Nông dân, phụ nữ, thanh niên rủ nhau mua loại trái đỏ rực, giúp nông dân Bình Thuận, Long An giảm bớt nỗi lo
Hưởng ứng đề nghị của Bộ NNPTNT hiện nhiều địa phương, các hội đoàn thể đã vào cuộc tiêu thụ nhiều loại trái cây đang gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sang Trung Quốc như thanh long, mít, chuối,…Các hội, đoàn thể vào cuộc tiêu thụ thanh long
Đơn cử như tại Bắc Giang, Liên đoàn Lao động tỉnh đã vận động Liên đoàn lao động các huyện, thành phố tiêu thụ 50 tấn nông sản các loại, trong đó huyện Tân Yên tiêu thụ 30 tấn thanh long, huyện Lục Nam 15 tấn thanh long, chuối…
Các cấp Hội Nông dân Hà Tĩnh vào cuộc hỗ trợ tiêu thụ thanh long. Ảnh: D.V
Từ cuối tháng 12/2021, Hội Nữ doanh nhân tỉnh Bắc Giang cũng đã hỗ trợ tiêu thụ hết 4 container thanh long, tương đương với hơn 80 tấn hàng.
Liên đoàn Lao động tỉnh Lạng Sơn cũng đã có văn bản đề nghị Liên đoàn Lao động Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam;… tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động chung tay kết nối tiêu thụ nông sản là thanh long.
Mức giá tiêu thụ là 100.000 đồng/Thùng/20kg đã bao gồm phí vận chuyển.
Những ngày qua, Trung tâm Hỗ trợ nông dân Hà Tĩnh cũng tích cực kết nối để tiêu thụ hàng tấn thanh long gặp khó khăn khi xuất khẩu sang Trung Quốc.
Bộ NNPTNT cũng đã có văn bản đề nghị Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên vào cuộc, hỗ trợ tiêu thụ nông sản, đặc biệt là trái cây trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó khăn.
Thanh long Việt Nam thu hoạch xuất khẩu đi nước ngoài. Ảnh: TTXVN
Siêu thị vào cuộc tiêu thụ thanh long
Video đang HOT
Từ ngày 4/1, hệ thống siêu thị Big C, Tops Market và Go! thuộc Tập đoàn Central Retail cũng đồng loạt triển khai chương trình hỗ trợ nông dân, đẩy mạnh tiêu thụ thanh long.
Chương trình này nhằm tạo điều kiện để người tiêu dùng cả nước chung tay, đồng hành cùng nông dân trồng thanh long khi dịp Tết Nguyên đán đã cận kề, giảm bớt thiệt hại khi xuất khẩu thanh long gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch.
Dự kiến, trong tuần đầu tiên áp dụng chương trình, các siêu thị của Central Retail sẽ tiêu thụ khoảng 20 tấn thanh long, sẽ nâng dần sản lượng tiêu thụ căn cứ sức mua đang tăng mạnh dịp cuối năm.
Sản phẩm thanh long đạt tiêu chuẩn chất lượng được nhân viên của Central Retail thu mua trực tiếp từ nông dân và hợp tác xã, vận chuyển nhanh chóng đến hệ thống phân phối của tập đoàn với giá bán tốt.
Ngày 4/1, thanh long ruột đỏ trong hệ thống ở miền Nam 12.900 đồng/kg, khu vực Hà Nội 15.900 đồng/kg.
Hệ thống bán lẻ của Central Retail còn chế biến các món ăn, thức uống từ thanh long như: Bánh mì, bánh bông lan, thạch, sinh tố, nước ép… được người tiêu dùng ưa thích.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT: Cần vận động thương nhân Trung Quốc đảm bảo thu mua theo ký kết
Các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang cần tự chủ động biện pháp kết nối tiêu thụ thanh long, trong đó có việc vận động thương nhân Trung Quốc đảm bảo thu mua theo ký kết.
Đây là đề nghị của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam tại Diễn đàn Kết nối sản xuất và tiêu thụ thanh long do Bộ NNPTNT tổ chức ngày 6/1.
Áp lực sản lượng thanh long vụ tết
Theo ông Lê Thanh Tùng - Phó Cục trưởng Cục Trồng Trọt, sản lượng thanh long hàng năm của Việt Nam khoảng gần 1,4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, sản lượng này lại không phân bố đều.
Nông dân trồng thanh long ở tỉnh Bình Thuận. Ảnh: Trần Khánh
Ông Phan Văn Tấn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bình Thuận cho biết, dự kiến sản lượng thanh long 2 tháng đầu năm 2022 sẽ rất lớn, với hơn 110.000 tấn.
