Nông dân Thanh Hoá còng lưng gánh hệ luỵ từ ổ dịch tả lợn châu Phi
Hơn 10 ngày qua, những hộ chăn nuôi ở thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa như đang ngồi trên “đống lửa” không phải vì lo lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi, mà hệ lụy của nó kiến người dân nơi đây phải còng lưng gánh chịu quá lớn.
Người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn
Mặc dù phóng viên đã được phun hóa chất tiêu độc khử trùng đầy đủ khắp người và đồ đạc để vào khu chăn nuôi tập trung của xã Định Long, nhưng khi vượt qua được chốt kiểm soát dịch ở đầu cụm chăn nuôi, phóng viên Dân Việt tiếp tục bị những chủ hộ chăn nuôi ở đây chặn lại với nhiều lý do khác nhau.
Phải thuyết phục mãi phóng viên mới tiếp cận được chủ trang trại đầu tiên nhưng cũng chỉ đứng ở đầu cụm chăn nuôi.
Rất khó khăn phóng viên Dân Việt mới tiếp cận được khu chăn nuôi tập trung tại thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long. (ảnh Văn Thượng)
Bà Lê Thị Nam, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư nông nhiệp Yên Định nằm ngay sát khu trang trại của gia đình ông Lê Văn Thanh – nơi xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên ở Thanh Hóa cho biết: Công ty có diện tích rộng 13.000 m2, hiện đang nuôi 150 con lợn nái sinh sản và gần 300 con lợn thịt.
“Trước ngày phát hiện dịch (ngày 23.2 – PV) có thương lái liên hệ mua hơn 50 con lợn giống con với giá từ 1,2 – 1,4 triệu đồng/con loại từ 5-10kg, nhưng sau khi có dịch họ không mua nữa. Hiện tại, công ty đang có hơn 30 con lợn giống mẹ mới sinh.
Từ đầu cụm chăn nuôi tập trung xã Định Long đã có chốt kiểm soát dịch. (ảnh Hữu Dụng)
“Vì diện tích rộng riêng việc mua hóa chất phun mỗi ngày đã mất 10 lít khoảng gần 2 triệu đồng, chưa nói tiền thức ăn cho lợn nhưng lợn lại không thể xuất được nên bà con nơi đây gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăn nuôi”, bà Nam nói thêm.
“Người chăn nuôi tại cụm chăn nuôi tập trung ở xã Định Long, huyện Yên Định không những đã phải dừng mọi hoạt động buôn bán, vận chuyển lợn mà còn tốn hàng triệu đồng mỗi ngày để chăm sóc đàn lợn của mình”.
Ông Trịnh Văn Cường – Cụm trưởng cụm chăn nuôi lợn xã Định Long cho biết.
Tương tự, gia đình anh Trịnh Văn Thịnh (ở thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định) cho biết, từ ngày 24.2 trang trại của gia đình đã thực hiện “nội bất xuất, ngoại bất nhập” (không cho các sản phẩm, thực phẩm làm từ lợn ra vào vùng dịch – pv).
“Hiện gia đình đang nuôi 400 con lợn thịt, nhiều lứa lợn đã quá thời gian xuất chuồng nhưng chưa thể bán được. Hàng ngày trang trại không chỉ tiêu tốn tiền mua hóa chất, tiền thức ăn mà còn phải chịu thêm tiền nhân công chăm sóc… thực tế những hộ chăn nuôi nằm trong vùng dịch tả lợn châu Phi đang rất khó khăn”, anh Thịnh nói.
Video đang HOT
Người dân thận trọng với thịt lợn
Có mặt tại chợ thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định nơi tiêu thụ thịt lợn lớn nhất của huyện, phóng viên được các tiểu thương buôn bán thịt lợn nơi đây cho biết, từ ngày xuất hiện dịch tả lợn châu Phi ở thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long thì sức tiêu thụ của bà con nơi đây giảm đi rất nhiều.
Các tiểu tương tại chợ thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định cho biết từ khi xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở xã Định Long thì lượng người mua thịt giảm hẳn. (ảnh Văn Thượng)
Chị Lê Thị Hồng bán thịt tại chợ thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định buồn rầu nói: “Từ xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi ở xã Định Long đến giờ, sức mua thịt của người dân nơi đây kém đi do tâm lý của người sợ mua phải thịt lợn dịch. Bình thường chị bán được gần 1 tạ thịt/ngày, nhưng hiện nay cả 8 tiểu thương chung nhau một con để bán mà vẫn tiêu thụ chậm”.
