Nông dân quây ruộng bắt rươi
Tháng 9-11 âm lịch, người dân xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân mang lưới quây kín các khoảnh ruộng ven sông Lam để bắt rươi bán 400.000-600.000 đồng một kg.
Đầu tháng 11 âm lịch, bà Sơn Thị Huân (62 tuổi, trú thôn 7, xã Xuân Hồng) tất bật đắp bờ ruộng để bắt vụ rươi cuối cùng trong năm. “Những mùa trước, một sào ruộng của gia đình vớt được vài chục kg rươi, bán giá 600.000 đồng một kg. Năm nay sản lượng giảm, đầu vụ đến nay chỉ bắt được 6 kg, giá giảm còn 400.000 đồng một kg”, bà Huân nói.
Dọc cánh đồng rộng hàng chục ha ở các thôn 7, 8, 9 nằm ven quốc lộ 1A, xã Xuân Hồng lưới phủ trắng. Từ khi kết thúc vụ lúa hè thu hồi tháng 9, hàng trăm gia đình có ruộng đều đem cọc tre ra cắm bờ, dùng lưới quây ruộng thành từng ô để mỗi tháng hai lần chờ khi nước sông dâng lên thì vớt rươi.
Người dân quây lưới khắp cánh đồng rộng hàng chục ha ở xã Xuân Hồng. Ảnh: Đức Hùng
Xã Xuân Hồng có ruộng trũng, giáp sông Lam, nước sông thường dâng cao thuận lợi cho rươi phát triển, sinh sản. Hàng chục năm trước, vào ba tháng cuối năm, người dân trong vùng đã quây ruộng bắt rươi.
Theo bà Huân, các gia đình sở hữu từ một đến năm sào ruộng, ngoài canh tác hoa màu vụ chính, ai cũng tập trung cải tạo ruộng để thu “lộc trời”. “Trước mỗi vụ lúa, chồng tôi yêu cầu thợ máy cày phải cày thật sâu, để đất sau khi thu hoạch vẫn nhuyễn. Theo kinh nghiệm thì bùn càng nhão, rươi càng nhiều”, bà nói.
Làm rươi chi phí đầu tư thấp. Một vụ, tùy từng khoảnh ruộng, người dân phải chi 100.000-400.000 đồng mua lưới về quây lại từng ô. Nhiều hộ tiết kiệm dùng lưới cũ, cứ hai năm mới thay mới một lần.
Công đoạn mất thời gian nhất là dọn bờ. Để chuẩn bị cho vụ vớt rươi vào đầu và giữa tháng, trước đó vài ngày, người dân phải dầm mình giữa đồng nhiều tiếng hốt cỏ, đắp bờ, tạo cửa để rươi chui vào lưới.
Video đang HOT
Cuối mỗi khoảnh ruộng, có một “ô cửa”, xung quanh đóng cọc tre chi chít, vây lưới tạo thành một bọc lưới lớn, để khi xả nước rươi sẽ tự động chui vào. Để chắc chắn, nhiều người dùng xi măng, gạch đá xây luôn cả hệ thống cửa bắt rươi bên bờ ruộng, dùng được lâu dài.
Gia đình bà Huân xây luôn cống ở bên bờ ruộng để bắt rươi. Ảnh: Đức Hùng
Bắt rươi phải phụ thuộc vào nước sông, khi nào nước dâng lên ngập ruộng, người dân mới tháo bờ để bắt. Một vụ có thể bắt được 6 lần, vào các ngày đầu và giữa mỗi tháng 9, 10, 11. Rươi thường dâng lên vào đầu giờ tối hoặc lúc rạng sáng, mỗi lần ra khoảng 3 tiếng.
Ông Nguyễn Văn Thời (55 tuổi, trú thôn 8, xã Xuân Hồng) nói, những đêm nước dâng, tại các cánh đồng ở xã Xuân Hồng người dân tập trung đông như mở hội, ánh đèn pin sáng một vùng. Một gia đình huy động 3-5 thành viên, đem theo vợt, xô để vớt “lộc trời”. Khi nước ngập bờ ruộng, ở phía cửa xả sẽ được mở, rươi theo dòng nước chui vào bọc lưới. Với những con nổi trên mặt nước, từng thành viên chia nhau đứng ở nhiều vị trí, dùng vợt vớt bỏ vào xô.
“Tôi có hai sào ruộng, mỗi đêm vớt được khoảng 5 kg rươi, hiện thu về khoảng 8 triệu đồng. Nhiều gia đình đầu tư lớn khi tận dụng các ao, hồ gần sông để bắt rươi, mỗi khi rươi xuất hiện vớt được vài chục kg, thu 10 triệu đồng mỗi đêm”, ông Thời nói và cho hay, không phải lúc nào nước dâng cũng có rươi. Những hôm trời rét, rươi không chui ra.
Rươi được người dân vớt từ dưới ruộng đổ vào xô. Ảnh: Đ.H
Vớt rươi vất vả đi đêm hôm, song luôn “tiền trao cháo múc”, không bị nợ nần như khi đi xây, phụ hồ, cửu vạn… nên hàng năm ai cũng tranh thủ. Cứ mỗi lần bắt rươi xong, thương lái luôn túc trực trên bờ, mua hết rươi đem đi bán tại nhiều tỉnh. Một số hộ thì đem về bán cho các nhà hàng ven quốc lộ 1A làm đặc sản.
