Nông dân trồng xoài Úc to bự ở Khánh Hòa buồn thiu, mùa xoài đìu hiu, thiệt đơn thiệt kép
Chi phí đầu vào tăng gần gấp đôi nhưng năng suất xoài và giá xoài bán lại giảm gần một nửa so với năm trước là nghịch lý vụ xoài năm nay khiến người trồng xoài Khánh Hòa thiệt đơn, thiệt kép.
Sản lượng và giá bán đều giảm
Xoài Úc đang ở thời điểm thu hoạch rộ. Vậy mà rong ruổi trong nhiều khu vườn ở vùng xoài huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) chúng tôi thấy không khí thu hoạch khá lặng lẽ; không có cảnh mua bán, thu hái, đóng gói, vận chuyển… nhộn nhịp như lệ thường.
Ông Võ Cống, thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) tự thu hái tại vườn xoài 1ha của gia đình.
Hầu hết các vườn đều thu hái xoài theo kiểu nhỏ giọt. Trong một số vườn xoài, chỉ có lác đác người hái. Ông Võ Cống (ở thị trấn Cam Đức), nhà có gần 1ha xoài cho biết: “Năm nay, vườn nhà tôi không thuê người hái vì chẳng được bao nhiêu trái. Không chỉ sản lượng kém, xoài cũng xấu, chủ yếu là loại 3, bán chẳng được bao nhiêu tiền. Nếu thêm chi phí thuê người thu hái, vận chuyển thì người trồng xoài cầm chắc phần lỗ”.
Ông Võ Cống cho biết thêm, giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thời gian qua tăng chóng mặt, chẳng hạn như thuốc kích trái đã đắt gấp đôi so với bình thường, giá phân bón giờ gấp rưỡi so với vụ trước nên người trồng xoài buộc phải cắt giảm nhiều công đoạn trong việc xử lý, chăm sóc cây. Điều đó dẫn đến cây xoài không ra quả đại trà và đạt sản lượng như các năm.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, năm nay, nông dân không còn mặn mà đầu tư cho cây xoài. Theo ông Bùi Sơn Hồng, nhà có 3ha xoài Úc ở xã Cam Hải Tây, mọi năm, gia đình đầu tư khoảng 70 triệu đồng/ha/vụ cho chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…, còn năm nay, chỉ khoảng 30 triệu đồng.
Chưa kể thời điểm ra hoa năm nay gặp mưa nên khả năng đậu trái thấp. Do đó, sản lượng xoài năm nay chỉ đạt 50% so với các năm. Thông thường 1ha xoài Úc thu hoạch khoảng 6 tấn quả, năm nay chắc chỉ được 3 tấn.
Khi mức đầu tư giảm xuống, sản lượng giảm là điều đã được dự đoán trước. Tuy nhiên, ngay cả khi sản lượng xoài giảm, giá thu mua xoài cũng chỉ bằng 2/3 so với năm trước.
Hiện nay, xoài Úc loại 1 đang được các vựa thu mua vào với giá 20.000 – 22.000 đồng/kg, loại 2 là 10.000 – 12.000 đồng/kg, loại 3 là 5.000 – 7.000 đồng/kg. So với cách đây một tháng, giá thu mua đã giảm 4-5 giá và khả năng còn tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Video đang HOT
Thu mua xoài Úc tại vựa.
Tại các vựa thu mua xoài cũng đìu hiu. Ông Võ Tấn Thống – Giám đốc Hợp tác xã cây ăn quả Cam Thành Bắc, đồng thời là chủ vựa thu mua xoài khá lớn ở thị trấn Cam Đức cho biết, thông thường, xoài Cam Lâm chủ yếu đi theo con đường tiểu ngạch sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, từ giữa năm ngoái đến nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19, xoài không xuất khẩu được mà chỉ bán trong nước, chủ yếu là một số tỉnh phía Bắc và TP. Hồ Chí Minh nên lượng tiêu thụ giảm mạnh. “Trung bình một vụ, vựa chúng tôi thu mua, tiêu thụ hàng trăm tấn xoài, nay chắc chỉ bằng một nửa so với các năm” – ông Thống cho biết.
Nỗi lo đầu ra
Theo ông Lê Đình Cường – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam Lâm (Khánh Hòa), những năm qua, chính quyền các cấp, cơ quan chuyên môn và người trồng xoài đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng chất lượng, truy xuất nguồn gốc… để trái xoài Cam Lâm được nhiều thị trường chấp nhận.
