Nông dân Úc phải bắn bỏ đàn lợn vì rớt giá không phanh
Các nông dân Úc lo sợ phải bắn bỏ đàn lợn vì giá heo ở các trang trại lợn rơi tự do khiến họ điêu đứng.
Nông dân nuôi lợn ở Úc như ông John Burke đang điêu đứng vì giá heo giảm thê thảm
Chủ tịch Hội nông dân nuôi lợn thuộc Liên đoàn Nông dân Victoria John Bourke cho biết, nguồn cung cấp thịt heo đang dư thừa nên các lò mổ đã hạn chế mua lợn nội để chế biến. Điều này dẫn đến việc các trang trại lợn nội không thể xuất chuồng đàn lợn và có thể sẽ phải giết bỏ chúng.
“Nếu chúng tôi không thể bán lợn, chúng tôi sẽ phải bắn bỏ chúng. Điều đó là một thực tế thật tàn khốc. Tôi không muốn nhìn thấy đàn lợn đáp ứng đủ tiêu chuẩn cho người tiêu dùng lại bị bắn bỏ. Đó là một điều đau đớn”, ông Bourke nhấn mạnh. Việc nguồn cung cấp lợn dư thừa trên toàn quốc đã khiến giá lợn ở các trang trại giảm kỷ lục.
Ông Andrew Spencer, giám đốc điều hành Công ty trách nhiệm hữu hạn thịt lợn Úc cho biết, giá lợn giảm là một vấn đề lớn. Nó khiến lợi nhuận của các trang trại giảm đáng kể, từ 3,70 USD/kg lợn hơi vào cuối năm ngoái xuống chỉ còn 3 USD/kg tuần trước.
Theo ông Bourke, giá heo đã giảm đều kể từ tuần thứ 2 của tháng 1 và hiện chỉ bằng với chi phí nuôi mà ông ước tính ở mức 2,8 USD/kg (tuy nhiên, mức này cũng cao hơn nhiều so với giá thịt lợn tại Việt Nam-PV).
Nhà sản xuất hàng nhỏ lẻ Laverton, ông Andrew Vourvahakis chia sẻ, giá bán lẻ thịt lợn đã giảm 10 đến 15%. Và nếu giá tiếp tục giảm, nông dân sẽ ngừng cho lợn ăn và ngừng nuôi lợn.
“Nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ phải chờ 3,4 năm để tái xây dựng các trang trại lơn khi giá heo lên trở lại”, ông Vourvahakis cảnh báo.
Video đang HOT
Tình trạng cung lớn hơn cầu khiến giá lợn nội ở Úc giảm không phanh
Ông Bourke, người nuôi lợn từ năm 1980 cho biết ông chưa từng thấy nông dân nuôi lợn phải chịu nhiều áp lực như lúc này.
“Giá heo giảm kỷ lục không phải chỉ vì một yếu tố mà còn vì nhiều yếu tố khác nữa. Và giá đột ngột rơi tự do… đó là một áp lực rất lớn”, ông Bourke nhấn mạnh.
Một nhà sản xuất tham gia ngành công nghiệp thịt lợn từ những năm 1968 giấu tên cho rằng, ông tin thịt lợn nhập khẩu giá rẻ tràn vào thị trường Úc đã dẫn đến tình trạng cung lớn hơn cầu khiến giá heo nội giảm thê thảm.
Ông cho biết, giá bán lẻ thịt lợn hiện nay chỉ là 7 USD/kg so với 14 USD/kg cùng kỳ năm ngoái và nhấn mạnh rằng, ông chưa từng chứng kiến thị trường thịt heo thê thảm như lúc này.
Đồng tình, nông dân nuôi lợn ở Stanhope tên là John Burke cũng buồn bã chia sẻ, ngành công nghiệp lợn đang đứng bên bờ vực thảm họa do thịt lợn nhập khẩu tràn vào làm cho nguồn cung thịt lợn quá dư thừa, đe dọa nông dân nuôi lợn nội khi họ không thể bán đàn ông đã đến lúc xuất chuồng cho các lò mổ.
Ngoài ra, theo ông Burke, do không có thị trường xuất khẩu nên khi thị trường trong nước quá tải, nông dân nuôi lợn càng lao đao.
