Nông dân tỉnh Bến Tre áp dụng cách đơn giản này để đối phó với giá phân bón tăng gấp đôi
Đang vào thời điểm rước đòng cho 7 công lúa (0,7ha), ông Trần Văn Tư ở xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri (tỉnh Bến Tre) lo lắng vì giá phân bón tăng cao gần gấp đôi so với vụ lúa năm trước.
Ông Tư cho hay, hiện nay giá phân bón hỗn hợp NPK loại 3 màu có giá hơn 900 ngàn đồng/bao (50kg), loại 1 màu (nhập khẩu) cao cấp có giá từ 1,05 – 1,2 triệu đồng/bao.
Riêng các loại phân đơn như: phân đạm, lân, Kali tăng từ 9 ngàn đồng/kg lên 18 ngàn đồng/kg, phân hỗn hợp D.A.P từ 12 ngàn đồng/kg tăng 25 ngàn đồng/kg… Các loại thuốc bảo vệ thực vật tăng từ 15 – 20% giá so với trước.
Nhiều hộ nông dân tỉnh Bến Tre sử dụng phân chuồng bón cho cây trồng.
Ông Tư chia sẻ, với giá hiện tại buộc ông phải giảm lượng phân bón cho cây, vì nếu bón đủ như trước, chi phí đầu tư tăng lên và lợi nhuận sẽ giảm.
Đó là chưa kể các loại dịch vụ khác như: chi phí làm đất, bơm nước (giá xăng, dầu tăng), thu hoạch… đều tăng giá. Trong khi đó, giá lúa bán ra hiện nay còn thấp, nông dân không có lời.
Bà Nguyễn Thị Hoa, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm cho hay, đang vào thời điểm cuối mùa mưa nên 8 công đất trồng dừa của gia đình cần phải bón phân để đủ dinh dưỡng cho cây chống chọi với đợt hạn mặn sắp tới.
Hiện nay, giá phân bón tăng cao, bà Hoa lo ngại không đủ chi phí để mua phân bón. Bà Hoa chia sẻ, mỗi năm vườn dừa của gia đình bón phân từ 2 – 3 lần, mỗi lần chi phí mua phân từ 4 – 5 triệu đồng, nhưng hiện nay giá phân tăng, chi phí mua phân bón tăng lên từ 9 – 10 triệu đồng.
Hiện tại, bà Hoa đang tìm các loại phân bón hữu cơ, mua phân bò về ủ để bón cho cây, góp phần làm giảm chi phí đầu tư cho vườn dừa.
Theo anh Nguyễn Văn Hòa, chủ cửa hàng bán phân bón tại huyện Giồng Trôm, giá phân tăng cao do nhu cầu mua phân bón cho cây tăng mạnh.
Video đang HOT
Ngoài ra, nguồn cung phân bón trong nước còn hạn chế, chủ yếu nguồn nguyên liệu được nhập khẩu từ nước ngoài. Do ảnh hưởng dịch Covid-19, chi phí vận chuyển tăng làm cho giá phân bón tăng lên. Hiện giá phân bón đã tăng gần gấp 2 lần so với trước đây.
Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huỳnh Quang Đức cho biết, giá phân tăng cao ảnh hưởng lớn đến sản xuất của nông dân, nhất là bà con trồng lúa. Tuy nhiên, diện tích lúa của tỉnh Bến Tre không nhiều, chủ yếu cây dừa và cây ăn trái.
Do đó, ngành chức năng của tỉnh đã khuyến cáo người dân sử dụng nguồn phân bón hữu cơ sẵn có tại địa phương để bón cho cây trồng, nhằm giảm lượng phân bón hóa học, góp phần giảm chi phí trong sản xuất. Tỉnh Bến Tre có tổng đàn bò hơn 200.000 con, đàn dê hơn 170.000 con, đây là điều kiện rất tốt để người dân sử dụng nguồn phân bò, dê làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Vì sao giá cà phê tăng mạnh, nông dân Tây Nguyên vẫn lỗ "sặc gạch" (Bài 4): Hạt cà phê è cổ cõng chi phí!