Toàn huyện có khoảng 6.000ha xoài, một nửa trong số đó là trồng giống xoài Úc, khoảng 1.000ha xoài canh nông, 800ha xoài cát Hòa Lộc, hơn 824ha xoài tứ quý… Trong số 6.000ha xoài, có 4.000ha đang cho thu hoạch.
Thời điểm này, nông dân đã thu hoạch được khoảng 30% xoài Úc; các loại khác khoảng một tháng nữa bắt đầu cho thu hoạch.
Toàn huyện có hơn 213ha xoài VietGAP; 176 hộ đăng ký cấp quyền sử dụng Nhãn hiệu chứng nhận Xoài Cam Lâm với số lượng tem đăng ký hơn 1,2 triệu tem. Toàn huyện có 5 xã, thị trấn đã được cấp mã số vùng trồng gồm: Cam Đức, Cam Hải Tây, Cam Hòa, Suối Tân, Cam Thành Bắc và có 8 doanh nghiệp chuyên thu mua, đóng gói xoài.
Theo lãnh đạo UBND huyện Cam Lâm, phần lớn xoài Cam Lâm, kể cả xoài VietGAP đều đang bấp bênh đầu ra. Đa số nhà vườn có thói quen sản xuất nhỏ lẻ, tự phát, thiếu liên kết và còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, chưa mạnh dạn áp dụng công nghệ trong sản xuất, chất lượng chưa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch gây khó khăn trong tiêu thụ.
Bên cạnh đó, sản phẩm xoài chủ yếu xuất tươi nên giá trị gia tăng chưa cao, các rào cản kỹ thuật công nghệ, dư lượng hóa chất, quy định về nhập khẩu… còn là trở ngại lớn đối với việc tiếp cận các thị trường xuất khẩu khó tính.
Ngoài ra, việc liên kết sản xuất, thu mua, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm xoài còn yếu và thiếu, quy mô hạn chế, chưa hình thành chuỗi theo từng vùng sản xuất tập trung; sản lượng xoài tiêu thụ thông qua các hợp đồng còn rất thấp, chưa đảm bảo được sự bền vững trong sản xuất, kinh doanh.
Người trồng xoài Cam Lâm đang gặp khó khăn.
Ông Lê Đình Cường cho biết, thời gian tới, UBND huyện Cam Lâm đang tính toán phương án mở rộng diện tích trồng xoài về khu vực phía tây của huyện, dự kiến khoảng 1.000ha.
Đồng thời, để cây xoài phát triển bền vững, ổn định, mang lại thu nhập cao cho nông dân, huyện Cam Lâm tiếp tục tập trung phát triển diện tích xoài VietGAP, sản xuất hữu cơ; xây dựng, quản lý và sử dụng có hiệu quả mã số vùng trồng; đa dạng hóa các kênh tiêu thụ; đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ.
Đặc biệt là tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp chế biến xoài đầu tư trang thiết bị, máy móc nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho trái xoài.
Hậu Giang: Nuôi cá ruộng kiểu gì mà chả phải cho ăn cá vẫn to bự, nông dân bắt hàng tấn
Mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ nuôi cá ruộng ở xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) mang lại hiệu quả "kép" do cá và lúa có quan hệ cộng sinh, cùng hỗ trợ nhau phát triển.
Với tình hình giá phân bón và thuốc bảo vệ thực vật thời gian gần đây tăng cao và để cắt đứt nguồn bệnh từ vụ lúa này sang vụ lúa kế tiếp, đồng thời giảm việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu độc hại cho con người và môi trường trong sản xuất lúa vụ 3, người dân trong xã Vị Thủy (huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đã thực hiện mô hình 2 lúa - 1 vụ nuôi cá ruộng, mang lại hiệu quả cao.
Nông dân xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) thu hoạch cá ruộng.
Xã Vị Thủy có diện tích đất đất nông nghiệp 1.682,89ha, trong đó diện tích đất trồng lúa 1.277ha, chiếm 75,8% diên tích đất nông nghiệp.