“Chúng ta cần phải có thị trường xuất khẩu vì chúng ta sẽ không ngừng nhập khẩu. Chúng ta cần có khả năng xuất khẩu để phát triển thị trường của chúng ta”, ông Burke nhấn mạnh. Tuy nhiên, ông Spencer không cho rằng, thịt lợn nhập khẩu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng heo nội giảm giá kỷ lục.
“Tôi không cho rằng nhập khẩu gây ra ảnh hưởng xấu. Cạnh tranh nhập khẩu là một con đường sống đối với chúng ta”, ông Spencer tuyên bố và nhấn mạnh rằng, nguyên nhân khiến giá heo giảm là một “điều bí ẩn”.
Theo Danviet
SỐC NẶNG: Giá lợn 10.000 đồng/kg, Hà Nội sẽ tiêu diệt bớt lợn nái
"Sáng nay (27.4), tôi đi khảo sát một loạt chợ tại Hà Nội và giật mình khi được biết, giá thịt lợn hơi chỉ còn 10.000 -12.000 đồng/kg, một số trang trại đã bán lợn với giá đó để cắt lỗ. Với giá này, thịt lợn của chúng ta còn rẻ hơn giá lợn thải loại của thế giới".
Ông Tạ Văn Tường - Giám đốc Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NNPTNT Hà Nội) cho biết tại Hội nghị triển khai các giải pháp ổn định chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội tổ chức sáng nay (27.4).
Hội nghị diễn ra trong không khí hết sức căng thẳng.
Hốn chôn lợn nhiều như nghĩa trang
Ông Tường cho hay: "Giá lợn xuống thấp quá nhiều khiến các trang trại thay vì đưa lợn ra lò mổ để giết thịt, họ đã tự giết mổ ngay tại trang trại để giảm chi phí. Người nuôi giờ không quan tâm đến lợn nữa, lợn con chạy lung tung ra ngoài đường cũng mặc kệ, ai lấy thì lấy. Hôm qua tôi đi thăm các trạng trại nuôi lợn, nhiều trang trại nuôi đã phải cắm hết sổ đỏ để duy trì nuôi lợn mà lợn vẫn chưa bán được, tình hình đang rất khó khăn cho người nuôi".
Mổ xẻ nguyên nhân giá lợn thấp, ông Tường cho rằng: "Vì lợn dư thừa quá lớn trong dân, tiêu thụ trong nước chủ yếu dùng thịt nóng, lợn phải mổ trong ngày, nên giá bán ở chợ giảm".
Theo ông Tường, thói quen tiêu dùng phải được thay đổi, thế giới toàn dùng thịt lạnh (mát), thịt cấp đông và chế biến nhiều sản phẩm đa dạng. Thịt nóng dễ tồn tại và phát triển vi khuẩn, cấp đông sẽ loại trừ dịch bệnh, khống chế vi khuẩn".
Cung đề cập đến tình trạng này, ông nguyễn Hưng Thỉnh - Chủ trại nuôi lợn xã Thọ Lộc (huyên Phúc Thọ) băn khăn hoi: "Vì sao lại có tình trạng cung vượt cầu, phải chăng do Nhà nước không có quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, không cung cấp thông tin cho bà con về định hướng thị trường, kế hoạch sản xuất trong năm. Lợn trong dân dư thừa mà DN vân nhập khẩu thịt lợn, tại sao lại như thế?".
Ông Thỉnh chua xót noi thêm: "Lợn đã ăn nát sổ đỏ, lợn đã ủi cả két tiền của người nuôi rồi. Hiện nay bà con đã chán nuôi lợn, không có tiền mua thức ăn cho lợn, đê lợn con chạy đầy đường". Tương tư, ông Đinh Xuân Thủy - Chủ hộ nuôi lợn xã Hồng Quang, huyện Ứng Hòa cho biết: "Từ tháng 1 đến nay gần như các trại lơn giông đóng băng, không bán được con nao. Môt con lơn giông 15kg gia 300.000 đồng. Các hố chôn lợn giờ nhiều như nghĩa trang, vì lợn con không nuôi được, cũng không bán được, cac hô chăn nuôi đa can tiên ca rôi. Giơ chi mong nhà nước hỗ trợ lãi suất tiền vay để chúng tôi bớt khó khăn, tiếp tục duy trì sản xuất".
Hiện giá lợn tại chợ ở Hà Nội cũng đang lao dốc nhanh chóng.