Tiểu thương Nguyễn Thị Thanh cho biết thêm: Thịt lợn của chúng tôi bán tại đây có có kiểm dịch đàng hoàng, vào sáng sớm hàng ngày lại có thêm cán bộ thú y đến tận nơi kiểm tra, thịt đạt tiêu chuẩn nhưng lượng người mua vẫn giảm.
Nhiều tiểu thương ở chợ thị trấn Quán Lào đã tạm nghỉ bán thịt lợn một thời gian. (ảnh Hữu Dụng)
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt tại ổ dịch tả lợn châu Phi ở thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa, từ những hộ chăn nuôi đến người dân nơi đây đều rất đề cao công tác ngăn chặn phòng chống dịch lây lan.
Nhưng khi phóng viên Dân Việt có mặt từ 8h30 đến 10h ngày 8.3, tại ổ dịch tả lợn châu Phi ở thôn Tân Ngữ 2, xã Định Long thì chúng tôi chỉ thấy một công an viên của xã vừa làm nhiệm vụ kiểm soát người ra vào vùng dịch, vừa phun hóa chất tiêu độc khử trùng.
Chốt kiểm soát dịch ở thôn Tân Ngữ 2 không có cán bộ thú y chuyên trách túc trực. (ảnh Hữu Dụng)
Ngay sau đó chúng tôi gọi điện cho ông Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định để phản ánh về việc thiếu cán bộ thú y chuyên trách tại chốt kiểm soát thì được ông Lâm cho biết: “Có thể anh em về ăn bát cơm hay đi vệ sinh chưa về”. Sau đó ông Lam ngắt máy!
Thiết nghĩ, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa cùng các sở ban ngành trong tỉnh đang rất tích cực để ngăn chặn khống chế dịch tả lợn châu Phi phát sinh… Việc thông tin về chốt kiểm soát tại ổ dịch đầu tiên tại Thanh Hóa của phóng viên Dân Việt cho ông Lưu Vũ Lâm, Chủ tịch UBND huyện Yên Định là rất cần thiết trong việc chỉnh đốn lực lượng tại chốt kiểm soát để ngăn chặn dịch, nhưng dường như lãnh đạo huyện vẫn chưa thực sự vào cuộc chống dịch quyết liệt như lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, cũng như theo công điện khẩn của UBND tỉnh này…
Thanh Hóa xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 2
Ngày 5.3, tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 2 tại huyện Thiệu Hóa và cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy 880kg lợn nhiễm bệnh tại hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Hùng (thôn 1, xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Để nhanh chóng khoanh vùng dịch, Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa đã cấp cho huyện Thiệu Hóa 816 lít hóa chất, 2 tấn vôi bột để tiến hành phun tiêu độc khử trùng quanh vùng dịch.
Ngoài ra, UBND huyện Thiệu Hóa cũng ngay lập tức thành lập 8 chốt kiếm soát phương tiện, con người ra vào vùng dịch.
Theo Danviet
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát, chuyên gia chăn nuôi hiến kế
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có nguy cơ bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố, PGS.TS.Phạm Kim Đăng - Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam khuyến cáo người dân cần đặc biệt chú ý thực hiện nghiêm các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi đang lây lan trên diện rộng, theo ông, đâu là biện pháp cần triển khai ngay lúc này?
- Với đặc điểm chăn nuôi của Việt Nam chủ yếu là quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, phân tán thì công tác phòng chống dịch bệnh, trong đó có bệnh dịch tả lợn châu Phi sẽ đối mặt với nhiều thách thức và phụ thuộc vào chính ý thức của từng hộ dân.
Với các trang trại lớn, họ tuân thủ rất nghiêm túc các quy định của chăn nuôi an toàn sinh học nên thường an toàn trước nhiều đợt dịch bệnh, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thường phải hứng chịu hậu quả nặng nề, không chỉ với đợt dịch tả lợn châu Phi lần này, mà trước đó là nhiều loại dịch bệnh khác.
PGS.TS.Phạm Kim Đăng - Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Chính vì vậy, điều cần thiết phải làm là nâng cao nhận thức của người chăn nuôi để bà con có ý thức cao trong phòng bệnh chứ không phải đợi đến khi có dịch rồi mới vội vàng triển khai các giải pháp tiêu độc khử trùng, đó chỉ là biện pháp chữa cháy.