Trong đó, có khoảng 30-40% diện tích đất ruộng không sản xuất lúa vụ 3, tập trung chủ yếu là ở ấp 2, 6, 7 và ấp 8 do đất trũng, không thuận lợi nhiều trong sản xuất lúa vào mùa mưa lũ, nên sau khi thu hoạch vụ hè thu bà con để lúa trét bán cho vịt và để đất trống.
Đến vụ đông xuân sản xuất lúa, có những hộ thì lên bờ bao để cá tự nhiên vào mùa nước lũ và thu hoạch. Nhưng những năm gần đây cá tự nhiên ngày càng cạn kiệt, giá bán cá đồng cao và cũng không đủ nhu cầu.
Nhận thấy tiềm năng đó nhiều nông dân không sản xuất lúa vụ 3 thã cá để có thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho gia đình chờ đến vụ lúa Đông Xuân tiếp theo, đồng thời duy trì và phát triển nguồn cá đồng ngày càng bị khan hiếm.
Xã Vị Thủy có diện tích nuôi cá ruộng hàng năm trên 30 ha, tiên phong trong phong trào này là Anh Nguyễn Văn Tám, ấp 7 xã Vị Thủy.
Anh Tám có nhiều năm nuôi cá ruộng chia sẻ: Gia đình tôi có diện tích 52.000 m2 thả cá mè hoa, cá chép, cá trê vàng, mật độ từ 1-1,5 con/m2. Sau thời gian 4- 4,5 tháng nuôi cá mè hoa đạt trọng lượng bình quân 1,2-1,3 kg, cá chép đạt từ 500-700g, cá trê vàng 5-6 con kg.
Anh cho biết thêm với năng suất cá ruộng đạt 2 tấn/ha giá bán cá mè hoa 10.000 đồng/kg, cá chép 50.000 đồng/kg, cá trê vàng 70.000 đồng kg. Bên cạnh đó, còn thu hoạch thêm các loại cá đồng như cá lóc, cá rô, cá sặc,.. thì lợi nhuận trên 8,5 triệu đồng/ha sau khi trừ các khoản chi phí.
Mô hình 2 lúa vụ - 1 cá ruộng của anh Nguyễn Văn Tám, ấp 7 xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Mô hình 2 vụ lúa - 1 vụ nuôi cá ruộng mang lại hiệu quả "kép" do cá và lúa có quan hệ cộng sinh, cùng hỗ trợ nhau phát triển.
Cá ruộng ăn sâu bọ hại lúa, sục bùn, diệt cỏ dại và các loại chất thải của cá tích tụ có tác dụng làm phân bón, tăng độ mùn cho ruộng lúa, giảm công làm cỏ, công làm đất sau mỗi vụ thu hoạch.
Cùng với đó, ruộng lúa cung cấp rơm rạ mục, sâu bọ làm thức ăn cho cá nên tiết kiệm được nhiều chi phí thức ăn. Bên cạnh đó, cá sẽ ăn trứng ốc bươu vàng nên ốc không thể phát triển để hại lúa.
Ngoài ra, việc ít phải sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật sẽ làm giảm chi phí trong quá trình canh tác lúa. Với lợi ích kinh kinh tế và môi trường đã được khẳng định qua thực tế tại địa phương giúp bà con nông dân có thu nhập cao hơn gấp 1,5 lần so với trồng lúa vụ 3.
Thời gian tới, UBND xã Vị Thủy sẽ phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang) tạo điều kiện để các hộ dân được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, tận dụng diện tích ruộng trũng để nuôi cá ruộng trong vụ 3.
Nuôi cá ruộng vụ 3 là mô hình dễ thực hiện, đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích, tận dụng được diện tích mặt nước để không trong vụ mùa của người dân. Từ những kết quả thực tế, đã cho thấy mô hình phù hợp với điều kiện nuôi thủy sản của xã, giúp người dân vươn lên làm giàu.
Nam Định muốn xóa sổ khu nuôi trồng thủy sản 431ha Cồn Xanh: Tỉnh đi ngược lại chủ trương của Trung ương? (Bài 4) Trong khi, mới đây Chính phủ đã ban hành Đề án về phát triển nuôi trồng thuỷ sản ven biển theo hướng khuyến khích các tỉnh quy hoạch các vùng thuỷ sản tập trung, thì việc tỉnh Nam Định muốn xoá sổ 431ha thuỷ sản ở Cồn Xanh (huyện Nghĩa Hưng) là đi ngược lại với chủ trương của Trung ương. Như Báo...