Nông dân vay vốn ngân hàng: Mua lợn nái phải khai… mua xe máy
Mặc dù nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ người dân vay vốn để phát triển sản xuất chăn nuôi nhưng trong thực tế việc tiếp cận nguồn vốn vẫn rất khó khăn. Muốn vay vốn mua lợn nái để chăn nuôi nhiều khi lại phải khai vay để mua xe máy.
Trong Dự thảo Quyết định về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nuôi nông hộ giai đoạn 2014-2020 đưa ra rất nhiều chính sách để hỗ trợ trực tiếp cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên, để đi đến quyết định cuối cùng và áp dụng vào thực tế thì vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý.
Dự thảo đề xuất mức hỗ trợ từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng/con giống lợn; hỗ trợ 5 triệu đồng/con bò đực giống, 8 triệu/con trâu đực giống; hỗ trợ 50% tiền mua tinh lợn và 100% tiền mua tinh bò. Dự thảo cũng đề nghị mức hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng trong 2 năm để mua gà vịt giống với hộ chăn nuôi quy mô trên 200 con và hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong 2 năm cho tiền mua giống bò tại thời điểm mua.
Nên phát triển sản xuất chăn nuôi theo chuỗi (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, không nên khuyến khích phát triển chăn nuôi nông hộ vì chăn nuôi theo mô hình này đang khó kiểm soát, gây ô nhiễm môi trường và khó kiểm soát dịch bệnh. Nên phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại hướng tới phát triển bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Phát triển chăn nuôi nông hộ là đi ngược lại chủ trương của chính phủ. Tuy chăn nuôi nông hộ vẫn tồn tại nhưng nên phát triển theo mô hình trang trại,” đại biểu của tỉnh Thanh Hóa phát biểu tại hội nghị lấy ý kiến cho dự thảo diễn ra sáng 13/3, tại Hà Nội.
Video đang HOT
Theo đại biểu, cái khó nhất của nông dân chính là vốn vay, đất và công nghệ. Cứ cấp cho nông dân vốn, họ sẽ mua giống và phát triển sản xuất, nếu hỗ trợ theo số con giống thì chưa chắc họ đã mua.
Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay nước ta vẫn còn hàng triệu nông hộ chăn nuôi và việc chuyển đổi từ quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô trang trai cần có thời gian và nguồn vốn khá nhiều.
“Nhiều người nói rằng nên hỗ trợ người chăn nuôi vay vốn ngân hàng và từ trước tới nay chúng ta đã có nhiều chính sách như Nghị định 41 của Chính phủ về hỗ trợ vốn vay cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, trong thực tiễn không có ai tiếp cận được nguồn vốn hỗ trợ này vì thủ tục ngân hàng rất phức tạp và ngân hàng luôn yêu cầu người dân phải có thế chấp. Nếu người dân đề nghị ngân hàng cho vay để mua lợn chăn nuôi thì ngân hàng sẽ không bao cho vay vì chăn nuôi có rủi ro. Nhưng nếu họ vay để mua xe máy thì ngân hàng sẽ cho vay. Vì thế muốn vay để mua lợn nái thì đôi khi phải khai là mua xe máy,” đại diện từ Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết.
Đại biểu của tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu tại hội nghị (Ảnh: T.N)
Về lâu dài, để đảm bảo tính bền vững cho ngân hàng cần phát triển bảo hiểm nông nghiệp. Nếu thực hiện được bảo hiển nông nghiệp trong chăn nuôi bò sữa thì người chăn nuôi bò sẽ dễ tiếp cận vốn hơn.
Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị, ông Nguyễn Thanh Sơn – Viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cho rằng chăn nuôi nông hộ sẽ tiếp tục tồn tại từ này đến giai đoạn 2020-2025, và số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có thể giảm 5-7%/năm. Nên khuyến khích chuyển từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi có kiểm soát nhằm giải quyết sinh kế cho người nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường và đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Theo ông Sơn, đã có giai đoạn chúng ta có chủ trương phát triển ồ ạt chăn nuôi trang trại nhưng lại khó thành hiện thực vì không có đất và vốn cho phát triển chăn nuôi. Bài học ở tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) cho thấy phát triển ồ ạt chăn nuôi trang trại gây ô nhiễm đất nghiêm trọng và họ đang giảm dần chăn nuôi theo trang trại.
“Các chuyên gia quốc tế cho rằng nước ta không nên giảm chăn nuôi theo nông hộ mà nên hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi theo chuỗi để giảm thiểu ảnh hưởng xấu về giá và phân chia lợi nhuận đều hơn. Hiện nay, giá mua thực phẩm ở chuồng trại rất rẻ rong khi đó giá đến người tiêu dùng lại cao hơn rất nhiều, điều này cho thấy chi phí cho khâu trung gian còn cao,” ông Sơn nhận định.
Thảo Nguyên
Theo Dantri
Việt kiều Philippines góp 2 tỷ đồng xây bia đá ở Trường Sa
Hôm qua, ông Jonathan Hạnh Nguyễn trao 2 tỷ đồng để đóng góp xây bia đá trên quần đảo Trường Sa, nhằm ghi nhận, tưởng nhớ công lao của những công dân Việt Nam yêu nước đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Ông Jonathan Hạnh Nguyễn và gia đình trao tiền quyên góp cho Thứ trưởng Quốc phòng, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến.
Số tiền được trao cho Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân.
Hôm qua, phát biểu tại lễ trao tặng ở Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở Nước ngoài, nói rằng, sáng kiến của Ủy ban đã được đông đảo kiều bào hưởng ứng, tích cực quyên góp ủng hộ, tiêu biểu là ông Jonathan Hạnh Nguyễn- Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương.
Phát biểu với báo giới, Việt kiều Philippines Jonathan Hạnh Nguyễn, người đặt chân lên quần đảo Trường Sa năm 2013, nói: "Bà con cô bác kiều bào hoàn toàn tin tưởng vào lực lượng vũ trang Việt Nam sẽ bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ, xứng đáng với lòng tin của 90 triệu dân Việt Nam và gần 4,5 triệu kiều bào".
Doanh nhân Việt kiều này kêu gọi: "Kiều bào trên thế giới hãy dẹp bỏ khác biệt về tư tưởng chính trị, xếp lại quá khứ đã gần 40 năm để cùng nhau đóng góp bảo vệ chủ quyền. Việc đóng góp 1 USD, 1.000 USD hay 1 triệu USD không quan trọng. Tấm lòng mới là quan trọng".
Ngoài đóng góp xây dựng bia tưởng niệm, ông Jonathan Hạnh Nguyễn cũng đã đóng góp xây dựng hai trường học trên quần đảo Trường Sa. Trường học trên đảo Trường Sa lớn đã được khánh thành, còn trường học trên đảo Sinh Tồn sắp xây xong.
Theo Bình Giang
Tiền phong
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự mới Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành các Quyết định phê chuẩn việc bầu bổ sung, miễn nhiệm thành viên UBND thành phố Cần Thơ. Ông Lê Hùng Dũng, tân Chủ tịch UBND TP Cần Thơ. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu bổ sung chức vụ Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ nhiệm kỳ 2011-2016 đối với...