Nông dân Thường Tín trồng rau, nuôi lợn dễ dàng thu tiền tỷ
Người dân huyện ven đô Thường Tín (Hà Nội) có nhiều nghề thủ công cho thu nhập ổn định và cao hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp. Vì thế, ngay từ khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), Thường Tín đã xác định tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp chất lượng, giá trị cao, tập trung nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi…
Chi Nguyên Thi Bim, thôn Yên Phu, xa Văn Phu (huyên Thương Tin, Ha Nôi) thu hoach mươp đươc trông theo quy trinh an toan. Anh: Hông Vu
Nhiều mô hình cho thu nhập tiền tỷ
Ông Lưu Văn Phúc – Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín cho biết, đến nay, huyện đã có 15 xã đạt chuẩn NTM. Qua việc xây dựng NTM, hệ thống đường trục xã, liên xã đã được trải nhựa, bê tông hóa đạt 97%; đường trục thôn, xóm được cứng hóa 83% và đường làng, ngõ xóm là 95%. Bên cạnh đó, hơn 1.000 công trình thủy lợi lớn, nhỏ đã được đưa vào khai thác phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất và giao thương hàng hóa.
“Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay trên địa bàn huyện đã có những mô hình sản xuất mang lại giá trị kinh tế cao, như mô hình trồng rau VietGAP tại xã Ninh Sở đạt 2,5 tỷ đồng/ha/năm; mô hình chăn nuôi lợn thịt doanh thu 8 tỷ đồng/năm…” – ông Phúc chia sẻ.
Cùng với trồng trọt, Thường Tín đã quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư theo quy hoạch nông thôn mới để thực hiện mô hình chăn nuôi, thả cá, kết hợp trổng cây ăn quả. Đồng thời, đưa nhanh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và giống mới vào sản xuất, như giống lợn hướng nạc; gia cầm siêu thịt, siêu trứng; bò lai sind và bò siêu thịt BBB…
Video đang HOT
Nghề thêu tranh đang mang lại thu nhập cao cho người dân một số xã của huyện Thường Tín (Hà Nội). Ảnh: Hải Đăng
Đến nay, huyện Thường Tín đã có 15/28 xã đạt chuẩn NTM. Theo kế hoạch, hết năm 2017, huyện phấn đấu có thêm 4 xã gồm Tự Nhiên, Tô Hiệu, Nghiêm Xuyên và Tân Minh hoàn thành xây dựng NTM.
“Đến nay, toàn huyện có 93 trang trại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động trong xã, có những trang trại đạt doanh thu 6,6 tỷ đồng/năm, đặc biệt mô hình chăn nuôi lợn tại xã Hồng Vân đạt doanh thu 8 tỷ đồng/năm…” – ông Phúc tiết lộ.
Hướng đến nền nông nghiệp chất lượng cao
Với những kết quả trên, nhiều hộ dân ở huyện Thường Tín đã có kinh tế ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo. Năm 2016, thu nhập bình quân đạt 32,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn dưới 3,8%.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Phạm Khắc Trung – người dân xã Quất Động cho biết: “Xây dựng NTM giống như một cuộc cách mạng đã thực sự làm thay đổi bộ mặt nông thôn cũng như cuộc sống của bà con nông dân”.
Theo ông Lưu Văn Phúc, năm 2017, huyện Thường Tín tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch NTM; đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp chất lượng cao, xây dựng nông nghiệp hàng hóa, công nghệ cao, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết 4 nhà (nhà khoa học, nhà nông, nhà quản lý và nhà doanh nghiệp).
Bên cạnh đó, huyện sẽ tiếp tục phát triển vùng sản xuất chuyên canh gắn với xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để mang lại giá trị cao hơn cho người sản xuất.
Người dân một số xã của huyện Thường Tín (Hà Nội) co thu nhâp cao nhơ lam nghê thêu tranh. Ảnh: Hải Đăng
Là xã điểm NTM điển hình của Hà Nội, xã Chương Dương (Thường Tín) được Ban chỉ đạo Chương trình 02 của Thành ủy Hà Nội đánh giá là một trong những xã mà chính quyền và nhân dân có sự đoàn kết, đồng lòng cao nhất trong phong trào xây dựng NTM.
Ông Huỳnh Ngọc Huệ – Chủ tịch UBND xã Chương Dương cho biết: “Dù đạt chuẩn NTM nhưng Chương Dương luôn ý thức phải nâng cao hơn nữa chất lượng các tiêu chí, luôn làm mới NTM. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng có chiều sâu và chọn lọc hơn”.
