Nông dân vẫn chưa được lợi từ mua lúa gạo tạm trữ
Ngày 22.2, UBND tỉnh Kiên Giang có buổi làm việc với các sở ngành và 7 công ty xuất khẩu gạo đóng trên địa bàn về việc thu mua tạm trữ lúa gạo trong dân và giá thu mua lúa.
Theo Sở Công thương Kiên Giang, sau 2 ngày triển khai, các doanh nghiệp trong tỉnh đã thu mua được hơn 5.000/84.000 tấn gạo chỉ tiêu phân bổ của Hiệp hội Lương thực VN. Giá mua gạo bình quân của các doanh nghiệp tại kho là 6.693 đồng/kg, giá lúa 4.568 đồng/kg. Tuy nhiên, thực tế chỉ các thương lái và hàng xáo mới bán lúa, gạo trực tiếp cho doanh nghiệp, còn nông dân hầu hết bán cho thương lái tại ruộng với giá rất thấp, khoảng 4.000 – 4.200 đồng/kg. Ông Trần Quang Củi, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, cho rằng với giá thành sản xuất bình quân là 3.616 đồng/kg, người nông dân ở ĐBSCL muốn có lãi 30% thì giá lúa mua tại ruộng phải đạt 4.700 đồng/kg.
Theo TNO
Video đang HOT
"Đói" hợp đồng, giá gạo xuất khẩu có xu hướng giảm
Nhiều doanh nghiệp cho biết, thị trường gạo thế giới trầm lắng và ít hợp đồng được ký kết đã ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2013.
Trước tình hình này, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) mới đây đã công bố giá xuất khẩu gạo theo hướng mở để doanh nghiệp linh hoạt áp dụng.
Theo đó, từ ngày 27.12, gạo loại 35% tấm (đóng bao 50 kg/bao, giao tàu và theo tiêu chuẩn chất lượng gạo xuất khẩu Việt Nam) xuất khẩu giá FOB tối thiểu là 370 USD/tấn. Còn chênh lệch giá giữa các loại gạo do các doanh nghiệp tự tính toán và quyết định.
Nhu cầu giảm khiến xuất khẩu gạo gặp khó - Ảnh: Trung Hiếu
Hiện giá xuất khẩu gạo 5% tấm là 405-410 USD/tấn gạo 15% tấm là 390 USD/tấn. Mức giá này thấp hơn nhiều so với giá xuất khẩu bình quân 465 USD/tấn mà VFA công bố ở tháng 11.2012.
Ông Nguyễn Thành Long - Giám đốc điều hành Công ty TNHH Gạo Việt - cho biết xuất khẩu gạo đầu năm 2013 cũng sẽ giống như đầu năm 2012, đó là việc Ấn Độ và Pakistan tăng nguồn cung xuất khẩu cộng với việc bán giá thấp để cạnh tranh với gạo Việt Nam. Ngoài ra, Thái Lan với lượng tồn kho khoảng 15 triệu tấn, nếu họ "xả" ào ạt thì xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng bị "vạ lây".
Trong khi đó, khác với những năm trước, xuất khẩu gạo của Việt Nam đầu năm 2013 không có nhiều hợp đồng tập trung. Do đó, muốn đẩy mạnh xuất khẩu, doanh nghiệp gạo phải tìm kiếm những hợp đồng thương mại.
Hiện nay, thị trường mà nhiều nước xuất khẩu gạo nhắm đến là Trung Quốc. Mới đây, Trung Quốc đã công bố đấu thầu nhập khẩu 2,6 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, nước này lại không bao giờ tiết lộ lượng gạo thiếu hụt cũng như lượng nhập khẩu.
Theo một doanh nghiệp xuất khẩu gạo, thường vào thời điểm giá xuất khẩu xuống thấp, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh đặt hàng.
Lúc đó, doanh nghiệp trong nước trước áp lực tồn kho cùng với sắp vào vụ thu hoạch Đông Xuân buộc phải ký kết hợp đồng với giá thấp.
"Thời điểm này hết sức khó khăn đối với doanh nghiệp gạo. Năm hết, tết đến, cùng với áp lực trả vay ngân hàng nên dù biết giá thấp nhưng doanh nghiệp cũng phải chấp nhận bán để xả hàng", ông Long nói.
Tại cuộc họp xuất khẩu gạo gần đây, Chủ tịch VFA Trương Thanh Phong nhận định với diễn biến thị trường thì xuất khẩu gạo trong quý 1/2013 sẽ hết sức khó khăn. Xuất khẩu gạo nếu có khởi sắc cũng phải sau thời điểm tháng 4.2013.
Theo TNO
Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc chính thức hoạt động Ngày 15.12, Bộ Giao thông Vận tải phối hợp cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức khánh thành cảng hàng không quốc tế Phú Quốc (xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc-Kiên Giang). Toàn cảnh cảng hàng không quốc tế Phú Quốc. Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng đến dự và tuyên bố cắt băng khánh thành. Cảng hàng không quốc tế Phú...