Nông dân quận Bình Tân (TP.HCM) làm lúa trên “đất kim cương”
Ở TP.HCM, mỗi năm nông dân có thể làm ra vài tỷ đồng trên mỗi ha đất, nhưng cũng với vài ba ha lúa chưa chắc đủ ăn.
Sáng một ngày đầu năm 2020, nhận cuộc gọi của Chủ tịch Hội ND phường Tân Tạo A (quận Bình Tân, TP.HCM) Nguyễn Văn Thanh rủ đi xem nông dân trồng lúa vụ tết mà tôi không tin vào tai mình: Ngay trong nội thành, vẫn còn hơn 100ha đất đang trồng lúa!
Đất vàng mang đi trồng lúa
Thời điểm này một số nông dân khu phố 5 đã thu hoạch lúa đông xuân. Ảnh: T.Đ
Theo con đường Nguyễn Văn Cự chúng tôi trực chỉ vào khu vực trồng lúa của phường Tân Tạo A. Thời điểm này, dọc hai bên đường có những đám lúa hạt đã chín vàng ươm, có đám mới trổ đồng; đám mới sạ giống đủ tháng, lúa lúp xúp mặt nước hoặc đang cày xới đất chuẩn bị sạ giống…
Mang tiếng là đô thị nhưng nhìn bao quát khu vực trũng, bưng biền rộng 500 – 700ha này chẳng khác gì “vùng sâu, vùng xa”. Ông Sáu Sự (Trần Văn Tuấn) ngồi trầm ngâm nhớ lại cái thời cha ông có đến 10ha đất lúa mà khi đến đời ông, đời con cháu chỉ còn lại vài công đất.
“Cha tui có đến 10ha đất “dây” (đất liền lạc). Hơn chục năm trước nhà quá khó khăn tui bán dần, bán dần đất, giờ chỉ còn lại vài công” – ông Sáu Sự bộc bạch.
Mấy đời sống nhờ cây lúa, giờ ông Sáu Sự vẫn phải bám cây lúa để sống. Để có đất trồng lúa, và trồng cho đủ ăn, ông phải đi thuê thêm 2,5ha đất. Đây chính là mảnh đất của gia đình ông bán đi cách đây hơn chục năm. Mỗi năm chủ lấy tiền thuê đất là 8 triệu đồng/ha. “Mà giá lúa bấp bênh quá nên may lắm mới đủ ăn” – ông cười buồn.
Cạnh ruộng lúa của ông Sáu Sự là ruộng lúa hơn 1,5ha của ông Nguyễn Văn Hùng. Theo ông Hùng, trồng lúa ở đây năng suất khá thấp, giá cả bấp bênh, trong khi vật tư nông nghiệp mỗi năm đều tăng nên làm không bù cho đầu tư, công sức. “Để lo cái ăn cho gia đình, tui vừa làm ruộng vừa phải đi làm công nhân” – ông Hùng chia sẻ.
Ông Thanh nói, chính vì trồng lúa thiếu kỹ thuật, thiếu đầu tư nên năng suất lúa không cao, chỉ khoảng 7 tấn/ha (vụ lúa đông xuân), và 3 – 4 tấn/ha (vụ hè thu và vụ 3). Chưa hết, do các ruộng lúa nằm cạnh rừng cây và không sạ giống đồng bộ nên hay bị chuột phá hoại. Diện tích nhỏ, lẻ nên dễ bị thương lái ép giá khi thu hoạch.
Bế tắc “bờ xôi, ruộng mật”
Đứng trên bờ ruộng, ông Hùng nhìn đám lúa mới đầy tháng rồi thở dài. Ông muốn tái cơ cấu sản xuất, muốn đầu tư vào mảnh ruộng với đào ao nuôi cá, làm đường, trồng cây… chuyển sang làm du lịch vườn.
Video đang HOT
“Nhưng đất ruộng ai cho mình làm, ai cho mình xây dựng công trình phụ trên đó, ai cho mình chuyển đổi mục đích sử dụng đất?” – ông Hùng tự đặt câu hỏi rồi lắc đầu.
Còn nhớ, lúc ngồi trà dư tửu hậu tại nhà ông Sáu Sự, tôi xúi ông “chuyển đổi vật nuôi, cây trồng” xa rời cây lúa mấy đời không khá. Nghe tôi nói, ông cười xởi lởi: “Cũng đã làm rồi nhưng không thành, đành thôi”.