Rươi là một loại giun, thường sống ở vùng nước lợ cửa sông, cửa biển. Rươi trưởng thành dài 7-10 cm, thân hình dẹp ngang khoảng 0,5 cm. Màu rươi hồng hoặc xanh phụ thuộc nguồn nước.
Rươi được coi là thực phẩm bổ dưỡng vì chứa nhiều đạm và các loại muối khoáng như canxi, photpho, sắt, kẽm… Ở Hà Tĩnh, con rươi có thể chế biến thành các món ăn như chả rươi, rươi đúc trứng, rươi xào măng… giá bán 200.000-400.000 đồng mỗi đĩa, mắm rươi bán 500.000 đồng một chai 700 ml.
Đức Hùng
Theo Vnexpress
Phát hiện hàng chục bao tải lợn chết vứt dưới cống gần đầu nguồn sông Lam
Sáng 23/10, người dân vùng Rú Nguộc (Thanh Chương) phát hiện hàng chục bao tải lợn chết bị vứt xuống cống gần khu vực sông Lam.
Theo chứng kiến của P.V vào sáng 23/10, tại bến đò rú Nguộc thuộc địa phận xã Ngọc Sơn xuất hiện khoảng 10 bao tải là lợn chết xuống tại mương thoát nước từ rú Nguộc xuống sông Lam, gây mùi hôi thối mỗi khi đi qua đoạn đường này.
Hơn 10 bao tải lợn chết vứt xuống cống gần Rú Nguộc (Thanh Chương). Ảnh: V.L
Ông Ngũ Văn Nghĩa là người thường xuyên chèo đò qua bến đò này bức xúc cho biết, hơn 1 tháng nay một số người dân tự ý đem các bì lợn chết đổ xuống mương thoát nước cạnh bến đò và vứt một số bì tải lợn chết ngay bên lề đường lên xuống của bến đò này gây ô nhiễm môi trường kinh khủng.
Khu vực người dân vứt lợn nằm sát mép sông Lam. Ảnh: Văn Lý
Khu vực người dân vứt lợn chết là một cái cống nước lớn từ núi Nguộc đổ thẳng ra sông Lam. Việc làm này sẽ khiến nước sông Lam đoạn qua đây bị ô nhiễm. Nghiêm trọng hơn là dịch tả lợn châu Phi sẽ càng lây lan rộng hơn.
Chiều 23/10, cơ quan chức năng có mặt, tiến hành mang số lợn vứt tại đây đi tiêu hủy. Ảnh: Văn Lý
Người dân qua đường cho biết tình trạng vứt lợn chết tại rú Nguộc rất phổ biến. Ảnh: V.L
Tình trạng người dân vứt lợn chết xuống mép sông Lam sẽ dẫn đến những nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, phát tán dịch bệnh. Ảnh: Văn Lý
Không riêng gì khu vực rú Nguộc mà nhiều khu vực khác tại huyện Thanh Chương cũng đang xảy ra tình trạng người dân vứt lợn chết bừa bãi.
Trước đó, ngày 22/10, người dân phát hiện xác 1 con lợn trọng lượng khoảng 30 kg trên đường giao thông nội đồng xóm Thịnh Đại, xã Thanh Khê (Thanh Chương). Ngay sau khi nhận được tin báo từ người dân, chính quyền xã đã tiêu hủy theo quy định, đồng thời phun tiêu độc, khử trùng tại các điểm trên. Vào ngày 20/10, người dân xã Thanh Khê (Thanh Chương) cũng phát hiện tại hố rác của xã có 1 bao tải đựng 11 con lợn con đang phân hủy.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện trên địa bàn xã Thanh Khê từ ngày 23/9, tính đến nay đã tiêu hủy trên 5,5 tấn lợn với gần 140 con, ở 5 xóm, 13 hộ.
Sáng 23/10, lực lượng chức năng vừa tiêu hủy 55 con lợn rừng với trọng lượng trên 1,1 tấn của hộ anh Hoàng Đình Khởi ở xóm Yên Lạc.
"Tổng đàn lợn ở xã Thanh Khê không lớn, 100% chăn nuôi nông hộ với quy mô nhỏ lẻ, nguồn nước, nguồn thức ăn tận dụng nên khi có dịch thì bùng phát khá nhanh. Hiện dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn diễn biến phức tạp, hầu như ngày nào cũng có lợn tiêu hủy", chị Nguyễn Thị Thắm - cán bộ Thú y xã Thanh Khê cho biết.
Không chỉ tại xã Ngọc Sơn, tại xóm Thịnh Đại, xã Thanh Khê (Thanh Chương), người dân phát hiện lợn chết bị vứt dọc đường. Ảnh do xã Thanh Khê cung cấp
Theo Baonghean
Trắng đêm dọi đèn dọc sông Lam tìm thanh niên nghi nhảy cầu Bến Thủy Suốt đêm 14/10 đến sáng 15/10, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức tìm kiếm trên sông Lam để tìm thanh niên nghi nhảy cầu Bến Thủy. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 18 giờ 30 phút tối 14/10, người đi đường phát hiện có chiếc xe Zip màu vàng mang BKS...