Nông dân Trung Quốc trắng tay trên sàn chứng khoán
Yang Cheng, một nông dân ở thị trấn hẻo lánh phía tây nam Trung Quốc đang ngóng chờ vào các biện pháp ‘giải cứu’ từ chính phủ. Ông vừa mất trắng số tiền tiết kiệm cả đời mình và người thân trên sàn chứng khoán.
Nông dân Yang Cheng cho hay ông đang tuyệt vọng – Ảnh chụp màn hình trang CNBC
Theo CNBC hôm nay 29.7, các nhà đầu tư nhỏ lẻ trên khắp Đại lục đang chờ đợi chính phủ can thiệp vào thị trường, mua thêm cổ phiếu. Song rất nhiều người hiện đang cạn dần hi vọng.
Yang Cheng, một nông dân sống tại thị trấn Phàn Chi Hoa xa xôi của tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), là một trong số các công dân Đại lục bắt đầu mua cổ phiếu sau khi Bắc Kinh đẩy mạnh việc đầu tư cổ phiếu như một phần trong kế hoạch mở rộng kinh tế đất nước.
Yang Cheng chơi chứng khoán từ năm 2008. “Khi thị trường leo đến 4.000 điểm, tôi đã nhận ra những rủi ro là khá cao. Tuy nhiên, dư luận về các chính sách của chính phủ đã ảnh hưởng đến quyết định của tôi”, ông Cheng nói với CNBC.
Cheng đổ số tiền tiết kiệm cả đời mình và tiền từ người thân của ông vào cổ phiếu của một công ty khai thác khoáng sản địa phương. 164.000 USD của ông đã mất trắng.
Không những vậy, người môi giới của ông Cheng còn thuyết phục ông vay mượn hơn 1 triệu USD để mua cổ phiếu ký quỹ. Hiện tại, Cheng nợ gần như toàn bộ số tiền từng đem đi đầu tư, sau khi thanh khoản danh mục của mình.
Video đang HOT
Giấc mơ khá giả đã tan biến. Giống như nhiều người khác, ông Cheng đến văn phòng Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán ở Bắc Kinh để tìm kiếm sự giúp đỡ. Thế nhưng, ông bị từ chối.
“Tôi không biết phải làm gì nữa. Tôi đã tin tưởng vào chính phủ quá nhiều. Tôi sẽ không bao giờ đụng vào cổ phiếu lần nữa”, ông Cheng nói.
Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc cuối ngày 28.7 cho biết rằng chính phủ sẽ tăng mua cổ phiếu trong nỗ lực hỗ trợ thị trường chứng khoán. Ngân hàng trung ương thì bơm tiếp tiền mặt vào thị trường tiền tệ và úp mở về khả năng tiếp tục nới lỏng tiền tệ.
CNBC cho hay Yang Cheng không phải là nhà đầu tư duy nhất lâm vào khó khăn khi thị trường chứng khoán biến động. TrangBusiness Insider cũng đưa tin giới đầu tư nước này hiện “mắc kẹt” trên sàn chứng khoán.
Bà Zhu, một trong hàng triệu nhà đầu tư nhỏ lẻ Trung Quốc, nói: “Tôi sẽ bán tất cả cổ phiếu tôi nắm ngay ngày mai nếu có cơ hội. Tôi khá chắc rằng chính quyền sẽ không đến cứu chúng tôi, và tình hình sẽ còn tệ hơn”.
Bắc Kinh đang đối mặt với một khó khăn nan giải. Mỗi lần chính phủ đẩy giá cổ phiếu lên thành công, một “đội quân nhà đầu tư nhỏ lẻ” lại tràn vào xoay ngược tình thế, khiến niềm tin của thị trường hao hụt. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ thực hiện đến 80% giao dịch trên sàn chứng khoán Đại lục, vì thế, Bắc Kinh sẽ phải mất nhiều thời gian để bình ổn chứng khoán nước này.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chứng khoán Trung Quốc: Khởi đầu đại suy thoái?
