Nông dân phải vay tín dụng đen: Ngân hàng muốn cho vay, nhưng…
Mặc dù ngân hàng đang “thừa tiền” nhưng do vướng thủ tục nên không chỉ ông Tô Hiến Thành mà nhiều chủ trang trại khác ở Bắc Giang cũng đang khó vay được thêm vốn từ ngân hàng. Thậm chí, có chủ trang trại có tài sản là căn nhà trị giá 4 tỷ đồng vẫn chưa thể vay được thêm vốn.
Nhà to, 2 trang trại lớn vẫn khó vay thêm vốn ngân hàng
Căn nhà của ông Nguyễn Văn Khương ở thôn 12 xã Hương Lạc, huyện Lạng Giang (Bắc Giang) như một ngôi biệt thự giữa vùng đồi cao khiến ai trong xã cũng phải ghen ti.
“Nhờ 4 năm kinh doanh thức ăn chăn nuôi và chăn nuôi lợn với quy mô lớn, tôi đã đầu tư hoàn thiện căn nhà với tổng giá trị đầu tư khoảng 4 tỷ đồng. Tuy nhiên, do giá lợn xuống thấp nên vừa rồi chăn nuôi cũng bị thua lỗ khoảng 1,5 tỷ đồng. Dù tôi có 2 khu trang trại nhưng tôi mới chỉ vay được 500 triệu đồng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Giang (Agribank Bắc Giang). Để tiếp tục sản xuất kinh doanh, gia đình tôi rất cần vay thêm khoảng 2 tỷ đồng nữa”- ông Khương chia sẻ.
Ông Đồng Văn Lập (xã Tiên Lục Lạng Giang, Bắc Giang) phải vay gần 4 tỷ đồng từ tín dụng đen. ảnh: Thanh Xuân
Tuy nhiên, ông Khương dù đã gửi hồ sơ tài sản là căn nhà mới xây hết 4 tỷ lên huyện đề nghị xác nhận giá trị tài sản trên đất 15 ngày, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận. “Cái khó nhất là việc chứng nhận tài sản trên đất, nếu không được chứng nhận thì không thể dùng làm tài sản thế chấp để vay vốn được”- ông Khương nói.
Cùng chung hoàn cảnh như ông Khương, ông Đồng Văn Lập ở thôn Đồng Kim xã Tiên Lục huyện Lạng Giang cũng có diện tích trang trại lên tới 20.000m2 nhưng cũng vướng ở cái thủ tục “giấy chứng nhận tài sản trên đất” nên không thể vay được thêm vốn, đành phải vay “tín dụng đen” gần 4 tỷ đồng.
Theo ông Lập, gia đình ông đã đầu tư vào trang trại 2 tỷ đồng nhưng do nguồn gốc đất của trang trại là đất lâm nghiệp, muốn được chứng nhận trang trại phải làm thủ tục chuyển đổi thành đất trang trại, sau đó tiếp tục làm thủ tục xác nhận tài sản trên đất. “Dù tôi đã tìm hiểu và làm thủ tục 3 năm nay rồi nhưng vẫn chưa được cấp nên rất khó vay thêm vốn ngân hàng”- ông Lâp cho biết.
Ông Lâp cũng chia sẻ đang vay Ngân hàng Agribank Bắc Giang 1,4 tỷ đồng, trong đó có 200 triệu là mới được vay thêm theo hình thức tín chấp sau khi đề nghị hỗ trợ vốn lưu động khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, nhu cầu của gia đình ông Lâp cần khoảng 7 tỷ, nhưng không có tài sản thế chấp nên trước mắt đành phải vay “tín dụng đen” gần 4 tỷ đồng với lãi suất 1,2%/tháng.
Dư 5.000 tỷ đồng vẫn khó cho vay
Video đang HOT
Theo Báo cáo của Agribank Bắc Giang, dư nợ cho vay chăn nuôi đến 30.7 đạt 5.442 tỳ đồng với 80.598 khách hàng. Một số trang trại có dư nợ lớn lên tới gần 5 tỷ đồng, trong đó có trang trại được vay tín chấp lên tới 1 tỷ đồng.
Ông Dương Văn Ngọc – Phó Giám đốc Agribank Bắc Giang cho biết, do đặc thù của Bắc Giang chủ yếu đầu tư 2 lĩnh vực chính là cây ăn quả và chăn nuôi. “Trước đây đầu tư cho người dân trồng cây ăn quả rất lớn nhưng đến nay những hộ dân ở Lục Nam, Lục Ngạn không chỉ còn trồng vải thiều mà trồng cả cây có múi, cho thu nhập quanh năm với lợi nhuận rất cao nên Agribank Bắc Giang lại trở thành khách hàng của họ. Việc họ có tiền gửi ngược lại ngân hàng cũng chính là hiệu quả mà Agribank đã đầu tư cho họ trước đó”- ông Ngọc nói.
Ông Ngọc cũng cho biết, Agribank Bắc Giang đang thừa vốn (vốn huy động 19.000 tỷ đồng, mới cho vay được 13.000 tỷ), trừ đi khoản dự trữ bắt buộc vẫn thừa 5.000 tỷ. Nguyên nhân không đẩy được vốn ra là do nhiều trang trại, nhiều lĩnh vực chăn nuôi vẫn còn gặp khó khăn.
“Chăn nuôi vẫn có những mô hình tự phát, từ chăn nuôi nhỏ lẻ sau đó tiếp tục mở rộng đầu tư sang kinh doanh con giống, kinh doanh thức ăn chăn nuôi… Các năm trước đây, chăn nuôi rất hiệu quả nhưng khoảng một năm gần đây, nhất là năm 2017 người chăn nuôi thua lỗ rất lớn nên cũng là rủi ro đối với Agribank” – ông Ngọc chia sẻ.