Việc đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi chính là phải lựa chọn địa điểm chăn nuôi hợp lý nhất, đảm bảo cách ly tốt nhất; thường xuyên tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường cả trong và xung quanh khu vực chăn nuôi.
Mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi có thể lây lan từ nguồn thực phẩm, từ chất thải của các hộ khác nên giải pháp cách ly, tiêu độc khử trùng là rất quan trọng.
Tôi tin nếu thực hiện đúng khuyến cáo về phòng bệnh, đảm bảo chăn nuôi theo quy trình an toàn sinh học thì dịch bệnh sẽ không có cơ hội xâm nhập chuồng trại của bà con, kể cả là dịch tả lợn châu Phi.
Nhưng một nguồn có thể lây bệnh dịch tả lợn châu Phi là các loài chim di cư. Theo ông, phải phòng tránh loài này như thế nào?
- Không chỉ có dịch tả lợn châu Phi mà nhiều loài dịch bệnh khác trên gia súc gia cầm đều có vật chủ trung gian; trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi chưa có vaccine phòng bệnh, không có biện pháp chữa trị đặc hiệu thì cái người dân cần làm ngay lúc này là các biện pháp chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, cắt những nguồn có thể lây lan dịch bệnh vào trang trại ngay từ xa.
Chính vì vậy, khi phát hiện dịch phải báo cho ngành chức năng, chính quyền địa phương, nếu vẫn còn tình trạng bán tháo lợn ra ngoài thì dịch vẫn còn có cơ hội lây lan.
Có thể thấy rất rõ trong đợt dịch này, dịch chỉ xảy ra chủ yếu ở các nông hộ nhỏ, còn các trang trại lớn có ý thức phòng bệnh tốt, khả năng phòng vệ cao vẫn an toàn. Tôi cho rằng, đảm bảo cách ly vẫn là biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả.
Trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi lan rộng, cần đảm bảo tốt khâu vệ sinh tiêu độc khử trùng. Ảnh: Trần Quang.
Hiện nay, ngành chăn nuôi đang có sự chuyển dịch khá rõ nét với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, theo đánh giá của ông, trong vài năm tới ngành chăn nuôi sẽ phát triển theo chiều hướng nào?
- Với xu hướng phát triển như hiện nay khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị chăn nuôi khép kín từ trang trại đến bàn ăn thì chăn nuôi nông hộ sẽ thu hẹp, doanh nghiệp phát triển. Thái Lan cũng từng phát triển chăn nuôi nông hộ nhưng hiện nay hầu như không còn, mà chỉ có sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã. Tôi cho rằng, đây là xu thế phát triển tất yếu.
Vậy, người nông dân cần làm gì để duy trì sinh kế và làm giàu bằng nghề chăn nuôi, thưa ông?
- Bà con có thể phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung, hiện đại, quy mô lớn hoặc tham gia liên kết với doanh nghiệp để cũng đầu tư, sản xuất theo quy trình an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Đây cũng là cách làm hướng đến chuyên nghiệp hóa.
Ông có lời khuyên nào cho người chăn nuôi lúc này?
- Trong bối cảnh dịch đang diễn biến phức tạp bà con phải thay đổi ngay tập quán chăn nuôi, thực sự coi trọng vấn đề an toàn sinh học và phòng bệnh cho vật nuôi, phải đảm bảo cách ly, ngăn chặn nguồn lây lan bệnh như vận chuyển, mua bán thực phẩm, tham quan, giao lưu giữa các hộ gia đình với nhau, tất cả phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Theo báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT), tính đến ngày 8/3/2019, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 560 hộ, 210 thôn, 84 xã, 27 huyện của 10 tỉnh, thành phố (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên và Thái Nguyên).
Theo Danviet
3 giờ sáng, Chủ tịch T.T-Huế đột xuất kiểm tra phòng chống dịch tả lợn 3h30 sáng 7/3, Chủ tịch UBND Thừa Thiên - Huế kiểm tra đột xuất công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại chốt kiểm dịch trên QL1 Ông Phan Ngọc Thọ kiểm tra sổ kiểm dịch tại chốt kiểm dịch trên QL1 phía Bắc tỉnh (xã Phong Thu) Ông Phan Ngọ Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế kiểm...