Giá cà phê nhân Đắk Nông, giá cà phê Robusta tại các tỉnh Tây Nguyên đang ở mức cao, đạt mức giá 40.000-41.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, nhiều nông dân trồng vẫn kêu lỗ nặng. Ông Hồ Gấm, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông lý giải nguyên nhân, trong đó có việc "mọi chi phí đổ hết lên đầu hạt cà phê".
Mọi chi phí đều đổ đầu hạt cà phê nên giá cà phê tăng mạnh, nông dân vẫn lỗ nặng
Theo ông Hồ Gấm, Chủ tịch Hội Nông dân Đắk Nông, năm nay giá cà phê tăng cao. Tuy nhiên, mức giá đó so với chi phí đầu vào quá lớn, nông dân vẫn chưa thực sự có lãi, nếu không muốn nói nhiều chủ vườn cà phê vẫn còn bị lỗ...
Ông Hồ Gấm, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông trao đổi với PV Dân Việt. Ảnh: Duy Hậu.
Giá cà phê nhân Đắk Nông hôm nay, 19/11 được mua ở mức giá 40.400 đồng/kg. Đây là mức giá cà phê cao nhất trong khoảng 10 năm qua ở Đắk Nông.
Tuy nhiên, có một thực tế là hầu như nông dân, nhất là hộ nghèo, hộ khó khăn đều phải vay mượn để đầu tư trồng cà phê.
Do đó, mùa thu hoạch cà phê đến cũng là các chủ nợ thúc ép trả nợ, từ tiền mua phân bón, thuốc trừ sâu...Nông dân, nhất là nông dân nghèo, hộ nông dân đồng bào dân tộc thiểu số, vì không có tiền đầu tư chăm bón vườn cà phê nên chấp nhận mua phân bón, vật tư trả chậm.
Việc mua bán phân bón có thỏa thuận lãi suất. Có nơi nông dân phải trả lãi suất đến 30%/năm. Nhiều gia đình chỉ có nguồn thu duy nhất là hạt cà phê. Do đó, trăm thứ chi ra đều trông chờ vào vụ thu hoạch. Mẹ ốm, con học, hiếu hỉ, áo quần... tất tần tật chỉ trông chờ vào hạt cà phê.
Theo ông Hồ Gấm, do dịch bệnh Covid-19 nên năm nay công nhân hái cà phê đang rất khan hiếm. (Trong ảnh: Người dân xã Đắk NRung, Đắk Song, Đắk Nông đang thu hoạch cà phê khi giá cà phê thị trường tăng mạnh. Theo đó, giá cà phê nhân, giá cà phê Robusta đang cao bằng với mức cao nhất cách đây 10 năm). Ảnh: Duy Hậu.
Nhưng cà phê mỗi năm chỉ thu hoạch một lần. Trong thời gian chờ đợi, để có tiền trang trải hàng trăm thứ, nông dân nghèo chấp nhận mượn tiền tại các đại lý phân bón, đại lý cà phê. Đến khi có được hạt cà phê nào thu về, chủ nợ liền trừ dần vào số nợ.
Vì thế, người nghèo trồng cà phê ở Tây Nguyên ngày càng thâm nợ. Lãi mẹ đẻ lãi con, có gia đình cuối cùng mất cả đất đai, trở thành người làm thuê.
Người có điều kiện có thể chờ cà phê được giá mới bán, nhưng người nghèo không có cơ hội đó. Thu được hạt cà phê nào, bán tươi trừ nợ liền hạt đó. Nhiều gia đình, vì quá chật vật phải chấp nhận bán cà phê non với giá chỉ bằng 2/3 thị trường.
Cũng nói thêm rằng, trên thực tế có những gia đình không chịu làm ăn. Vay mượn ngân hàng chây ỳ không trả. Vì thế, để có tiền đầu tư, họ không thể vay được ở đâu. Ngay cả thế chấp tài sản, ngân hàng vẫn không muốn cho vay. Không có tiền đầu tư dẫn đến năng suất cà phê thấp. Những nông dân này, nghèo lại càng nghèo.
