Nông dân Thuận An trồng diếp cá lãi trăm triệu/năm
Rau diếp cá (hay dấp cá) đang là một trong những cây trồng chủ lực của xã Thuận An (TX Bình Minh, Vĩnh Long) giúp hàng trăm hộ nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Nông dân xã Thuận An thu hoạch rau diếp cá
Bà con nơi đây cho biết, cây diếp cá được trồng từ đầu những năm 1980 đến nay. Ban đầu chỉ vài hộ trồng, thấy hiệu quả kinh tế cao nhiều người đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng diếp cá. Hiện xã có hai ấp trồng diếp cá nhiều nhất là Thuận Tiến C và Thuận Phú B. Thị trường tiêu thụ diếp cá mạnh nhất là TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL.
Trồng diếp cá chỉ vất vả khâu thu hoạch, bà con phải thuê mướn nhiều lao động, thu xong có thương lái đến tận nhà để thu mua. Diếp cá cho thu hoạch quanh năm và rất dễ trồng. Từ khi xuống giống trồng thì khoảng 4 – 5 tháng sau cho thu hoạch vụ đầu tiên, sau đó cứ cách 2 tháng là thu một lần, bình quân mỗi năm thu hoạch 6 đợt, xuống giống một lần chăm sóc tốt, thời gian cho thu hoạch kéo dài từ 10 – 12 năm mới thay giống mới trồng lại.
Video đang HOT
Trồng rau diếp cá sử dụng hệ thống tưới phun tự động
Anh Đặng Khanh Linh có 15 năm trong nghề trồng rau diếp cá ở ấp Thuận Phú B cho biết, gia đình anh trồng 4,5 công rau diếp cá, năng suất khoảng 2,5 – 2,7 tấn/công/đợt. Giá bán dao động từ 8.000 – 12.000 đồng/kg, có lúc lên tới 32.000 đồng/kg. Theo anh nếu tự vận chuyển rau lên TP.HCM bán thì giá cao hơn so với thương lái đến tại chỗ thu mua là 2.000 đồng/kg. Nhờ có diếp cá mà gia đình anh có thu nhập khoảng 300 triệu đồng/năm.
Ông Nguyễn Văn Hai ở ấp Thuận Tiến C trồng 7 công diếp cá cho biết, rất ít sâu bệnh, mùa thuận (từ tháng 8 – 10) mới xuất hiện một ít sâu ăn lá nhưng chỉ cần pha một ít thuốc BVTV vào nước, tưới là khỏi. Đây là một loại rau an toàn, nhẹ công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp… Ông đầu tư hệ thống tưới phun tự động cho cả rẫy nên việc tưới, rau dễ dàng. Sau khi trừ hết chi phí ông lãi gần 500 triệu đồng/năm.
Rau diếp cá của xã Thuận An đã đi khắp các tỉnh thành miền Tây và TP.HCM. Các thương lái thường đến tận vườn để thu mua sản phẩm của nông dân với giá từ 10.000 – 12.000 đồng/kg.
Thương lái đến tận ruộng thu mua rau diếp cá
Ông Nguyễn Tấn Chức ở huyện Châu Thành – Tiền Giang là thương lái thu mua rau diếp cá cho biết, mỗi ngày xe tải của ông đến vùng trồng rau diếp cá xã Thuận An thu mua từ 4 – 6 tấn, dịp lễ tết thì thu mua số lượng gấp đôi. Rau diếp cá trồng ở đây lá rất đẹp và an toàn nên các mối lái ở TP.HCM đều thích.
Ông Phan Văn Nam, trưởng ấp Thuận Tiến C cho biết, toàn ấp có 70 hộ trồng loại rau này với diện tích lên đến hơn 25ha cho hiệu quả kinh tế cao gấp 5 – 6 lần so với trồng lúa. Các hộ trồng rau diếp cá đều thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Bình quân 1 công mỗi năm cho thu lãi từ 50 – 60 triệu đồng.