Theo ông Thanh, nhiều nông dân trong khu phố 5 rất muốn từ bỏ cây lúa chuyển sang cây trồng khác, nhưng đầu ra khó khăn đã ngăn cản nhiều người. Tuy nhiên, cái chính đưa đến tình trạng sản xuất nông nghiệp tại đây bế tắc vẫn là dự án quy hoạch khu dân cư đã “treo” từ nhiều năm nay.
Được biết, tại Quyết định số 3477, thành phố đã phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị 1/2.000 Khu dân cư Tân Tạo hiện hữu (khu 1) có tổng diện tích 249ha, tính chất là khu dân cư hiện hữu chỉnh trang và xây dựng mới. Khu dân cư này phía Đông giáp khu dân cư hiện hữu (phường Tân Tạo A), phía Tây giáp xã Phạm Văn Hai và xã Lê Minh Xuân, phía Nam giáp khu dân cư trung tâm Tân Tạo.
Anh Nguyễn Thuận Hoàng – một nông dân tại khu phố 5 cho biết, chính dự án “treo” này nhiều năm nay đã gây nên tình cảnh “bờ xôi, ruộng mật” bỏ hoang phí.
“Đất nông nghiệp ở đây một phần vào tay các công ty. Họ mua xong bỏ đó. Lúc đầu họ còn cho nông dân thuê lại để trồng trọt, nhưng sau đó thu lại rồi bỏ hoang. Nông dân thấy tiếc đất bỏ hoang, làm liều lấy đất trồng lúa, trồng rau” – anh Hoàng thổ lộ.
Trên đường về, ông Thanh đưa tôi ghé qua một khu trồng rau công nghệ cao trên địa bàn để gỡ gạc nỗi thất vọng từ cây lúa ở khu phố 5. Nhưng quả thật, điều này cũng không khỏa lấp ái ngại của tôi về cái tết đang phả hơi nóng sau gáy, và vụ lúa báo hiệu thất bát khiến cho nông dân trồng lúa trên vùng đất vàng giữa Sài thành đón tết kém vui.
Theo Danviet
Hà Nội: Sẽ giảm hàng nghìn biên chế trong năm 2020?
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu vừa ký tờ trình về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp TP Hà Nội năm 2020. Theo đó, Hà Nội sẽ giảm hàng nghìn biên chế công chức, viên chức trong năm 2020.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
4 quận phải giảm 3% biên chế công chức
Theo tờ trình, Hà Nội sẽ thực hiện tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu 10%.
Về biên chế công chức năm 2020 sẽ thực hiện giảm 2%, đúng theo số biên chế Bộ Nội vụ giao.
Theo UBND TP Hà Nội, sẽ phân bổ cho các sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, đề án vị trí việc làm và khối lượng công việc được giao, dựa trên nguyên tắc:
Cơ bản giảm đều tỷ lệ 2% đối với tất cả các cơ quan, riêng 4 quận trung tâm cũ là Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa thực hiện tỷ lệ giảm cao hơn là 3% do là các quận đã ổn định, biên chế lớn.
Giữ nguyên biên chế đối với các đơn vị có số giao thấp, số có mặt đủ cơ cấu theo vị trí việc làm, không thể giao thấp hơn; các quận có tốc độ đô thị hóa cao.
Rà soát, xác định biên chế theo nhóm đơn vị khối quận huyện trên cơ sở quy mô, tính chất công việc, số đơn vị hành chính.
Giảm 1.000 biên chế viên chức
Cùng với giảm biên chế công chức, Hà Nội cũng sẽ thực hiện giảm 1.000 biên chế viên chức.
Đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực giáo dục, y tế: Trước mắt giữ nguyên biên chế được giao năm 2019. Số đề nghị tăng 3.048 biên chế giáo dục, y tế theo định mức theo Thông báo số 9028-CV/VPTW ngày 11/3/2019 về Kết luận của Bộ Chính trị bổ sung biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế để đảm bảo "có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp", "có bệnh nhân thì phải có nhân viên y tế"; hiện đã được Bộ Nội vụ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, sẽ giao bổ sung khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Đối với các đơn vị sự nghiệp ngoài giáo dục, y tế, thực hiện giảm 2% biên chế viên chức giao năm 2015 theo chủ trương tinh giản biên chế.
