Nông dân Thắng Hải giữ gìn an ninh trật tự xây dựng nông thôn mới
Xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận khá nổi tiếng với nghề trồng cây ăn quả. Tuy nhiên, do xã có vị trí địa lý khá đặc biệt, nằm xa trung tâm huyện, lại giáp ranh với huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nên tình trạng trộm cắp tài sản, nông cụ, nông sản của người nông dân sống vùng giáp ranh thường xuyên xảy ra.
Tại địa phương còn có hiện tượng thanh, thiếu niên sử dụng thuốc phiện. Nghiêm trọng hơn, một số hộ dân từ nơi khác đến trồng cây cần sa ở những nơi hẻo lánh gây khó khăn trong quản lý tình hình an ninh trật tự (ANTT).
Nghề trồng nhãn ở xã Thắng Hải, huyện Hàm Tân khá nổi tiếng với đặc sản nhãn xuồng cơm vàng. Ảnh: H.Q
Nắm bắt tình hình trên, Hội Nông dân (ND) xã Thắng Hải đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng mô hình “Tổ nông dân đoàn kết sản xuất – giữ gìn ANTT” và “Tổ nông dân nói không với cây cần sa và các chất kích thích”.
Theo ông Hoàng Hữu Dũng – Chủ tịch Hội ND huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, từ khi các mô hình của Hội ND xã Thắng Hải đi vào hoạt động, các tệ nạn xã hội đã được hạn chế, tình hình ANTT được giữ vững. Hội ND cũng tích cực vận động các gia đình giáo dục con em ý thức giữ gìn ANTT, thực hiện lối sống văn minh, kết quả là tình hình mất cắp nông sản, nông, ngư cụ đã giảm hẳn, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc…
Ngoài các mô hình về bảo vệ ANTT, Hội cũng xây dựng một số mô hình phát triển kinh tế tập thể cho hội viên nông dân địa phương như xây dựng và củng cố HTX 22/4 chăn nuôi gà công nghiệp. HTX đã tạo việc làm cho hàng chục lao động tại địa phương, góp phần cùng chính quyền địa phương xây dựng xã Thắng Hải đạt xã nông thôn mới giai đoạn 2011-2015.
Nói về những thành công của các mô hình làm kinh tế của Hội ND xã Thắng Hải, ông Hoàng Hữu Dũng cho biết: “Các mô hình kinh tế của xã Thắng Hải cũng đã phát huy được hiệu quả, nâng cao thu nhập cho hội viên, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho lao động địa phương. Những mô hình thành công này sẽ được Hội tiếp tục giới thiệu cho những đơn vị khác tham khảo, học hỏi kinh nghiệm”.
Video đang HOT
Theo Danviet
Tay lừa đảo giăng lưới: Trưởng thôn... thành 'mồi nhử'
Các đối tượng thường lợi dụng những người có uy tín như trưởng thôn, chi hội trưởng chi hội nông dân, cán bộ an ninh thôn xa,... ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi,... để quảng cáo, bán phân bón đạt chất lượng. Khi bà con đã quen, tin và thường xuyên đăng ký mua mới lợi dụng để trà trộn, xen kẽ nhằm tiêu thụ một số loại phân bón giả.
Phạt 13 DN buôn chất cấm, làm phân bón giả
Chia sẻ về tình trạng phân bón giả, kém chất lượng tại Tọa đàm trực tuyến "Hoàn thiện khung pháp lý cho ngành phân bón" vào ngày 19/10, ông Đỗ Ngọc Cảnh, Phó Chánh văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, nhận xét, những năm qua, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ diễn ra khá phức tạp ở hầu hết các địa bàn trên cả nước.
Nổi lên chủ yếu là hoạt động sản xuất, kinh doanh các loại phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ dán nhãn hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc nước ngoài, nhưng thực chất chỉ là các sản phẩm phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, được sản xuất hoặc đóng gói tại nhiều nơi ở trong nước không đủ điều kiện theo quy định.
Thời gian gần đây, nhiều vụ việc nghiêm trọng về buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng là phân bón đã được phát hiện và ngăn chặn.
Tình trạng phân bón giả rất nghiêm trọng với các chiêu thức ngày càng tinh vi
Theo ông Cảnh, đối tượng thường lợi dụng khe hở trong các quy định của pháp luật về tổng các chất dinh dưỡng để sản xuất phân bón giả kém chất lượng; trộn sản phẩm giá rẻ vào thực phẩm có thương hiệu được người tiêu dùng ưa chuộng để bán ra thị trường; trộn thêm tạp chất như bột đá, đất sét... để tăng khối lượng các sản phẩm phân bón...; vi phạm về nhãn hiệu, bao bì để gây nhầm lẫn, ngộ nhận, đánh lừa người tiêu dùng.
