Nông dân Vũ Quang thu hoạch sớm, chống đỡ cây cam “chạy” bão số 9
Trước diễn biến phức tạp của bão số 9, người trồng cam Vũ Quang (Hà Tĩnh) tập trung thu hoạch và thực hiện các biện pháp bảo vệ cam để hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra.
Ông Đoàn Quốc Hoài (thôn 1, xã Quang Thọ) chủ động thu hoạch cam “né” bão số 9.
Hai ngày trở lại đây, tranh thủ thời tiết tạnh ráo sau đợt mưa lũ kéo dài, các hộ trồng cam trên địa bàn Vũ Quang đã khẩn trương thu hoạch, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ để hạn chế thiệt hại do bão số 9 gây ra.
Ông Đoàn Quốc Hoài (thôn 1, xã Quang Thọ) cho biết: “Để bảo vệ vườn cam trước diễn biến phức tạp của bão số 9, gia đình tôi đã chủ động thu hoạch hơn 4 tấn cam. Số cam thu hoạch được, tôi đóng thùng xuất bán cho thương lái ở Hà Nội với giá 25 – 30 nghìn/kg”.
Cũng theo ông Hoài, đợt mưa lũ kéo dài vừa rồi do không chủ động các phương án ứng phó từ trước nên vườn cam rụng hơn 3 tấn, thiệt hại gần 100 triệu đồng.
Người dân thôn Yên Du (xã Đức Lĩnh) chủ động chống đỡ những gốc cam trĩu quả.
Để hạn chế thiệt hại do bão số 9 gây ra, không chỉ ông Hoài mà nhiều hộ trồng cam trên địa bàn Vũ Quang cũng đang tất tả “chạy” bão.
Bà Trần Thị Linh (thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh) cho biết: “Nhìn vườn cam 4 ha rụng trắng gốc do đợt mưa lớn vừa qua, tôi không khỏi xót xa. Thay vì để đến vụ mới tập trung thu hoạch như năm ngoái, năm nay, gia đình tôi đã huy động nhân lực thu hoạch sớm và chủ động liên hệ với thương lái để xuất bán. Sau hai ngày thu hái, gia đình tôi đã xuất bán được gần 4 tấn cam, với giá bán 25 nghìn đồng/kg, tôi thu về 100 triệu đồng”.
Video đang HOT
Đang hối hả chống bão cho vườn cam rộng 3 ha, bà Trần Thị Nguyệt (thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh) cho biết, 2 ngày nay, gia đình bà “quên ăn, quên ngủ” để bảo vệ “gia tài” trước khi bão số 9 đổ bộ vào đất liền. Đến thời điểm này, bà đã mua hơn 10 nghìn bao bọc để làm “áo giáp” chống bão cho cam.
Bà Trần Thị Nguyệt (thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh) mặc “áo giáp” cho cam.
Bà Nguyệt cho biết: “Khoảng 3 tuần nữa, vườn cam của gia đình tôi mới thu hoạch được, nhưng nghe tin bão vào tôi thiệt hại là không thể tránh khỏi. Mấy ngày nay, tôi đã dùng tre để chống đỡ cho cam, đồng thời dùng túi bọc những quả còn non để tránh mưa làm thối rụng”.
Cũng theo bà Nguyệt, trước diễn biến phức tạp của bão số 9, người trồng cam ai cũng lo lắng phòng vệ cho cam, vì phần lớn diện tích chưa thể thu hoạch.
Bà Nguyệt thao tác cẩn thận, để những quả cam được bao bọc chắc chắn.
Cùng nông dân “đối phó” với bão số 9, những ngày này, nhiều thương lái tìm về tận vườn để mua cam. Chị Hoàng Thị Như – một thương lái ở TP. Vinh (Nghệ An) cho biết: “Hai ngày nay, khi có thông tin về cơn bão số 9, nhiều người dân mong muốn thu hoạch trước khi bão vào. Do đó, chúng tôi đã tập trung thu mua cho bà con để giảm bớt thiệt hại”.
Ảnh hưởng từ đợt mưa lũ vừa qua khiến hàng trăm ha cam trên địa bàn Vũ Quang bị thối rụng.
Thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết, đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, trên địa bàn huyện có hơn 3.000 tấn cam bị rụng, tại các vườn hộ, tỷ lệ rụng khoảng 15 – 20% tổng số quả trên cây.
Lãnh đạo huyện Vũ Quang đã trực tiếp xuống các địa bàn để động viên người dân thu hoạch số cam đã chín, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ để hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra. Trong ảnh: Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Bùi Khắc Bằng kiểm tra tình trạng cam rụng sau mưa lũ ở xã Đức Hương.
Ông Nguyễn Trường Thọ – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: “Trước diễn biến phức tạp của bão số 9, chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương tập trung hướng dẫn người dân thu hoạch số diện tích cam đã chín, không để quả già trên cây nhằm hạn chế rụng quả do mưa lũ. Đồng thời thực hiện các biện pháp đào rãnh tiêu nước, dùng túi bọc bảo vệ, dùng cọc tre để chống đỡ cho những cây trĩu quả”.
Cũng theo ông Thọ, tính đến ngày 27/10, trên địa bàn huyện đã thu hoạch được hơn 4.000 tấn cam, chiếm 1/4 tổng sản lượng cam toàn huyện. Số cam này được người dân bán tại vườn cho thương lái và gửi đi các tỉnh để tiêu thụ.
