Nông dân rơi nước mắt nhìn hàng trăm tấn dưa hấu chìm trong nước
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày liên tiếp khiến hàng chục hécta dưa hấu của người dân xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) ngập chìm trong nước.
Những ngày qua, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 3, tại Thanh Hóa có mưa to. Nước lũ dâng nhanh khiến nhiều hộ nông dân ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương không kịp thu hoạch dưa hấu và hoa màu.
Dưa hấu đến kỳ thu hoạch bị ngập nước
Nhiều ruộng dưa hấu bị nhấn chìm trong nước. Mặc dù mưa to, nhưng người dân vẫn ra đồng, cố gắng thu hoạch để vớt vát lại thành quả lao động.
Gia đình bà Lê Thị Minh (65 tuổi, trú tại thôn Thanh, xã Quảng Nham) trồng 10 sào dưa hấu và 5 sào khoai lang đang chuẩn bị thu hoạch thì gặp đợt mưa kéo dài. Toàn bộ diện tích trồng dưa và khoai lang của gia đình bà Minh chăm sóc nhiều tháng nay đã ngập sâu và có nguy cơ thiệt hại lớn.
Người nông dân đội mưa ra đồng thu hoạch dưa hấu.
Dưa hấu bị ngập sâu trong nước
Video đang HOT
Cũng như gia đình bà Minh, tại xã Quảng Nham còn nhiều gia đình khác cũng chung tình cảnh. Người dân đã phải huy động nhân lực ra đồng vớt vát số dưa hấu bị chìm trong nước đưa về nhà.
Theo người nông dân trồng dưa hấu ở xã Quảng Nham, bình quân mỗi sào dưa cho thu hoạch khoảng 3 tấn/vụ. Với giá bán bình quân tại ruộng khoảng 4.000 – 5.000 đồng/kg thì mỗi sào dưa hấu, người nông dân cũng thu về hơn chục triệu đồng mỗi vụ.
Nhiều gia đình đã phải huy động nhân lực tranh thủ thu hoạch dưa ngoài ruộng về nhà
Ông Trần Xuân Lờ – Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Nham, cho biết: Do trời mưa to kéo dài khiến nhiều diện tích dưa hấu, khoai lang và hoa màu của bà con trong xã bị ngập úng.
Theo thống kê của chính quyền địa phương, có khoảng gần 20 ha dưa hấu của hơn 50 hộ dân bị ngập nước. Người dân đang tranh thủ ra đồng thu hoạch dưa và khoai lang đưa về nhà.
Tuy nhiên, điều người nông dân lo lắng là đầu ra cho số dưa hấu này. UBND xã Quảng Nham đang làm báo cáo tổng hợp thiệt hại do thiên tai gây ra để trình lên cấp trên có hướng hỗ trợ cho bà con.
Dưa hấu được người dân thu hoạch đưa về nhà
Người dân lo lắng khi chưa biết tiêu thụ số dưa hấu này như thế nào
Hơn 50 hộ dân trồng dưa hấu ở xã Quảng Nham bị thiệt hại do mưa lũ.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Chủ tịch Thanh Hóa phê bình huyện mải họp khi bão số 3 vào
Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đã phê bình Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương vì không chấp hành yêu cầu của UBND tỉnh về hoãn tất cả các cuộc họp để chỉ đạo công tác phòng chống bão mà vẫn họp HĐND.
Ngày 18.7, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng đã đi kiểm tra công tác phòng tránh bão số 3 tại huyện Quảng Xương và một số huyện ven biển.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng (thứ 2 từ phải sang) chỉ đạo công tác phòng, chống bão số 3.
Tại thời điểm sáng cùng ngày, huyện Quảng Xương tổ chức họp HĐND như thường mà không tập trung vào công tác phòng chống bão lụt. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê bình Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND huyện Quảng Xương vì không chấp hành yêu cầu của UBND tỉnh về hoãn tất cả các cuộc họp để chỉ đạo công tác phòng chống bão.
Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện này rà soát, kiểm tra phương án ứng phó tại tất cả các tuyến đê xung yếu, phân công cán bộ đến các xã để chỉ đạo việc kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão, hướng dẫn người dân chằng chống tàu thuyền để tránh va đập do gió to, sóng lớn; sẵn sàng phương án di chuyển 700 hộ dân trong phạm vi 200m tính từ mép biển đến nơi an toàn khi có lệnh.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân Việt, tại huyện này, người dân địa phương đang hối hả phòng, chống cơn bão Sơn Tinh.
Lồng nuôi cá của người dân xã Nghi Sơn (Tĩnh Gia, Thanh Hóa) được kéo vào nơi tránh trú bão.
Ông Nguyễn Ngọc Thương - Bí thư Đảng ủy xã Nghi Sơn, cho biết: "Tính đến cuối giờ chiều nay, xã đã huy động lực lượng của địa phương khẩn trương phòng, chống bão số 3, kêu gọi tàu thuyền và các hộ nuôi cá lồng trên biển kéo lồng cá vào khu neo đậu để tránh, trú".
Lực lượng công an xã Nghi Sơn tham gia gia cố mái tôn của trường Mầm non Nghi Sơn.
Theo thống kê của UBND xã Nghi Sơn, toàn xã có hơn 2.000 ô lồng cá của bà con đang nuôi trên biển. Xã này cũng có 246 phương tiện đánh, bắt hải sản trên biển đã được ngư dân đưa vào nơi tránh trú bão, 37 hộ dân trên sườn núi có nguy cơ bị sạt lở đã được di chuyển đến nơi an toàn; 60 hộ ở mép nước cũng được di chuyển đồ đạc lên vị trí cao hơn, trong trường hợp bão vào, nước biển dâng cao sẽ di dời dân đến các trường học.
Tại khu trường Mầm non xã Nghi Sơn, do hệ thống mái tôn chống nóng có nguy cơ bị gió bão giật tốc, chính quyền xã đã huy động lực lượng công an xã, dân quân tự vệ và cán bộ công chức cùng nhà trường tập trung đưa gạch, bao cát lên gia cố.
Theo Danviet
"Thả" 20 tỷ đồng nuôi tôm trên cát, lãi ròng 10 tỷ mỗi vụ Đó là gia đình anh Trần Văn Lợi, thôn Tân, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa). Anh Lợi đã dốc sức đầu tư 20 tỷ đồng làm mô hình nuôi tôm trên cát. Đến nay, mỗi vụ sản lượng trung bình đạt từ 200 đến 250 tấn, trừ chi phí anh thu lãi gần 10 tỷ đồng. Đến thôn Tân, xã...