Nông dân vẫn “mắc bẫy” thương lái Trung Quốc
Việc thu mua những mặt hàng nông sản cùng những thứ lạ đời với giá cao tại Việt Nam của thương lái Trung Quốc đã bị “đưa ra ánh sáng” sau một phóng sự của Đài truyền hình Việt Nam nhưng đến nay họ vẫn “làm mưa làm gió” trên thị trường Việt Nam.
Người nông dân thất thế vì thương lái Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
Liên tục trong những ngày qua, cơn sốt “ tôm nguyên liệu” khiến thị trường tôm Việt Nam lao đao khi thương lái Trung Quốc “tận gom” tôm với mức trung bình lên đến hàng trăm tấn/ngày tại một tỉnh.
“Trò bịp” từ bài toán thổi giá chứng khoán
Không chỉ mặt hàng tôm mà từ hơn một năm qua, thương lái Trung Quốc còn liên tục tạo các scandal về lúa gạo, dứa, khoai, dừa và nhiều mặt hàng “độc” như đỉa, phân trâu… Nguyên tắc chung của các “tay buôn” Trung Quốc chính là: Tung tin đồn, đẩy giá cao và mua số lượng lớn; mua không cần chú ý đến chất lượng, nhiều khi còn yêu cầu nông dân “pha tạp” sản phẩm. Hậu quả để lại là một bộ phận thương lái trung gian Việt Nam mất trắng tiền do sau khi gom đủ hàng thì thương lái Trung Quốc “biến mất”, còn người nông dân thẫn thờ khi “bờ xôi ruộng mật” của họ nay xơ xác vì bị tận thu.
Nghe có vẻ không liên quan nhưng những trò bịp của thương lái Trung Quốc không khác nhiều so với “bài toán làm giá chứng khoán” mà chính thị trường Trung Quốc từng “té ngửa” vào năm 2007. Theo thông tin từ Đài truyền hình Việt Nam cho thấy, một công ty có tên Zhong Hen Xin đã thành thạo trong việc “làm giá chứng khoán” khi công ty này tranh thủ giai đoạn thị trường chứng khoán đang nóng để “bơm tiền mua chứng khoán, bơm thông tin ảo” để đánh lừa các nhà đầu tư kéo nhau đi mua rồi đột ngột tung ra bán với giá cao kiếm lời trong khi thị trường “tuột dốc không phanh”.
Video đang HOT
Như vậy, động cơ này được thương lái “tái sử dụng” tại thị trường nông sản Việt Nam. Một mặt, các thương lái tung tin mua nông sản giá cao để thu hút sự chú ý của nông dân và các thương lái trung gian. Từng bước một, thương lái Trung Quốc đẩy giá lên cao để việc thu mua nông sản của các thương lái trung gian trở nên mạnh hơn. Mặt khác, các thương lái đi “cửa sau” để bán chính sản phẩm mình đã mua để kiếm lời từ chênh lệch giá, rồi sau đó “thoát hiểm” dễ dàng.
“Bất đối xứng thông tin”: Bài toán phải giải
Như vậy, ngay cả khi “bài lật ngửa”, thương lái Trung Quốc vẫn có thể thắng và khiến Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) phải “tái mặt” khi phải gửi liên tiếp ba công văn đến các bộ và cơ quan ban ngành trong vòng hai tuần từ 26-8 đến 11-9 về tình trạng “chảy máu tôm”. Câu hỏi đặt ra là “tại sao thương lái Trung Quốc lộ bài, người nông dân vẫn thất thế?”