Chuẩn bị máy bay sẵn sàng tìm kiếm 2 tàu cá gặp nạn trên biển
Trưa 28/10, bão số 9 đổ bộ vào đất liền, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chỉ đạo cuộc họp các thành viên Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó với bão số 9 tại Đà Nẵng.
Theo đó, lực lượng chức năng khẩn trương chuẩn bị máy bay để ngay khi thời tiết thuận lợi sẽ tìm kiếm các thuyền viên trên 2 tàu cá Bình Định gặp nạn trên biển.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo cuộc họp tại Sở chỉ huy tiền phương ứng phó với bão số 9 (thành phố Đà Nẵng).
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng chỉ đạo cần xây dựng phương án, chương trình tìm kiếm cứu nạn bằng máy bay để áp dụng trong các đợt tìm kiếm cứu nạn sau này.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, đến 12 giờ ngày 28/10, bão số 9 đã gây ra gió bão rất lớn tại Quảng Ngãi, Quảng Nam và các tỉnh lân cận. Hiện lực lượng chức năng đang giữ gìn, đảm bản an toàn cho trên 45.000 tàu thuyền neo đậu, 188.000 lồng cá. Các địa phương cố gắng đảm bảo không rủi ro về người. Hiện, 6 tỉnh của khu vực trọng điểm đã tổ chức sơ tán cho hơn 98.000 hộ với khoảng 400.000 nhân khẩu; đang tập trung giữ gìn an ninh, đảm bảo an toàn cho người dân trên mọi phương diện. Tất cả các công trình trọng điểm, đặc biệt là các hồ chứa đều đang được đảm bảo an toàn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cũng cho hay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương và các tỉnh chỉ đạo vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện khoa học nhất, không để xảy ra sự cố.
Chiều 28/10, các tỉnh Tây Nguyên sẽ tiếp tục có gió to kèm mưa lớn, Bộ trưởng đề nghị chính quyền và nhân dân khu vực này cảnh giác trước sạt lở, lũ quét tại các vùng núi và ngập lụt ở các vùng trũng, các hồ chứa và bảo vệ tài sản của nhân dân trước ảnh hưởng của thiên tai.
Về vấn đề tìm kiếm cứu nạn các tàu thuyền gặp nạn trên biển, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết: "Hiện nay, có 2 tàu cá Bình Định bị chìm trên biển, chúng tôi đang tìm kiếm với hy vọng các ngư dân có áo phao và vẫn còn trôi dạt trên biển. Ngoài ra, lực lượng chức năng đã liên lạc được với một tàu Bình Định bị hỏng máy, đang thả trôi trên biển sáng nay, 12 ngư dân trên tàu có sức khỏe ổn định. Lúc 1 giờ sáng 28/10, Bộ Quốc phòng điều động 2 tàu Kiểm ngư xuất phát từ cảng Cam Ranh và dự kiến đến 20 giờ tối nay sẽ tiếp cận được tàu đang thả trôi này. Sau buổi họp sáng nay, Bộ Quốc phòng đã điều động thêm 1 tàu kiểm ngư tiếp tục ra khu vực tàu BĐ-96338 bị chìm vào trưa hôm qua. Ngoài ra, Quân đội cũng sẵn sàng dùng máy bay để tìm kiếm, thả áo phao và thông báo cho các tàu thuyền ứng cứu tàu gặp nạn trên biển".
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, bão đã đổ bộ vào đất liền, gây mưa lớn, gió to tại Bình Sơn, Quảng Ngãi và làm tốc mái nhiều nhà cấp 4, gây thiệt hại nặng nề. Cơn bão này sẽ tiếp tục đi vào đất liền trong những giờ tới và lưu lại rất lâu nên ảnh hưởng lớn, nếu không tiếp tục ứng phó sẽ rất nguy hiểm.
Phó Thủ tướng yêu cầu lực lượng chức năng tập trung bảo vệ tính mạng của người dân. Ban Chỉ đạo tại Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó với bão số 9 thường xuyên liên lạc với các địa phương, kịp thời chỉ đạo và dùng mọi biện pháp tại chỗ để ứng phó trong bão và sau bão.
Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát các điểm không an toàn để sơ tán người dân. Bộ Công Thương theo dõi chặt chẽ hệ thống truyền tải điện, đảm bảo an toàn cho các đường dây lớn, không để ảnh hưởng đến an ninh năng lượng, an toàn hệ thống điện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các cơ quan tiếp tục theo dõi tình hình mưa lũ. Bộ Giao thông Vận tải, các lực lượng vũ trang khẩn trương triển khai các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, nhất là với các tàu đang gặp nạn trên biển. Cùng với đó, lực lượng quân đội, công an và các lực lượng xung kích khác phải sẵn sàng về lực lượng, phương tiện nhận nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo chung của Sở Chỉ huy tiền phương ứng phó với bão số 9 tại Đà Nẵng.
Sau khi bão số 9 đổ bộ vào đất liền, thiệt hại ban đầu nặng nhất là tại Quảng Ngãi với 447 nhà bị tốc mái. Tỉnh đã chủ động cắt điện một số nơi để đảm bảo an toàn. Hiện, Quảng Ngãi có 145 xã, Bình Định 97 xã đang bị mất điện, một số khu vực các tỉnh lân cận bị mất điện cục bộ...
Bão số 9: Khẩn cấp sơ tán Với mục tiêu hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản trước nguy cơ bão số 9 gây ra, các tỉnh - thành từ Phú Yên đến Thừa Thiên - Huế đã sơ tán khẩn cấp hàng chục ngàn hộ dân đến nơi trú tránh an toàn . Ngày 27-10, người dân khắp địa bàn các huyện ven biển, các...