhất chính là ở con giống. Con giống tốt sẽ chiếm tới 80% đến 90% thành công cho người nuôi".
Theo ông Xuân, trong điều kiện hiện nay, cũng có không ít các công ty sản xuất con giống nhưng để chọn được con giống tốt thì không hề đơn giản do thị trường con giống vẫn còn "nhập nhèm" giữa con giống tốt với con giống kém chất lượng trà trộn với nhau.
Ngay từ đầu, do xác định được tầm quan trọng của con giống nên trong suốt 5 vụ nuôi gần đây, ông Xuân luôn lựa chọn con giống có thương hiệu của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung tại Tuy Phong (Bình Thuận). "Tôi còn nhớ, năm 2013 khi bắt đầu tìm đến con giống của Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung, nhân viên của công ty đã rất tận tình mời cả 2 bố con tôi tới tận công ty tham quan và trực tiếp xem con giống bố mẹ có nguồn gốc rõ ràng vừa được nhập khẩu từ nước ngoài về. Tận thấy công nghệ chăm sóc tôm bố mẹ đến quy trình sản xuất con giống và kiểm soát nghiêm ngặt của công ty... nên từ đó tôi luôn tin tưởng sử dụng con giống của Nam Miền Trung" - ông Xuân nói.
Nhờ quy trình nuôi tôm hợp lý và lựa chọn được con giống tốt, trong 5 vụ liên tiếp gần đây cả hai bố con ông Xuân đều thành công từ nuôi tôm thẻ chân trắng.
Theo Danviet
Cà Mau thiệt hại 260 tỷ đồng tôm nuôi vì hạn mặn Với thiệt hại hơn 52.000 ha, tương đương 260 tỷ đồng, tỉnh Cà Mau đã công bố thiên tai trên tôm nuôi. Người nuôi tôm Cà Mau thiệt hại hơn 260 tỷ đồng do hạn hán, xâm nhập mặn. Ảnh: Phúc Hưng Ngày 26/5, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải ký quyết định công bố thiên tai gây hại trực...