3 tỷ đồng cho hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề năm 2017 UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 180/KH-UBND về việc triển khai “Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề” năm 2017. Kế hoạch trên được ban hành nhằm hỗ trợ các làng nghề trên địa bàn thành phố xây dựng và phát triển thương hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của các làng nghề trên thị trường trong và ngoài nước, phù hợp với các điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện để các làng nghề của Hà Nội bảo tồn và phát triển thương hiệu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. UBND TP yêu cầu phải thu hút sự quan tâm và tham gia của các làng nghề trên địa bàn; tạo được sự chuyển biến từ nhận thức tới hành động của các làng nghề về phát triển và xây dựng thương hiệu mạnh cho các làng nghề. Phổ biến các chính sách liên quan đến hỗ trợ và quảng bá thương hiệu cho các làng nghề trên địa bàn. Theo đó, nội dung hỗ trợ gồm đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và quảng bá thương hiệu (dự kiến hỗ trợ 10 làng với 3 ngày tập huấn); đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (lô gô) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu cho các làng nghề; tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề. Điều kiện hỗ trợ là các làng nghề đã được UBND thành phố quyết định công nhận danh hiệu làng nghề và được UBND quận, huyện, thị xã gửi văn bản đăng ký tham gia Chương trình Hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề Hà Nội từ nguồn ngân sách Thành phố. Tổng kinh phí hỗ trợ năm 2017 là 3 tỷ đồng. Thiên Ngân
Theo danviet
Các tỉnh vẫn còn nợ đến 9.800 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới
Theo báo cáo mới nhất của Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) T.Ư, tính đến hết tháng 7.2017, cả nước đã có 2.776 xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Tổng vốn ngân sách nhà nước các cấp đã bố trí trực tiếp cho Chương trình trong năm 2017 là 30.152 tỷ đồng.
Cũng theo Văn phòng Điều phối NTM T.Ư, đến nay cả nước đã có 34 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM (tăng 4 huyện so với cuối năm 2016). Bình quân cả nước đạt 13,23 tiêu chí/xã, giảm 0,24 tiêu chí so với cuối năm 2016 (dự kiến đến hết năm 2017 đạt bình quân 14 tiêu chí/xã). Tuy nhiên, vẫn còn 179 xã đạt dưới 5 tiêu chí, giảm 78 xã so với cuối năm 2016.
Cổng làng Pheo, xã Minh Quang, Ba Vì (Hà Nội) được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: Thiên Ngân
Được biết, trong năm 2017 tổng vốn ngân sách nhà nước các cấp đã bố trí trực tiếp cho chương trình là 30.152 tỷ đồng. Trong đó, tổng nguồn vốn ngân sách T.Ư là 8.000 tỷ đồng; vốn đối ứng từ cácđịa phương đã bố trí thực hiện Chương trình đến hết tháng 6.2017 khoảng 22.152 tỷ đồng, trong đó 50 tỉnh nhận hỗ trợ từ ngân sách T.Ư và tỉnh Quảng Ngãi đã bố trí được khoảng 11.708 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến hết tháng 6.2017, giá trị hoàn thành tại các địa phương mới đạt khoảng 21%. Tiến độ giải ngân kế hoạch vốn ngân sách T.Ư 6 tháng đầu năm cũng như tốc độ tăng tiêu chí tại các địa phươngtương đối chậm.
Nguyên nhân chủ yếu, theo Văn phòng Điều phối NTM T.Ư là do số chỉ tiêu của 19 tiêu chí tăng thêm 10 chỉ tiêu so với Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2011-2015, đồng thời, nhiều tiêu chí quan trọng (thu nhập, môi trường, hộ nghèo, tổ chức sản xuất, an ninh trật tự và quốc phòng...) có yêu cầu cao hơn so với trước đây. Một số địa phương vẫn chậm phê duyệt phương án phân bổ vốn thực hiện (mặc dù đã có văn bản đôn đốc của Bộ NNPTNT nhưng đến nay tỉnh Phú Thọ và An Giang vẫn chưa phân bổ vốn đầu tư 2017). Một số nơi còn lúng túng trong triển khai cơ chế đặc thù đối với cácdự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia...
Điều đáng chú ý là đến nay, các địa phương mới xử lý được khoảng 5.412 tỷ đồng nợ xây dựng NTM. Theo đó, tính đến hết 31.01.2017, tổng số nợ xây dựng cơ bản của 45/63 tỉnh, thành phố còn khoảng 9.807 tỷ đồng. Cả nước chỉ có18 tỉnh không có nợ.
Một số tỉnh có tổng mức nợ lớn trong xây dựng NTM, nhưng kết quả xử lý trong năm 2016 còn chậm nên khó đảm bảo về tiến độ theo quy định của Quốc hội nếu như không có các giải pháp quyết liệt hơn trong thời gian tới, như: Thái Bình (1.204 tỷ đồng), Hải Dương (776 tỷ đồng), Hà Nam (598,7 tỷ đồng)...
Theo Danviet
Chuyện về lão nông hơn 20 năm tự nguyện vớt rác Mặc dù tuổi đã cao song nhiều năm nay, ông Nguyễn Văn Hào, thôn Tân Hòa, xã Hợp Đức, huyện Tân Yên (Bắc Giang) vẫn miệt mài với công việc vớt rác, khơi thông kênh mương và quản lý bãi rác tập trung, góp phần làm sạch môi trường. Ông Nguyễn Văn Hào thu dọn rác tại bãi rác thôn Biềng, xã Cao...