Một trong những kịch bản dễ xảy ra nhất chính là hiện tượng “bất đối xứng thông tin” đang xảy ra, nghĩa là thông tin cảnh báo về thương lái Trung Quốc chưa đến tai thương lái trung gian, nông dân Việt Nam. Trong khi đó, các từ khóa “giá cao”, mua số lượng lớn… liên tục được đưa đến người dân trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Trong lịch sử, ba nhà kinh tế Mỹ gồm George A. Akerlof, A. Michael Spence và Joseph E. Stiglitz trong công trình phân tích các thị trường với những thông tin không nhất quán (đoạt giải Nobel Kinh tế 2001) đã chỉ ra rằng rất khó có được môi trường thông tin hoàn hảo. Thế nên “cuộc chiến” chống lại thương lái Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào yếu tố cá nhân hoặc nhóm người lãnh đạo. Nghĩa là phía lãnh đạo ngành nông nghiệp phải “xắn tay áo xuống ruộng” để phân tích “thiệt – hơn” khi tiếp tục “chơi” với thương lái Trung Quốc theo kiểu hám lợi. Đặc biệt, nhất thiết phải có chiến lược tiếp cận, giám sát thông tin nhằm phát hiện và lấp kịp thời những khoảng trống thông tin giá cả, thị trường, nhu cầu, nguy cơ để đảm bảo cân đối thông tin cho người dân.
Theo ĐỖ THIỆN ( Pháp luật TPHCM)
Thương lái Trung Quốc lại làm rối loạn ngành tôm!
Việc thu gom mua tôm nguyên liệu với giá cao của thương lái Trung Quốc lên đến 100 tấn/tỉnh/ngày đã khiến các doanh nghiệp thủy sản trong nước lao đao. Không những vậy,còn bơm chích tạp chất có mục đích, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh tôm Việt Nam.
Trong nỗ lực xây dựng hình ảnh tôm Việt Nam trên thương trường quốc tế, các doanh nghiệp nội khả năng lại bị thua trên chính sân nhà vì các chiêu trò của thương lái Trung Quốc.
Chỉ trong vòng 2 tuần từ 26/8 đến 11/9/2013, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đã liên tiếp gửi 3 công văn liên quan đến tình trạng thương lái Trung Quốc thu gom tôm.
Cụ thể, ngày 26/8/2013 và ngày 10/9/2013, Vasep đã có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Tổng cục Thủy sản phản ánh về việc thương lái tổ chức đẩy mạnh thu mua tôm nguyên liệu tươi đưa sang Trung Quốc. Đồng thời, đề nghị các cơ quan có biện pháp hữu hiệu, kịp thời ngăn chặn và hạn chế thiệt hại cho người nuôi và doanh nghiệp thủy sản.
Tại công văn phát ngày 26/8, Vasep nhấn mạnh, tôm là sản phẩm chiến lược trong xuất khẩu thủy sản nói riêng và xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Giá trị mặt hàng này mỗi năm hiện khoảng 2,3-2,5 tỷ USD (chiếm 37-40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản. Ngành công nghiệp nuôi trồng, sản xuất, chế iến và xuất khẩu tôm đang là trọng tâm kinh tế của nhiều tỉnh thành từ miền trung đổ vào, tạo hàng trăm nghìn việc làm và tạo nên lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp.
Thế nhưng, trong những năm gần đây đã xuất hiện tình trạng các thương lái mua tôm sú và tôm chân trắng cỡ lớn với giá cao tại hầu hết các tỉnh có nuôi tôm, rồi ướp đá hoặc cấp đông và chở thẳng sang Trung Quốc.
Vasep cho biết, hiện trạng này đã tác động tiêu cực đến nguồn cung tôm nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến tôm trong nước, khiến nhiều doanh nghiệp liên tục thiếu nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu, nhất là ảnh hưởng đến các đơn hàng chế biến sản phẩm giá trị gia tăng.
Khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, tình hình diễn biến đã trở nên phức tạp hơn nhiều khi nhiều thương lái đang gia tăng việc thu mua tôm tươi từ các tỉnh rồi ướp đá vận chuyển sang Trung Quốc với khối lượng lớn, tăng đột biến. Ngoài tôm sú và tôm chân trắng, thương lái Trung Quốc còn mua sang cả tôm chân trắng cỡ nhỏ, mua trực tiếp từ ao hoặc đại lý thu gom rồi ướp đá, đóng thùng.