Ông Lâm Minh Thuận, Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận An cho biết, trồng rau diếp cá cho thu nhập cao và ổn định hơn so với xà lách xoong. Đến nay toàn xã đạt trên 120ha. Sắp tới xã sẽ thành lập tổ hợp tác SX để có đầu ra ổn định và mời chuyên gia hướng dẫn bà con kỹ thuật canh tác…
Theo Vũ Đảm (NNVN)
Vốn ưu đãi giúp người dân Diên Khánh thoát nghèo bền vững
Đồng vốn của Ngân hàng CSXH huyện Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa) đã hỗ trợ nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững, phát triển các mô hình sản xuất, nâng cao thu nhập.
Trường hợp anh Nguyễn Luận ở thôn An Ninh, xã Diên An, huyện Diên Khánh là một trong những hộ điển hình có hướng đi như vậy. Trước đây, gia đình anh thuộc diện hộ nghèo, do đông con cái, không có việc làm ổn định, quanh năm chỉ biết đi làm thuê kiếm sống nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Anh đã thấy những hộ gia đình làm ăn khấm khá từ việc nuôi gà nhưng do thiếu vốn nên khó thực hiện được mô hình này.
Nhờ nguồn vốn của Ngân hàng CSXH Diên Khánh mà AnhNguyễn Luận, đã có điều kiện phát triển kinh tế ổn định. Ảnh: Công Tâm
"Năm 2010 thông qua các cấp hội, tôi đã vay được số tiền 30 triệu đồng từ Ngân hàng CSXH huyện Diên Khánh về đầu tư làm chuồng, mua giống và nuôi 500 con gà. Dần dần mô hình chăn nuôi gà của gia đình bắt đầu sinh lời, từ 500 con gà ban đầu đến nay tôi đã có trong tay 9.000 con gà" - anh Nguyễn Luận chia sẻ. Anh Luận phấn khởi cho biết thêm, lứa đầu tiên chỉ nuôi 500 con, sau hơn 3,5 tháng nuôi đã xuất chuồng, bán với giá gần 50.000 đồng/kg, do thời điểm đó chi phí thấp nên anh có lãi và có khoản tiền để trả cho ngân hàng. Vừa nuôi anh tiếp tục lĩnh hội thêm kiến thức về thú y, khoảng 3 năm sau anh tiếp tục vay 30 triệu đồng để mở rộng chuồng trại.
Hiện nay, bình quân mỗi đợt anh nuôi 3.000 con, nuôi theo hình thức cuốn chiếu, mỗi năm nuôi từ 3-4 đợt. Sau 3,5 tháng nuôi gà đạt trọng lượng từ 2 - 2,2kg/con gà cồ và 1,6- 1,8kg/con gà mái, với giá bán bình quân 100.000 đồng/con, trừ các chí phí, mỗi năm gia đình anh lãi từ 100 - 150 triệu đồng. Đến nay, gia đình anh đã xây dựng được cơ ngơi bài bản, nuôi 4 người con ăn học và có công ăn việc làm ổn định.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Diên Khánh cho biết, trong thời gian qua, ngân hàng đã phối hợp với 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai tốt các chương trình tín dụng. Trong đó, trọng tâm là cũng cố nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn thông qua công tác đánh giá, phân loại tổ, tập huấn nghiệp vụ... Tổng dư nợ ủy thác qua các tổ chức hội đến ngày 30.6.2017 đạt trên 260 tỷ đồng, chiếm 99,9% tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH huyện và tăng trên 19,3 tỷ đồng so với đầu năm, với 15.676 hộ đang còn dư nợ.
"Thời gian tới, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách tín dụng đến tay người dân. Đồng thời tích cực hỗ trợ nguồn vốn cho bà con nghèo, khó khăn để học có điều kiện phát triển sản xuất, xóa đối giảm nghèo" - bà Huyền khẳng định.
Theo Danviet
Nông dân trồng ngô sinh khối kiếm "ối" tiền Sau khi áp dụng thành công mô hình trồng ngô sinh khối tại các bãi ngang ở huyện Anh Sơn (Nghệ An), người nông dân nơi đây đã thực sự thoát nghèo. Hướng đi mới cho cây ngô Được biết với diện tích hơn 2.300 ha/vụ, huyện Anh Sơn từ lâu được xem là vựa ngô lớn của Nghệ An. Tuy nhiên từ...