Khó khăn chồng chất đối với nông dân trồng cà phê
Ông Hồ Gấm cho biết thêm, tỉnh Đắk Nông đang bước vào vụ thu hoạch cà phê. Nhưng do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nông dân đang gặp khó khăn về nhân công thu hái.
Ông Hồ Gấm cho biết, vì sợ mất trộm mà nhiều nông dân chấp nhận hái cà phê xanh, chưa chín đều khiến chất lượng kém, giá bán cũng thấp. (Trong ảnh: Nông Dân xã Đức Mạnh, huyện Đắk Mil, Đắk Nông thu hái cà phê với tỷ lệ quả xanh lớn). Ảnh: Duy Hậu.
So với những năm trước, giá nhân công thu hoạch cà phê đang tăng. Hiện giá nhân công trên địa bàn phổ biến từ 1.200 - 1.400 đồng/kg. Tuy nhiên, lực lượng lao động từ các tỉnh, thành phía Nam về thì bị cách ly. Công nhân các tỉnh miền Trung cũng do dịch bệnh nên không đến được. Công nhân tại chỗ thì rất ít, không thể thuê được.
Cũng do ảnh hưởng dịch bệnh, không chỉ nông dân nghèo mà nhiều nông dân khác cũng phải mượn tiền để sinh hoạt, chăm sóc cà phê nên khi cà phê vào vụ liền bán tươi để trả nợ.
Giá cà phê tăng mạnh mà nông dân Tây Nguyên vẫn lỗ "sặc gạch" (Bài 3): Phải "nịnh" người làm thuê
Cùng với đó, năm nay giá vật tư nông nghiệp do đứt gãy chuỗi cung ứng nên đã tăng đột biến. Nên giá cà phê nhân, giá cà phê Robusta trên thị trường tăng cao thì cũng khó theo kịp tốc độ, bước tăng giá phân bón, vật tư nông nghiệp, giá xăng dầu...
Không chỉ thế, khi giá cà phê tăng cao cũng kéo theo nạn trộm cắp cà phê, trộm cắp hồ tiêu gia tăng. Nhiều nông dân vì sợ trộm chấp nhận hái cà phê xanh, chưa chín đều. Việc này làm chất lượng cà phê giảm, giá bán cũng thấp hơn.
Theo ông Hồ Gấm, để phần nào khắc phục những khó khăn cho nông dân, Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông đã có văn bản chỉ đạo các cấp Hội, trong đó, đặc biệt chỉ đạo Hội Nông dân cơ sở, chi, tổ Hội hướng dẫn hội viên, nông dân, nhóm nông dân chủ động dự kiến nhân lực. Từ đó có kế hoạch thu hoạch cà phê đảm bảo.
Đối với nhân lực nơi khác đến, Hội Nông dân cơ sở tham gia hướng dẫn họ chủ động khai báo với chính quyền địa phương để quản lý phòng dịch; tham gia hướng dẫn họ định kỳ test nhanh kháng nguyên Covid-19. Nông dân thuê công nhân nơi khác đến tạo điều kiện để họ ăn ở, đi lại đảm bảo công tác phòng, chống dịch.
Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông cũng chỉ đạo các cấp Hội Nông dân cơ sở thành lập các tổ đổi công, tổ bảo vệ cà phê để hội viên, nông dân yên tâm đợi cà phê chín đều mới hái, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hạt cà phê, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Né hạn, sử dụng phân bón thân thiện môi trường Giá phân bón tăng cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân trồng lúa. Cùng với đó, nỗi lo hạn mặn trong vụ lúa đông xuân 2021-2022 vẫn treo lơ lửng. Song, ngành nông nghiệp cho rằng đây là cơ hội để nông dân thay đổi quy trình sản xuất theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng phân bón hữu...