Hà Nội cũng sẽ tập trung chuyển các đơn vị sự nghiệp sang tự chủ để giảm biên chế hưởng lương ngân sách (theo Kế hoạch số 44/KH-UBND ngày 19/02/2018 của UBND TP về nâng mức tự chủ đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2021).
Đáng lưu ý, đối với 2.692 biên chế viên chức Bộ Nội vụ cho phép chưa giảm năm nay, giảm bù cho năm sau (theo quy định mỗi năm phải giảm 3.692 biên chế viên chức), để TP cân đối biên chế thực hiện Công văn số 5378/2019 của Bộ Nội vụ về việc tuyển dụng đặc cách đối với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng BHXH từ 2015 trở về trước.
Tạm thời đưa vào quỹ dự phòng biên chế và sẽ báo cáo Thường trực HĐND TP cho phép phân bổ trong năm cho các đơn vị trên cơ sở định mức và kết quả thực tế tuyển dụng đối với các giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách còn tiếp tục phải giải quyết.
Đối với chỉ tiêu định mức trong cơ quan hành chính, UBND TP Hà Nội cho biết: Giảm toàn bộ 242 chỉ tiêu định mức đang giao tại Thanh tra Sở Xây dựng và 30 Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị thuộc UBND cấp huyện theo đúng Nghị quyết số 05/NQ-HĐND của HĐND TP (yêu cầu chấm dứt trong năm 2019).
Đối với chỉ tiêu định mức trong đơn vị sự nghiệp, cơ bản giữ ổn định, riêng định mức cô nuôi thay đổi theo nhu cầu số trẻ hàng năm.
Với lao động hợp đồng 68, trước mắt giữ nguyên chỉ tiêu trong cơ quan hành chính, còn trong đơn vị sự nghiệp sẽ giảm 405 chỉ tiêu phải giảm hàng năm theo thẩm định của Bộ Nội vụ.
Kế hoạch sử dụng biên chế năm 2020
Trong năm 2020, UBND TP báo cáo HĐND TP xem xét về tổng biên chế hành chính, sự nghiệp của TP như sau:
Biên chế hành chính: 9.479 biên chế, trong đó công chức: 8.042 biên chế (giảm 185 biên chế so với năm 2019); lao động hợp đồng 68 sẽ là 1.437 chỉ tiêu (giữ nguyên so với năm 2019); lao động định mức: 0 chỉ tiêu (giảm 242 chỉ tiêu so với năm 2019).
Đối với biên chế sự nghiệp sẽ có 142.564 biên chế.
Trong đó, biên chế viên chức là 122.765 biên chế (dự phòng: 2.793 biên chế), giảm 1.000 biên chế so với năm 2019, gồm:
Giảm 3.721 biên chế hưởng lương ngân sách do chuyển 19 đơn vị sự nghiệp chuyển sang tự chủ chi thường xuyên.
Giảm 51 biên chế tại đơn vị sự nghiệp khác (theo tỷ lệ giảm 2%).
Tăng 2.692 biên chế để bố trí cho giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách theo Công văn số 5378/2019 của Bộ Nội vụ và một phần dự phòng phát sinh năm 2020, tạm thời đưa vào Quỹ dự phòng biên chế và sẽ phân bổ cho các trường trên cơ sở định mức và kết quả thực tế tuyển dụng đối với các giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách còn tiếp tục phải giải quyết.
Tăng 80 biên chế viên chức bổ sung vào dự phòng phát sinh trong năm.
Đối với lao động hợp đồng 68: có 10.869 chỉ tiêu, giảm 405 chỉ tiêu so với năm 2019.
Với lao động hợp đồng theo định mức: 8.930 chỉ tiêu, không thay đổi so với năm 2019.
Hải Hà
Theo Thanhtra
Lửa khói cuồn cuộn thiêu rụi xưởng sản xuất nệm ven Sài Gòn Lửa bùng cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất nệm ven Sài Gòn với cột khói đen cuồn cuộn, bốc cao hàng trăm mét. Khoảng 10h30 trưa nay, lửa bùng cháy lớn tại một nhà xưởng sản xuất nệm mút trên đường Nguyễn Cửu Phú (phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, TP.HCM). Hiện trường vụ cháy với lửa khói cuồn cuộn tại...