Các hoạt động sản xuất diễn ra bí mật, khép kín từ khâu sản xuất, đến vận chuyển, tiêu thụ; chia nhỏ từng giai đoạn, đăng ký sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau để khi có sản phẩm bị phát hiện sẽ thay thế bằng loại khác hoặc ghi nhãn hiệu, thành phần, địa chỉ trên bao bì mập mờ.
Lợi dụng vào nhận thức, trình độ dân trí thấp, tâm lý ham hàng giá rẻ của đại phần lớn nông dân, các đối tượng đưa ra các hình thức khuyến mãi hấp dẫn, trích khấu, cho nợ gối đầu... với những cửa hàng nhỏ lẻ ở khu vực nông thôn để buôn bán tiêu thụ phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc...
"Thủ đoạn nữa, các đối tượng lợi dụng những người có uy tín như trưởng thôn, bản, ấp, chi hội trưởng chi hội nông dân, cán bộ an ninh... ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, vùng có nhu cầu sử dụng phân bón lớn như khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên để quảng cáo, bán phân bón đạt chất lượng cho nông dân sử dụng; khi bà con đã quen, tin và thường xuyên đăng ký mua phân bón thì mới lợi dụng xen kẽ để tiêu thụ một số loại phân bón, giả, kém chất lượng", ông Cảnh nói.
Lãng phí 30 ngàn tỷ/năm vì sử dụng phân bón quá liều
Ngoài tình trạng phân bón giả, kém chất lượng vẫn hoành hành, các chuyên gia trong ngành cũng cảnh báo, trong sản xuất nông nghiệp, người nông dân đang quá lạm dụng phân bón, sử dụng phân quá liều cũng gây nhiều hệ lụy.
Chuyên gia nông nghiệp Văn Tiến Thanh cho hay, hàng năm tiêu thụ khoảng 12 triệu tấn phân bón các loại. Trong đó, phân hữu cơ chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10% phân bón.
Điều đáng nói là chi phí cho phân bón cực cao, nhưng hiệu quả sử dụng lại rất thấp. Ông Thanh dẫn số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực hoa nông ở Việt Nam về hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đạt từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%,...
Như vậy, còn 60-65% lượng đạm tương đương với 1,77 triệu tấn urê, 55-60% lượng lân tương đương với 2,07 triệu tấn Super lân và 55-60% lượng kali tương đương với 344.000 tấn Kali được bón vào đất nhưng chưa được cây trồng sử dụng, hâp thu. Một lượng rất lớn các loại phân bón khác nhau sẽ bị mất đi qua con đường thoát hơi, qua con đường tự rửa trôi, thấm xuống đất, nước ngầm.
Hậu quả, gây mất cân bằng hệ sinh thái trong đất, làm ô nhiễm, nước và không khí. Khi đất bị thoái hóa, khi nông dân canh tác thì nhu cầu về phân bón lại tăng lên.
Về mặt kinh tế, theo ông Thanh, có khoảng 2/3 lượng phân bón hằng năm cây trồng chưa sử dụng được đồng nghĩa với việc 2/3 lượng tiền người nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí, tổng thất thoát lên tới khoảng 30 nghìn tỷ đồng/năm. Việc sử dụng quá liều lượng phân vô cơ và tần suất thường xuyên làm chai và chua đất dẫn đến việc lưu trữ dinh dưỡng kém, gây ra tình trạng đất đai bạc màu nhanh chóng. Tầng đất canh tác ít độ mùn, vi sinh vật có ích giảm, vi sinh vật có hại tăng.
Đối với vấn nạn hàng giả, kém chất lượng, nông dân mua giá thấp nhưng không hiệu quả trong sản xuất, Nhà nước bị thất thu thuế, phân bón giả, kém chất lượng còn làm thoái hóa hết đất đai và đang làm "bần cùng hóa" người nông dân, kéo lùi sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam.
Đứng từ góc độ nhà khoa học, quản lý, ông Thanh cho rằng, người nông dân cần quay lại sử dụng phân bón hữu cơ để tái tạo đất, sử dụng phân bón hợp lý bảo đảm ổn định chất lượng của đất và cây trồng, tạo ra sự bền vững cho sản xuất nông nghiệp.
Bảo Phương
Theo VNN
Thường trực Tỉnh ủy chúc mừng Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh nhân ngày 20/10 Chiều 19/10, nhân kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10), đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nghệ An do đồng chí Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh dẫn đầu đến tặng hoa, chúc mừng...