Nông dân Trung Quốc dùng lựu đạn làm chày 25 năm
Một người nông dân Trung Quốc sử dùng lựu đạn làm chày giã hạt trong suốt 25 năm mà không hề biết tính mạng đang bị đe dọa.
Quả lựu đạn được người đàn ông Trung Quốc giao nộp cho cảnh sát. Ảhh: China People’s Daily.
Một người đàn ông họ Ran, sinh sống tại tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc, hồi đầu tháng 12 mang một quả lựu đạn đến giao nộp cho cảnh sát địa phương, theo China People’s Daily.
Ông Ran cho biết được một đồng nghiệp tặng một đồ vật lạ bằng kim loại vào năm 1991 khi đang làm việc tại tỉnh Hà Bắc. Ông đã sử dụng món quà này để giã các loại hạt trong suốt 25 năm mà không hề biết nó là lựu đạn.
Gần đây, khi nhìn thấy hình vẽ minh họa trong một tài liệu về việc cấm tàng trữ và sử dụng vũ khí tại nhà, ông Ran mới biết món đồ mình sử dụng là lựu đạn có thể gây chết người khi va chạm và phát nổ.
Video đang HOT
Báo cáo của cảnh sát địa phương gọi ông Ran là người liều lĩnh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Đối đầu với Pakistan và Trung Quốc, T-90 Ấn Độ thiếu đạn
Dù T-90 rất mạnh nhưng việc Ấn Độ dùng chiến tăng này để đối phó với cả Pakistan và Trung Quốc được cho là không khả thi vì thiếu đạn.
Hãng thông tấn Sputnik cho biết, Ấn Độ vừa chính thức ký vào bản hợp đồng mua 64 chiếc tăng T-90 thế hệ mới nhất của Nga. bản hợp đồng này được thực hiện song song với việc sản xuất loại tăng này tại Ấn Độ.
Theo kế hoạch trang bị được Ấn Độ công khai, cùng với những chiếc T-90 và T-72 đã được nước này triển khai dọc tuyến biên giới giáp với Trung Quốc, số xe tăng mới này sẽ được ưu tiên trang bị trên tuyến biên giới giữa Ấn Độ và Pakistan.
Mục đích triển khai hai dòng tăng mạnh nhất của Ấn Độ đã khá rõ ràng, tuy nhiên theo thông tin của tờ Times of India, Ấn Độ sẽ không thể chiến đấu tay đôi với 1 trong 2 đối thủ nói trên trong một cuộc chiến kéo dài bởi thiếu đạn dược.
Lực lượng tăng thiết giáp Ấn Độ diễn tập.
Theo nguồn tin này, trước khi ký hợp đồng mua thêm 64 chiếc T-90, lực lượng tăng thiết giáp Ấn Độ đang sở hữu ít nhất 500 chiếc T-90 và có kế hoạch tăng số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực này lên 1.300 chiếc vào năm 2020. Đáng kể trong số này được sản xuất tại Ấn Độ theo một thỏa thuận chuyển giao công nghệ quân sự được ký giữa New Delhi và Moscow.
Tuy nhiên, không tương xứng với số lượng xe tăng, theo nguồn tin quân sự nước này, lực lượng tăng T-90 Ấn Độ đang thiếu đạn nghiêm trọng khi chỉ đủ đạn tham chiến trong trận đánh kéo dài không quá 20 ngày. Đây thực sự là hồi chuông báo động với Ấn Độ.
Nguồn tin cho biết, gần đây, tình hình Lục quân Ấn Độ vẫn không có sự thay đổi lớn. Theo các quan chức thì chính quyền của ông Narendra Modi hoàn toàn nhận thức được tầm quan trọng của sự việc.
Họ cho rằng, mặc dù Ấn Độ đã sử dụng biện pháp khẩn cấp, nhưng do thủ tục mua vũ khí dài và hiệu quả của 39 nhà máy thuộc Ủy ban nhà máy chế tạo vũ khí Ấn Độ không cao, cho nên vẫn cần thời gian dài mới có thể mở rộng dữ trữ hao hụt chiến tranh (WWR).
Mà WWR phải có khả năng duy trì trận chiến khốc liệt 30 ngày và tác chiến thông thường 30 ngày. Nhưng do 30 ngày tác chiến thông thường tương đương với 1 ngày trận chiến khốc liệt, cho nên WWR cần phải duy trì trận chiến khốc liệt 40 ngày.
Theo Times of India, đạn được của quân đội Ấn Độ tại khu vực biên giới đặc biệt khan hiếm, hầu hết là thiếu đạn phòng không, tên lửa chống tăng, lựu đạn, mìn. Những đạn dược này thậm chí không thể duy trì thời gian toàn bộ chiến tranh trong vòng 1 tuần. Tình trạng thiếu đạn này diễn ra ngay cả khi Nga đã chuyển giao công nghệ sản xuất đạn 125mm chuyên dùng cho tăng T-90.
Sở dĩ xe tăng Ấn Độ lâm vào tình huống oái oăm này là bởi nền công nghiệp quốc phòng nước này không thể sản xuất loại đạn 125mm. Thông tin trên cũng được chính cơ quan nghiên cứu và phát triển quốc phòng của Ấn Độ (DRDO) xác nhận, sau khi công ty quốc phòng Ordnance Factory Board của Ấn Độ thất bại trong việc sản xuất các loại đạn trên.
Mặc dù đã được phía Nga chuyển giao công nghệ, nhưng Ấn Độ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất các loại đạn pháo cho T-90 tại nhà máy quốc phòng nội địa.
Theo DRDO, hầu hết các loại đạn pháo 125mm được sản xuất ở Ấn Độ đều không thể sử dụng trên T-90 và quan trọng nhất vẫn là giới hạn về mặt công nghệ khi các công ty quốc phòng của nước này vẫn chưa đủ khả năng sản xuất các loại đạ pháo trên.
Một quan chức của DRDO cho biết, toàn bộ công nghệ sản xuất đạn 125mm cho T-90 được phía Nga chuyển giao đều được công ty Ordnance Factory Board nắm giữ. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có viên đạn nào được công ty này sản xuất có thể sử dụng trên những chiếc T-90 của Ấn Độ.
Theo Đất Việt
Trung Quốc tử hình nông dân dùng súng bắn đinh sát hại quan chức Một nông dân Trung Quốc hôm nay bị tử hình vì sát hại quan chức địa phương bằng súng bắn đinh chế lại, sau khi nhà anh bị ủi sập để giải phóng mặt bằng. Giả Kính Long bị tử hình hôm nay. Ảnh: Sina Giả Kính Long, 29 tuổi, bị xử tử ở thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà...