Nông dân Tân Lạc có nguồn thu lớn từ loại bưởi đỏ ngon nức tiếng
Gia đình ông Đinh Văn Hậu ở xóm Sung (xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) là một trong những hộ tiên phong trồng bưởi đỏ trên 7.000m2 đất dốc, nhờ vậy mà đời sống của gia đình ông ngày càng khá giả.
Ông Đinh Văn Hậu, xóm Sung (xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) trồng gần 300 gốc bưởi đỏ từ năm 2013 trên 7.000m2 nương rẫy. Cây giống được ông mua từ các nhà vườn lớn ở huyện Cao Phong (Hòa Bình).
Để tiện lợi cho việc chăm sóc vườn bưởi, ông khoan giếng, mua máy bơm lắp đặt ống dẫn nước, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển xanh tốt. Khoảng 3 năm sau vườn cây bắt đầu cho quả bói.
Ông Hậu đang kiểm tra quá trình phát triển của bưởi đỏ tại vườn.
Nhờ cần mẫn, linh hoạt trong lựa chọn cây giống và học hỏi kỹ thuật chăm sóc khoa học trong trồng trọt. Vì vậy mà vườn bưởi đỏ của ông Hậu đều cho sai quả, chất lượng tốt, được nhiều khách hàng rất ưa chuộng. Hàng năm cứ đến vụ thu hoạch bưởi, gia đình ông cũng thiếu sản phẩm cung cấp ra thị trường.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Đinh Văn Hậu, chia sẻ: Mấy năm về trước, tôi trồng ngô nhưng thu nhập không cao, nên tôi chuyển sang trồng bưởi đỏ. Tôi thấy trồng bưởi đỏ rất dễ chăm sóc, vốn đầu tư ít hơn ngô, đầu ra cho sản phẩm tương đối ổn định. Các thương lái từ Hà Nội, Phú Thọ, Thái nguyên đến nương vườn nhà tôi thu mua nhiều lắm, gia đình tôi không phải mất chi phí và công sức vận chuyển bưởi ra xã bán như bán ngô trước kia.
Video đang HOT
Từ lâu bưởi đỏ Tân Lạc đã nổi tiếng là hoa quả thơm ngon, được rất nhiều người ưa thích.
“Từ lúc trồng bưởi đó đến nay, thu nhập của gia đình tôi đã dư giả lên nhiều, con cái tôi đều được ăn học và có nghề nghiệp ổn định. Nếu tính riêng thu nhập bưởi đỏ, mỗi vụ gia đình tôi có lãi gần 80 triệu đồng. Ngoài trồng bưởi đỏ tôi còn nuôi thêm 1.000 con vịt bán thịt, 1 năm tôi nuôi được 3 lứa, mỗi lứa cho lãi 20 triệu đồng. Tính tổng bình quân 1 năm gia đình tôi có lãi hơn 140 triệu đồng từ bưởi và vịt”- ông Đinh Văn Hậu, xóm Sung khẳng định.
ông Hậu khoan giếng, mua ống dẫn nước để tiện lợi tưới tiêu cho vườn bưởi.
Theo kinh nghiệm của ông Hậu: Để vườn bưởi phát triển tốt, ít bị sâu bệnh và sai quả, tôi thường dùng phân phân chuồng ủ hoai mục, phân kali bón cho cây trồng. Vì thế mà 7.000m2 vườn cây của gia đình tôi luôn xanh tốt. Tôi dự tính trong thời gian tới sẽ cải tạo lại 1ha nương bỏ hoang trồng thêm cam Vinh để nâng cao nguồn kinh tế hơn nữa cho gia đình.
Ngoài trồng bưởi đỏ, ông Hậu còn nuôi 1.000 con vịt phát triển kinh tế gia đình.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, Vũ Quang Hùng, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình cho hay: Với việc mạnh dạn đầu tư và chuyển đổi diện tích đất bạc màu sang trồng cây ăn quả, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, nhiều hộ dân ở xã Thanh Hối đã có cuộc sống khấm khá và thu nhập kinh tế ổn định, trong đó có gia đình ông Đinh Văn Hậu.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá định kinh tế cao. Đồng thời, chúng tôi phối hợp và liên kết với các doanh nghiệp đồng hành cùng nông dân, để tiêu thụ sản phẩm cho bà con trong thời gian tới….”, ông Hùng nói.
Mỗi năm ông Hậu có lãi từ bưởi đỏ gần 80 triệu đồng.
Theo Danviet
Hàng trăm ngôi nhà ở Đắk Lắk bị ngập sau mưa lớn
Mưa lớn tối 6/8 tại Đắk Lắk khiến hàng trăm ngôi nhà ở các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, bị ngập, giao thông chia cắt.
Sáng 7/8, Văn phòng Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk cho biết do mưa lớn tối 6/8 khiến hàng trăm ngôi nhà, hoa màu của người dân bị ngập sâu, nặng nhất tại 2 huyện Ea Súp và Buôn Đôn.
Theo ông Nguyễn Ngọc Phú, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thông huyện Ea Súp, từ chiều và tối qua, nước tại các suối Ea Súp, Đắk Bùng, Cư K'Bang, sông Ea H'Leo dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu.
Tại huyện Ea Súp, trận mưa lớn kéo dài từ 20h đêm 6/8 đến rạng sáng nay gây ra lũ quét ở các xã Ea Kbang, Cư Mlan, Ia Lốp...
Tỉnh lộ 1 qua các huyện Buôn Đôn, Ea Súp bị ngập. Ảnh: Minh Lộc.
Hiện có hơn 200 nhà dân bị ngập từ 1,5 m đến 2 m. Nhiều tài sản, vật dụng sinh hoạt gia đình bị nước nhấn chìm và cuốn trôi.
Ngoài ra, hàng trăm ha hoa màu, cây trồng, ao cá bị nước tràn vào. Nhiều tuyến đường vào các xã bị chia cắt khiến giao thông ách tắc.
Tại huyện Buôn Đôn, các xã bị ảnh hưởng là Ea Hoa, Ea Wen, Krông Na. Từ 4h sáng, lực lượng chức năng tập trung sơ tán người cùng tài sản về trung tâm các xã.
Nhà dân bị ngập tại huyện Buôn Đôn. Ảnh: Minh Lộc.
Theo ông Đặng Văn Chiền, Giám đốc Đài khí tượng thủy văn Đắk Lắk, mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp trong thời gian tới. Trong 12 giờ qua, trên địa bàn các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Cư M'gar, TP Buôn Ma Thuột, lượng mưa đo được có nơi lên đến 363,4 mm.
Trong 12 giờ tới, thời tiết tại huyện nói trên tiếp tục có mưa to, lượng mưa phổ biến 80 mm đến 150 mm.
Theo New zing.vn
Ra giữa lòng hồ thủy điện Sơn La xem ngồn ngộn cá "tàu ngầm" Ít ai ngờ, giữa mênh mông sóng nước lòng hồ thủy điện Sơn La lại có một trại nuôi cá đặc sản lớn đến như vậy. Ở trại này đang nuôi cá lăng, cá chép, đặc biệt, ai ra xem cũng đều bất ngờ, thích thú với đàn cá tầm con nào cũng to vật, bơi lượn như những chiếc tàu ngầm... Sau...