Nông dân Sài thành tập tành “bán hàng trên mây”
Nhằm hỗ trợ nông dân chuyển đổi số trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, hàng hóa, ngày 29/3, Hội Nông dân TP.HCM và Bưu điện TP đã ký kết chương trình đưa nông sản lên sàn giao dịch điện tử Postmart.vn.
Mục tiêu trong năm 2022, sẽ có hơn 6.600 hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của TP đưa nông sản lên sàn giao dịch điện tử Postmart.
Lễ ký kết giữa Hội Nông dân TP.HCM và Bưu điện TP nhằm đưa nông sản nông dân Sài thành lên sản giao dịch điện tử Postmart. Ảnh: Trần Đáng
Tập tành bán buôn nông sản trên sàn giao dịch điện tử
Ngồi ở hàng ghế trong căn phòng hội nghị, ông Võ Đức Huy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Trung Lập Thượng (Củ Chi) chú tâm theo dõi lễ ký kết giữa Hội Nông dân và Bưu điện TP.
Ông Huy cho biết, trong mùa dịch Covid-19 vừa qua, ông đã tổ chức một nhóm bán sản phẩm nông nghiệp cho nông dân qua mạng xã hội.
“Hiệu quả bán hàng online khá tốt”, ông Huy nhận xét.
Chính vì thế, vừa qua, theo kế hoạch của Hội Nông dân TP, ông Huy đăng ký 2 sản phẩm là ổi rubi và nấm bàu ngư cho nông dân trong xã lên sàn giao dịch điện tử Postmart.vn.
Đây là 2 sản phẩm nông nghiệp tiêu chuẩn VietGAP, có nhãn hiệu.
Video đang HOT
Ông Huy cho biết, trên địa bàn vẫn còn một số sản phẩm nông nghiệp tiềm năng, nhưng ông mới chỉ đăng ký 2 sản phẩm để thăm dò tính hiệu quả buôn bán qua sàn giao dịch điện tử Postmart.
“Nếu bán tốt tôi sẽ đăng ký thêm sản phẩm”, ông Huy thổ lộ.
Ngồi cuối phòng hội nghị, chị Liêu Thị Kim Phượng, Giám đốc HTX Nông nghiệp Vườn lan Việt (TP.Thủ Đức, TP.HCM) cũng đang dõi theo diễn biến buổi ký kết dưa nông sản lên sàn giao dịch điện tử.
Theo chị Phượng, chị đang tham gia bán hoa lan trên chợ điện tử Shopee và Lazada.
Việc đến với buổi ký kết hôm nay để chị xem quy trình, điều kiện tham gia sàn giao dịch điện tử của Postmart.
“Tôi thấy, Postmart.vn còn khá mới mẽ với người dùng. Khách hàng tham gia còn ít. Việc giao hàng chưa tốt lắm”, chị Phượng đánh giá.
Theo Hội Nông dân TP.HCM, trong quý 1/2022, các cấp Hội Nông dân đã vận động, hỗ trợ đưa 52 sản phẩm của nông dân lên chợ điện tử.
Các sản phẩm này, gồm: Mai vàng, lan, chanh, cá cảnh, ổi, thanh long, dưa lưới, rau thủy canh.
Xoài cát hòa lộc Cần Giờ nhiều khả năng sẽ lên sàn giao dịch điện tử Postmart. Ảnh: Trần Đáng
Theo ông Đoàn Văn Thanh, Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP, các cấp hội thường xuyên thăm hỏi, nắm tình hình sản xuất của các hộ nông dân.
Song song đó, hỗ trợ đăng và chia sẻ hình ảnh, thông tin sản phẩm của hội viên nông dân trên các trang mạng xã hội nhằm quảng bá và giới thiệu rộng rãi đến người dân thành phố để mua sắm.
Sản phẩm an toàn lên sàn giao dịch điện tử
Theo kế hoạch ký kết, Bưu điện và Hội Nông dân TP.HCM sẽ hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp đăng ký tham gia sàn thương mại điện tử Postmart.vn để giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, thêm kênh phân phối mới, mở rộng thị trường.