Tuy nhiên, tình hình thu mua đang rất chậm. Nhiều doanh nghiệp vẫn trông ngóng thông tin từ các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Ông Tấn cho biết, Sở NNPTNT vẫn đang tích cực phối hợp Sở Công Thương kết nối tiêu thụ thanh long sang các tỉnh bạn.
Tuy nhiên, từ đây đến tết, thời gian còn rất ngắn, trong khi sản lượng thanh long nhiều nên thị trường nội địa rất khó có thể tiêu thụ hết.
"Sở NNPTNT vẫn mong các Bộ cần tiếp tục đàm phán để có thể mở lại cửa khẩu", ông Tấn đề nghị.
Ông Nguyễn Quốc Trịnh - Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Long An cho biết toàn tỉnh địa phương có khoảng 10.000ha diện tích trồng thanh long, trong đó tập trung chủ yếu tại huyện Châu Thành với hơn 9.000ha.
Dự kiến Long An có khoảng 26.000 tấn thanh long sẽ thu hoạch đến tết.
Qua rà soát, trên địa bàn tỉnh Long An hiện có 117 kho thanh long, trong đó có 100 kho đông lạnh với tổng công suất khoảng hơn 5.000 tấn.
Tuy nhiên lượng thanh long đang tồn kho hiện nay đã hơn 3.000 tấn, chỉ còn sức chứa khoảng 2.000 tấn.
Ông Trịnh đề nghị Bộ NNPTNT cần có gói tài chính hoặc gói hỗ trợ lãi suất để giúp nông dân trồng thanh long sạch, phục vụ thị trường các nước.
Vận động thương nhân Trung Quốc không "bỏ của chạy lấy người"
Hiện tại, giá bán thanh long ruột trắng ở Bình Thuận và Long An đã giảm xuống còn 3.000-4.000 đồng/kg để bán ở trong nước, nhưng số lượng rất nhỏ lẻ.
Còn tại Tiền Giang, nhiều thương lái cũng không chịu mua hàng. Thương lái từ chối khéo bằng cách trả giá với nông dân còn 1.000 đồng/kg.
Các thương lái địa phương cho biết, nhiều vựa thanh long lớn (cấp 1) đều do người Trung Quốc đứng sau lưng. Họ có toàn quyền quyết định về lượng hàng và giá cả để các thương lái nhỏ (cấp 2) làm cơ sở đến các vườn thanh long thương lượng với nông dân.
Một cơ sở thu mua thanh long ở huyện Châu Thành, Long An. Ảnh: Trần Khánh
Do đó, việc các vựa lớn dừng thu mua khiến cho các thương lái nhỏ bị thiệt hại số tiền đã đặt cọc trước đó, nhưng không thể yêu cầu các thương lái Trung Quốc bồi thường vì tất cả các giao dịch đặt cọc đều không rõ ràng, không có văn bản hay hợp đồng cụ thể.
Ông Lê Minh Quang - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) cho biết, tình trạng thương lái Trung Quốc đứng sau lưng các vựa cũng diễn ra tương tự ở Bình Thuận.
"Nông dân trồng thanh long rất khó quyết định giá bán sản phẩm của mình mà đều phải qua thương lái", ông Quang nói.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, Bộ NNPTNT đã rất tích cực làm việc với các cơ quan chức năng của Trung Quốc nhằm tháo gỡ khó khăn khi nông sản ùn ứ.
Tất cả các nỗ lực đã được Bộ NNPTNT thực hiện, tuy nhiên khó khăn vẫn còn rất lớn.
Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, Sở NNPTNT các tỉnh cần tham mưu UBND tỉnh tổ chức diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản ngay tại địa phương.
Thứ 2, Sở NNPTNT các địa phương cần phải đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, có kế hoạch triển khai cụ thể để phục vụ các thị trường xuất khẩu.
Thứ 3, Thứ trưởng Nam cho biết đã có nhiều thông tin về thương nhất Trung Quốc có mặt ở Bình Thuận rất nhiều. Các thương nhân này cũng chủ yếu thu mua rồi bán sang nước bạn Trung Quốc.
Vấn đề là chính quyền địa phương phải có giải pháp vận động thương nhân Trung Quốc đảm bảo thu mua theo ký kết.
Nông nghiệp Việt Nam: Thích ứng linh hoạt trước thách thức Năm 2021, thiên tai, dịch bệnh "vây bủa", đặc biệt dịch Covid-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, hoạt động xuất, nhập khẩu, tiêu thụ nông sản và khiến giá vật tư nông nghiệp tăng cao. Tuy nhiên, nhờ thích ứng linh hoạt trước những thách thức mới, ngành Nông nghiệp đã đạt...