Với mức giá thấp như vậy, chỉ trong 6-8 tháng tới, nguồn lợn ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ không còn nữa, người nuôi sẽ bỏ chuồng vì không đủ sức để tái đàn, lúc đó tình trạng khan hiếm thịt lợn sẽ xảy ra. "Hiện nay số lượng lợn nái còn nhiều nên lượng cung dư thừa vẫn còn kéo dài. Trong những tháng tới tình hình chăn nuôi sẽ còn khó khăn hơn nữa khi bước sang mùa hè nóng nực, người tiêu dùng sẽ ít ăn thịt hơn, thay vào đó họ sẽ chuyển sang ăn các sản phẩm khác như hải sản, thịt gà, vịt" - ông Tường nhận định.
Ông Tạ Văn Tường: Giá lợn có nơi chỉ còn 10.000-12.000 đồng/kg.
Với tình trạng bi đát này, nguy cơ bùng phát đại dịch trong thời gian ngắn tới là rất cao. Theo lý giải của ông Tường, người nuôi giờ không còn tiền để nuôi lợn, họ sẽ không tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn, chăn nuôi buông thả, thậm chí bỏ đói lợn, dịch bệnh sẽ bùng phát".
Đối mặt với dịch bệnh
Trong tinh canh bi đát, ngành chăn nuôi lơn sẽ phải đối mặt với nhưng nguy cơ vê dich bênh. Ông Nguyễn Trọng Long - Hợp tác xã chăn nuôi Hoàng Long, huyện Thanh Oai lo ngại: "Gia lơn hơi thâp nên người nuôi se tim cach giảm chi phí bằng viêc giảm tiêm vaccine phòng bệnh, giam quan tâm chăm soc đan lơn. Cứ như thế thi nguy cơ bùng phát dịch bệnh se rất nhanh và khó kiểm soát".
Để viễn cảnh này không xảy ra, ông Nhữ Đình Tú - Tổng Giám đốc Công ty CP Lebio cho rằng: "Tôi đề nghị các cấp, ngành đề xuất Chính phủ hỗ trợ vaccine miễn phí cho các hộ nuôi. Tôi cũng là một người nông dân nên cảm thấy rất chua xót, cay đắng khi chứng kiến thảm cảnh này. E rằng giá này chưa phải là đáy, co thê se tiếp tục giam nữa".
Vê giải pháp lâu dài để ổn định sản xuất chăn nuôi lợn, ông Nguyễn Huy Đăng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho răng: "Cần tăng cường công tác sản xuất giống, nâng cao năng suất chăn nuôi, giảm thảm giá thành va từng bước đưa sản xuất con giống là sản phẩm chủ lực của ngành để vừa cung cấp giống cho thành phố và các tỉnh khác. Trong thời gian tới, cần tập trung xây dựng một số cơ sở chăn nuôi, sản xuất giống theo hình tháp 4 cấp từ cụ kỵ - ông bà - bố mẹ - thương phẩm".
Để ổn định tình hình, theo ông Tường, trước mắt các hộ chăn nuôi cần giảm nhanh đàn lợn nái, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn cần loại ngay lợn nái kém chất lượng, năng suất sinh sản thấp (số lợn nái kém chất lượng hiện nay chiếm khoảng 30-40% tổng đàn nái). Đối với Hà Nội, cần giảm đàn lợn nái xuống còn 180.000-200.000 con. Đồng thời khuyến cáo cơ sở chăn nuôi loại thêm lợn con sơ sinh có trọng lượng thấp dưới 0,8kg/con, sức khỏe kém. Các DN giết mổ, chế biến cần hợp tác chặt chẽ hơn với trại chăn nuôi để thực hiện hợp đồng giết mổ, chế biến cấp đông sản phẩm chăn nuôi. Tăng cường chế biến, đa dạng hóa sản phẩm thức ăn từ lợn, tăng sức tiêu thụ của thị trường trong nước, tăng cường giết mổ cấp đông lợn sữa để xuất khẩu hoặc tiêu thụ thị trường nội địa.
Theo Danviet
Big C tuyên bố giảm 20-30% giá thịt lợn kéo dài 1 tuần để kích cầu Từ ngày 27.4, Hệ thống siêu thị Big C áp dụng chương trình giảm giá mạnh từ 20 - 30% thịt lợn để kích cầu tiêu thụ. Chương trình kéo dài 1 tuần dự kiến sẽ tiêu thụ khoảng trên 50 tấn thịt lợn trong tuần đầu tiên, và có thể tiếp tục kéo dài thêm sang những tuần kế tiếp nếu như...