Đồng thời, thông qua sàn thương mại điện tử Postmart.vn góp phần phát triển nền tảng công nghệ số trong nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn…
Các sản phẩm tham gia sàn giao dịch điện tử, gồm: Sản phẩm an toàn, chất lượng, sản phẩm OCOP, sản phẩm tiêu biểu, sản phẩm nông nghiệp chủ lực của TP…
Đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham dự lễ ký kết giữa Hội Nông dân TP.HCM và Bưu điện TP đưa nông sản lên sản lên sàn giao dịch điện tử. Ảnh: Trần Đáng
Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP Huỳnh Thị Kim Xuyến, sẽ tổ chức kết nối hội chợ online trên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart và hệ thống cửa hàng Bưu điện TP.
Đồng thời, triển khai các điểm giới thiệu, tiêu thụ nông sản an toàn; các điểm bán hàng lưu động trong khu dân cư…
Theo đánh giá của bà Nguyễn Thanh Xuân, việc Hội Nông dân và Bưu điện TP ký kết đưa nông sản lên sàn giao dịch điện tử là bước đi quan trọng tạo tiền đề xây dựng TP thông minh.
Tích tụ đất đai, sản xuất nông nghiệp quy mô lớn ở xã Xuân Trường
Nằm bên phía hữu ngạn sông Chu, xã Xuân Trường (Thọ Xuân) có thế mạnh phát triển nông nghiệp với đất đai màu mỡ.
Từ những năm 2015-2016, cán bộ xã Xuân Trường khi ấy đã có tư tưởng đổi mới, kêu gọi người dân địa phương tự dồn đổi ruộng đất để phát triển các mô hình sản xuất quy mô lớn. Đi đầu và triển khai hiệu quả, Xuân Trường còn được coi là địa phương cấp xã điển hình của tỉnh trong tích tụ đất đai giai đoạn 2015-2020.
Mô hình trồng cây ăn quả kết hợp nuôi gia cầm dưới tán cây của gia đình anh Đỗ Xuân Sơn tại khu đồng Nảy Tài, xã Xuân Trường cho thu nhập cao và ổn định.
Từ những diện tích manh mún trước đây, giai đoạn 2015-2020, xã đã vận động tích tụ và chuyển đổi được 43 ha đất nông nghiệp để thành lập các mô hình sản xuất quy mô lớn. Trong số đó, 19 ha cây trồng kém hiệu quả được chuyển đổi thành vùng trồng cây ăn quả, 24 ha đồng sâu trũng được quy hoạch thành khu trang trại tổng hợp xa dân cư. Từ sự tập trung đất đai này, đến nay, ngoài 13 gia trại tổng hợp đang cho hiệu quả kinh tế cao, Xuân Trường còn có 4 trang trại lớn đạt tiêu chuẩn theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có 1 trang trại nuôi lợn gia công cho Công ty cổ phần CP Việt Nam, 1 trang trại tổng hợp và 2 trang trại trồng trọt quy mô lớn. Đến nay, tổng đàn vật nuôi của xã luôn duy trì khoảng 66.000 con, trong đó hơn 200 trâu và bò, 62.000 gia cầm, gần 3.800 lợn các loại.
Riêng lĩnh vực trồng trọt, xã Xuân Trường có tổng diện tích gieo trồng hàng năm gần 695 ha, trong đó gần 420 ha lúa, 130 ha chuyên canh ngô, 30 ha trồng bí đỏ, còn lại là diện tích thâm canh các loại rau màu. Khi đã có những vùng đất đai rộng lớn, từ nhiều năm qua, xã đã xây dựng thành 4 vùng sản xuất tập trung, trong đó vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng, hiệu quả cao 100 ha; vùng trồng cam và bưởi 25 ha tại cánh đồng Nảy Tài và Bãi Thờ; vùng chuyển đổi đất kém hiệu quả 10 ha được dành riêng cho các cây trồng giá trị kinh tế cao như ớt xuất khẩu, dưa leo, quất cảnh...