Đặc biệt, giá mua mà thương lái Trung Quốc đưa ra cao hơn hẳn từ 15-20% so với giá mà các doanh nghiệp trong nước đang mua, khối lượng mua rất lớn, theo đánh giá lên tới 100 tấn/tỉnh/ngày. Việc này khiến lượng tôm nguyên liệu thô xuất khẩu tăng cao, cơ cấu sản phẩm tôm giá trị gia tăng xuất khẩu của cả nước bị giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới giá trị gia tăng của sản phẩm chiến lược mà các doanh nghiệp đã đầu tư nguồn lực và công nghệ tân tiến.
Điều đáng lo ngại là giới thương lái lại thu mua và không quan tâm kiểm soát kháng sinh trong tôm nguyên liệu mà còn thực hiện bơm chích tạp chất có mục đích. Tình trạng này sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng tiềm tàng đến hình ảnh tôm Việt Nam, ảnh hưởng chung đến sự nỗ lực của cả ngành tôm trong vấn đề kiểm soát kháng sinh, chất lượng nuôi.
Ngoài ra, việc cạnh tranh giữa các thương lái gây rối loạn thị trường nguyên liệu tôm nguyên liệu. Xét kinh nghiệm và tác động tiêu cực đã có với một số sản phẩm nông sản được mua giá cao chuyển sang Trung Quốc thời gian trước đó, Vasep cho rằng, việc người dân ham giá cao sẽ dễ bị lừa đảo, giật tiền hoặc đầu tư ồ ạt cho lợi ích trước mắt, không theo quy hoạch hoặc không tuân thủ những yêu cầu quan trong khác liên quan đến khác sinh, chất lượng, tạp chất...
Trước tình hình trên, ngày 11/9, Tổng cục Thủy sản đã gửi Công văn đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố thực hiện tuyên truyền, phổ biến và khuyến khích người dân, doanh nghiệp thực hiện tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát tình trạng đưa tạp chất vào tôm gây ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của tôm nuôi Việt Nam.
Tổng cục cũng khuyến cáo người nuôi tôm thận trọng với các thương lái khi mời chào với giá cao, không yêu cầu kiểm soát chất lượng và kích cỡ tôm thu hoạch. Người nuôi tôm nên tìm hiểu về tư cách pháp nhân của thương lái thu mua thông qua các cơ quan chức năng. Nếu phát hiện các thương lái chưa được phép hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cần báo ngay cho cơ quan quản lý để kịp thời xử lý theo quy định.
Trong năm 2013 này, nhờ xuất khẩu tôm tăng trưởng khả quan nên đã bù đắp cho sự sụt giảm xuất khẩu ở nhiều mặt hàng thủy sản khác như cá tra, nhuyễn thể và cá ngừ. Xuất khẩu tôm đang gặp một số thuận lợi như giá tôm trên thị trường thế giới tăng, nguồn cung tôm từ Thái Lan giảm mạnh do ảnh hưởng của hội chứng tôm chết sớm (EMS), tạo cơ hội cho các nước cung cấp khác - trong đó có Việt Nam. Mới đây, ngày 10/9/2013, Bộ Thương mại Mỹ cũng vừa công bố kết quả cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá tôm NK vào Mỹ giai đoạn 1/2/2011 - 31/1/2012 (POR7) với tất cả 33 DN đều có mức thuế 0%.
Thế nhưng, với tình trạng đối đầu với các thủ đoạn của thương lái Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp ngành tôm có thể sẽ đối mặt với việc "thua ngay chính trên sân nhà" dù đã đầu tư bài bản cho cơ sở sản xuất chế biến, ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu giá trị lớn, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động để từng bước xây dựng hình ảnh về chất lượng tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Bích Diệp
Theo Dantri
Thương lái TQ giở trò thu mua nấm độc, cỏ dại Thương lái Trung Quốc thu mua cả cỏ, nấm độc khiến hàng trăm hộ dân đổ xô vào rừng sâu tìm kiếm, đối mặt biết bao hiểm nguy. Ngày 3/9, từ trung tâm huyện An Lão, tỉnh Bình Định, chúng tôi vượt gần 50 km đường núi mới đến được xã vùng cao An Toàn. Thế nhưng, tại đây chẳng thấy bóng thanh...