Theo chuyên gia quốc tế, chứng khoán Trung Quốc đang lặp lại đợt sụp đổ nặng nề nhất trên thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929, dấu hiệu của thời kỳ Đại suy thoái. Một luồng ý kiến khác cho hay đây không khác gì quả bong bóng dot-com tan vỡ năm 2000.
Nhà đầu tư Trung Quốc - Ảnh: AFP
Sau khi lao dốc và thổi bay 613 tỉ USD ngay phiên giao dịch đầu tuần, hôm 27.7, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục giảm điểm.
Bloomberg đưa tin theo nhà phân tích Tom DeMark, người dự báo chính xác điểm đáy của chỉ số Shanghai Composite vào năm 2013, chứng khoán Trung Quốc sẽ giảm tiếp 14% nữa trong 3 tuần tới. Điều này mở rộng mức suy giảm của chứng khoán Trung Quốc kể từ ngày 12.6 đến nay lên 38%.
Tăng trưởng nhanh, suy giảm mạnh và nhanh chóng. Đường đi của chứng khoán Đại lục từ tháng 3 đến nay đang rất giống với những gì mà chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones từng trải qua khi suy giảm 48% năm 1929.
Đà lao dốc của chứng khoán Trung Quốc quét sạch 4.000 tỉ USD giá trị thị trường trong chưa đầy một tháng. Trong khi cơ quan quản lý chứng khoán nước này phủ nhận suy đoán rằng các nhà làm luật đang dần bớt hỗ trợ thị trường.
Nhà phân tích 68 tuổi, người sáng lập hãng DeMark Analytics (Mỹ) và có hơn 40 năm kinh nghiệm về thị trường chứng khoán cho biết: "Cái chết đã ở đó. Bạn không thể thao túng thị trường. Những nguyên tắc cơ bản điều khiển thị trường".
Chứng khoán Trung Quốc đang lặp lại lịch sử ở Phố Wall năm 1929? - Ảnh: AFP
"Ngày thứ ba đen tối" 29.10.1929 được xem là vụ sụp đổ thị trường chứng khoán nghiêm trọng nhất trong lịch sử Mỹ. Phố Wall hỗn loạn và đây là dấu hiệu khởi đầu thời kỳ Đại suy thoái kéo dài 10 năm ở khắp các nước công nghiệp phương Tây.
Tháng 2.2013, DeMark dự báo chỉ số Shanghai Composite sẽ giảm, chỉ một ngày trước khi điều này thực sự xảy ra: chỉ số trên rơi đến 20% từ mức cao nhất trong 9 tháng. 4 tháng sau đó, ông lại cảnh báo về đáy của chứng khoán Đại lục, và chỉ số chuẩn rớt về mức thấp nhất 4 năm trong vòng vài ngày trước khi phục hồi.
Khác với nhận định của nhà phân tích DeMark, ngân hàng Deutsche Bank cho rằng khủng hoảng thị trường chứng khoán Trung Quốc giống với sự tan vỡ của bong bóng dot-com, theo trang Business Insider.
Trong khi các đợt suy giảm hiện trông gần giống với những gì xảy ra ở phố Wall cách đây 87 năm, Deutsche Bank cho rằng những đợt đi lên lại gần như những gì mà NASDAQ đã chứng kiến vào cuối những năm 1990.
Theo cựu Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Alan Greenspan, bong bóng dot-com hình thành vào tháng 8.1995 và vỡ hồi tháng 3.2000 khi chỉ số tổng hợp NASDAQ đạt đỉnh cao nhất. Bong bóng dot-com vỡ và xẹp mở đầu cho thời kỳ suy thoái kinh tế đầu thập niên 2000 ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc Bất chấp nỗ lực khẩn cấp của chính quyền Trung Quốc, hai chỉ số chứng khoán chủ lực của nước này vẫn tiếp tục lao dốc trong ngày thứ hai liên tiếp. Các nhà đầu tư nhỏ là đối tượng thiệt hại nặng khi chứng khoán Trung Quốc lao dốc - Ảnh: AFP Chỉ số chứng khoán Thượng Hải đã giảm 1,68% vào...