Sau khi hình thành các vùng trồng trọt quy mô lớn, nhu cầu liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cũng như đưa cơ giới hóa và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất tăng cao. Từ đó, xã đã phát huy vai trò của 2 HTX dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn là Thanh Minh và Xuân Trường, đồng thời khuyến khích người dân mua máy nông nghiệp làm dịch vụ. Thời điểm đầu năm 2022 này, toàn xã có 35 máy làm đất hãng Kubota (Nhật Bản) công suất lớn, đáp ứng nhu cầu giải phóng đất đúng khung thời vụ. Trong khâu gieo cấy, 4 máy cấy với công suất 35 mã lực của HTX dịch vụ nông nghiệp Xuân Trường cũng đang đáp ứng khâu dịch vụ cấy máy cho toàn bộ diện tích trồng lúa trong xã và một số xã trong vùng. Ngoài ra, một số nông dân địa phương còn mua sắm máy cấy dập tay để chủ động sản xuất. Với 8 máy gặt Kubota công suất lớn, hơn 100 máy tách hạt ngô và lạc, hiện khâu thu hoạch của xã có thể hoàn toàn được thực hiện bằng máy. Thống kê từ UBND xã Xuân Trường, đến nay tỷ lệ sản xuất nông nghiệp được áp dụng cơ giới hóa trong làm đất đạt 100% diện tích, khâu gieo trồng đạt gần 82% diện tích, khâu chăm sóc hơn 90% diện tích, khâu thu hoạch hơn 94% diện tích. Vai trò của các HTX còn thể hiện rõ trong việc đấu mối liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân địa phương, điển hình là các hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu lúa thương phẩm cho 100 ha lúa với Công ty TNHH Giống cây trồng Trường Thành.
Thăm khu đồng Nảy Tài của xã mới thấy hết hiệu quả của việc tích tụ, tập trung đất đai ở đây. Một vùng trồng cây ăn quả hàng chục héc - ta đã phủ xanh những thửa đất cằn năm xưa. Anh Đỗ Xuân Sơn, người đầu tiên hưởng ứng phong trào tích tụ, tập trung đất đai của xã để đầu tư cải tạo khu đồng hoang này, chia sẻ: Từ những năm 2010, cánh đồng Nảy Tài này vốn là khu xa xôi của xã, trồng lúa nhưng năng suất không cao. Nhiều hộ dân thấy canh tác kém hiệu quả kinh tế, còn bỏ ruộng cho cỏ mọc khiến toàn khu đồng càng trở nên hoang vắng, xác xơ. Lúc ấy, chính quyền xã đã dồn đổi, kêu gọi người dân đấu thầu để làm trang trại nhằm khơi dậy tiềm năng của đất. Tuy nhiên, không ai "dám" mạnh dạn đầu tư tiền của ra vùng đất vốn lắm nắng nhiều gió ấy. Đến năm 2012, gia đình tôi bàn bạc quyết định đấu thầu, cải tạo trồng cây ăn quả, đầu tư vào "canh bạc" làm giàu. Lúc đó, hai bên nội ngoại, rồi hàng xóm, bạn bè phản đối ghê lắm, bởi họ cho rằng khả năng thất bại cao hơn thành công". Với đa dạng các giống cam, bưởi trồng theo hướng hữu cơ, những năm gần đây, trang trại trồng trọt kết hợp nuôi gia cầm dưới tán cây này có thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm, trong đó lợi nhuận khoảng 50%, giải quyết việc làm cho 5 đến 7 lao động địa phương với thu nhập 200 nghìn đồng mỗi ngày công.
Từ thành công của gia đình anh Sơn, sau đó đã có thêm 6 gia đình khác ra khu đồng xa này đầu tư, hiện đang cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, chủ trương tích tụ, tập trung đất đai cho sản xuất quy mô lớn ở xã Xuân Trường đã khẳng định được sự đúng đắn, phù hợp với phát triển xu thế nông nghiệp hiện đại.
Giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tăng nóng, làng cá tra Sài thành đứng ngoài cuộc chơi, vì sao? Trong khi giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tăng nóng suốt thời gian qua, thì giá cá tra ở làng cá tra Sài thành vẫn giậm chân tại chỗ. Theo ông Nguyễn Văn Hồng, nông dân nuôi cá tra ở làng cá Bình Hưng (Bình Chánh, TP.HCM), hiện giá cá tra đang nuôi tại địa bàn 15.000-16.000 đồng/kg. Trong khi đó, tại...