Nông dân trồng nấm chữa bệnh người nghèo
Chỉ học hết lớp 9, lại hay bị ốm đau, anh Phong ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) học cách trồng nấm linh chi nâng cao sức khỏe bản thân và đang ấp ủ ước mơ trồng nấm giúp người nghèo chữa bệnh.
Sau nhiều lần lặn lội ra Trung tâm Nghiên cứu phát triển nấm ở Hà Nội học hỏi, anh Lê Giang Phong (36 tuổi, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức) đã trở thành nông dân đầu tiên ở Quảng Ngãi trồng thành công nấm linh chi. Không chỉ trồng nấm chữa bệnh thiếu máu cơ tim và gan nhiễm mỡ cho mình, anh Phong còn cùng 11 nông dân khác thành lập Hợp tác xã nấm đầu tiên của tỉnh.
Hợp tác xã nấm Đức Nhuận do anh Phong làm Chủ nhiệm không ngừng mở rộng diện tích, tạo việc làm cho nhiều lao động nông nhàn tại địa phương. Tin tưởng mô hình trồng nấm của anh Phong, năm 2011, Sở Khoa học – Công nghệ Quảng Nam đã tài trợ dự án sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu với lô thiết bị trị giá 1,1 tỷ đồng cho Hợp tác xã nấm Đức Nhuận. Dây chuyền thiết bị sản xuất nấm có đầy đủ hệ thống trộn bột cưa, lò hơi hấp, sấy nấm, tủ bảo ôn bảo quản giống… có thể đạt năng suất thiết kế 5 tấn nguyên liệu để sản xuất 5.000 phôi nấm mỗi ngày.
Sau khi cấy giống, khoảng 3,5 tháng là có thể bắt đầu thu hoạch nấm linh chi. Hiện, anh Phong đã trồng và bán được khoảng 300 kg nấm linh chi cho người dân miền Trung với giá rẻ.
Video đang HOT
Ông Phạm Ngọc Lân, Phó chủ tịch UBND huyện Mộ Đức nhấn mạnh, đây là hướng mở tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Thời gian tới, huyện sẽ làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ để xem xét về khả năng hoạt động hiệu quả của thiết bị máy móc sản xuất nấm. Sau đó sẽ bố trí đất cho hợp tác xã nấm mở rộng thêm diện tích hoặc đưa vào khu công nghiệp của huyện để sản xuất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chất germanium trong nấm linh chi ngăn chặn bệnh ung thư, làm sản sinh phong phú các loại vitamin, khoáng, đạm cho cơ thể. Linh chi thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống bệnh béo phì, ổn định huyết áp. Lọc sạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh. Chống đau đầu và tứ chi, giải độc gan, hiệu quả rất tốt đối với bệnh về gan mật như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Không chỉ sản xuất ở hợp tác xã, anh Phong còn liên tục về các huyện Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Mộ Đức để hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm linh chi, nấm sò, nấm rơm cho nông dân. Trong ba năm, anh đã “cầm tay chỉ việc” cho hàng trăm lượt nông dân trồng nấm, cải thiện thu nhập trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, anh cùng các thành viên trong Hợp tác xã nấm ấp ủ ước mơ mở rộng diện tích trồng nấm linh chi để chế biến thành trà linh chi với giá thấp.
Theo VNE
Bệnh nhân đầu tiên đã nhiễm "amip ăn não" thế nào?
Về quê để dự đám cưới người thân, anh P.V.T. đã cùng bạn bè lặn bắt trai ở bàu gần nhà, sau đó lên cơn sốt, đau đầu.
Bệnh nhân P.V.T. (25 tuổi, ngụ Phú Yên) tạm trú tại Q.Bình Thạnh, TPHCM, đã tử vong sau một ngày nhập viện. Kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM cho thấy, anh T. mắc phải loại "amip ăn não người".
Giữa tháng Bảy, trong lúc về quê để dự đám cưới người thân, anh P.V.T. đã cùng bạn bè lặn bắt trai ở một cái bàu (một dạng ao, hồ rộng lớn) gần nhà.
Sau khi trở lại TPHCM, ngày 30/7, anh T. bỗng lên cơn sốt, nhức đầu, tự mua thuốc uống nhưng không khỏi. Lúc 22h40 cùng ngày, bệnh nhân (BN) nhập viện tại BV Nhân dân Gia Định với biểu hiện nhức đầu, lơ mơ.
Anh T. được chuyển gấp qua BV Bệnh Nhiệt đới điều trị.
Tại BV Bệnh Nhiệt đới, BN sốt 39oC, lơ mơ, cổ cứng, thở nhanh 30 lần/phút. Kết quả xét nghiệm soi dịch não tủy không thấy có vi trùng lao hay vi nấm gây viêm màng não nhưng lại có sự hiện diện của một loại amip.
Sau đó, bệnh nhân vẫn sốt cao, 40 - 41oC, suy hô hấp, xuất huyết tiêu hóa và rơi vào tình trạng hôn mê sâu. Đến 23g ngày 31/7, BN nhiều lần bị ngưng tim đột ngột, tử vong.
Sau khi anh T. tử vong, BV Bệnh Nhiệt đới tiếp tục làm nhiều xét nghiệm và kết quả xét nghiệm sinh học phân tử PCR cho thấy anh tử vong do "amip ăn não người" tấn công.
Theo bác sĩ Huỳnh Hồng Quang, chuyên gia trong lĩnh vực ký sinh sinh trùng cho biết: Naegleria fowleri ăn não người một khi chui vào não thông qua đường mũi sẽ nhanh chóng kết liễu nạn nhân trong thời gian ngắn nhất.
Naegleria fowleri nhiễm vào người thông qua mũi xoang, len lỏi dần đến tế bào thần kinh khứu giác để tìm đường xâm nhập vào não bộ vật chủ.
Nhiệt độ cao là yếu tố chính gây nên tình trạng viêm nhiễm lan rộng, vì loại ký sinh trùng này hoạt động mạnh trong điều kiện ao hồ ấm áp, tù đọng.
Nên khi bơi ở trong môi trường này rất dễ bị nhiễm. Nếu bị nhiễm Naegleria fowleri, nạn nhân hầu như chắc chắn sẽ bị viêm màng não. Các triệu chứng bao gồm sốt, nôn ói, cổ cứng và nhức đầu ở phần trán.
Naegleria fowleri có thể xâm nhập và tấn công vào hệ thần kinh trung ương. Mặc dù điều này hiếm khi xảy ra, song nhiễm trùng như thế thường dẫn đến kết quả là tử vong cho bệnh nhân. Tỷ lệ tử vong ước tính khoảng 98%.
Theo Dantri
Bi kịch đời bà cụ bỏ mạng trong vụ cháy Sinh được tất cả 6 người con thì có 3 người xấu số mất sớm vì ung thư, bệnh tật hiểm nghèo. Chồng cũng mất sau đó ít năm. Một thân một mình, tuổi già lại ốm đau bệnh tật liên miên... Hỏa hoạn bất ngờ ập xuống, thiêu rụi căn nhà, không có đường thoát thân, bà cụ đành bất lực bỏ...