Ông Nguyễn Xuân Thu – Chủ trang trại tổng hợp ở xã Quỳnh Phú, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) đang cho lơn ăn. Anh: Trân Quang
Ông Ngọc cũng cho biết, điểm vướng nhất để ngân hàng cho nông dân, HTX vay vốn chính là Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23.6.2016 của Bộ Tư pháp, Bộ TNMT hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn Bắc Giang mới chỉ có vài chục doanh nghiệp và cá nhân có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất. Nếu ngân hàng vẫn cho vay, khi xảy ra ra rủi ro cũng không thể xử lý tài sản trên đất được nếu không có giấy chứng nhận tài sản trên đất, đây là vấn đề rất khó khăn đối với các ngân hàng hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Mười – Trưởng phòng khách hàng cá nhân Agribank Bắc Giang cho biết: Căn cứ luật dân sự, các giao dịch dân sự liên quan tới bất động sản phải có chứng nhận sở hữu nếu đưa ra giao dịch thế chấp. “Nhưng không phải thế mà ngân hàng không cho vay, các chi nhánh và hội sở vẫn vận dụng, nhiều trường hợp chưa được cấp chứng nhận sở hữu nhưng vẫn cho vay, tuy nhiên cán bộ cho vay cũng không yên tâm”. Theo bà Mười, vướng mắc lớn nhất là thủ tục cấp chứng nhận sở hữu tài sản trên đất.
“Chúng tôi cũng đã kiến nghị tháo gỡ vướng mắc của quy định tại Thông tư 09 với Ngân hàng Nhà nước, với đoàn đại biểu Quốc hội để đẩy mạnh tín dụng trong nông nghiệp. Tuy nhiên, muốn làm đăng ký quyền sở hữu tài sản trên đất phải có Sở TNMT, Sở Xây dựng, chính quyền địa phương xác nhận. Trong khi, cán bộ phụ trách lĩnh vực này ở các huyện chỉ có khoảng 5- 6 người mà muốn triển khai chứng nhận cũng sẽ mất rất nhiều thời gian” – ông Ngọc chia sẻ.
Ông Nguyễn Xuân Thu – Chủ trang trại tổng hợp ở xã Quỳnh Phú, huyện Gia Bình (Bắc Ninh): Không có vốn rất khó làm giàu Hơn 15 năm làm trang trại cũng có lúc tôi điêu đứng. Đó là năm 2007, 2008, do dịch bệnh gần chục tấn cá mất trắng trong phút chốc, thiệt hại hơn 500 triệu đồng. Nhưng không vì thế mà tôi chùn bước. Giờ đây, mỗi năm tôi xuất chuồng từ 300-400 con lợn (gần 20 tấn lợn thịt) và 20 lợn giống, bán 13-15 tấn cá, hơn 100 cây lấy gỗ. Trừ chi phí tôi thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Ngoài ra, trang trại của tôi đang tạo việc làm cho 3-5 lao động thường xuyên và 50-60 lao động thời vụ với thu nhập trên dưới 4 triệu đồng/người/tháng. Hơn một năm trở lại đây, do biến động của thị trường khiến cho việc chăn nuôi lợn của gia đình đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Mong Nhà nước sớm sửa đổi quy định về cho vay vốn để hỗ trợ nông dân chúng tôi đầu tư làm giàu. Ông Nguyễn Đình Lâm – Chủ trang trại ở xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, Hoà Bình: Vay tiền ngân hàng “khó hơn lên trời” Trang trại của tôi hiện có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động của địa phương với mức lương trên dưới 4,5 triệu đồng/tháng. Từ năm 2010, tôi có thêm vốn đầu tư vào chăn nuôi gần 10 bò đẻ, 200 lợn siêu thương phẩm, và nuôi cá, thu trên 16 tấn mỗi năm…, tổng thu lãi khoảng trên 1 tỷ đồng. Theo tôi, muốn làm kinh tế giỏi, thu nhập cao trước nhất phải là một người có gan, dám nghĩ dám làm, thêm nữa là phải biết tận dụng thời cơ và có kiến thức thì mới thành công được. Và trong chăn nuôi, trồng trọt, phải biết dựa vào địa thế để triển khai kế hoạch làm. Đặc biệt, để làm giàu được các chủ trang trại cũng cần phải vay vốn ngân hàng, song việc vay vốn đối với tôi và bà con hiện giờ còn “khó hơn lên trời” nên tôi thường hay phải vay lãi ngoài hàng trăm triệu đồng/năm để làm trang trại. Tôi nghĩ, trong thời gian tới các bộ, ngành liên quan nên tham mưu Chính phủ sửa đổi thủ tục, chính sách cho vay để bà con có thể dễ dàng và kịp thời tiếp cận được vốn ngân hàng đầu tư sản xuất, kinh doanh. Trân Quang (ghi)
Theo Danviet
Tâm thư nông dân: Khó vay vốn vì không biết "lại quả"?
Trước việc nông dân Tô Hiến Thành mới đây đã thông qua báo NTNN gửi tâm thư tới Bộ trưởng Bộ NNPTNT và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phản ánh không tiếp cận được vốn ngân hàng và phải vay "tín dụng đen", ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội NNPTNT cho biết, đó là do thủ tục vay còn quá khó và ngân hàng cũng có những khó khăn riêng.
Ông Hô Xuân Hung - Chu tich Tông hôi Nông nghiêp va PTNT. Anh: Minh Huê
Vừa qua, ông Tô Hiến Thành, một chủ trang trại ở huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã phải gửi tâm thư tới Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phản ánh, do không vay được vốn ngân hàng, gia đình ông đã phải vay "tín dụng đen" dẫn tới phải chịu lãi suất "cắt cổ". Vì sao lâu nay chúng ta đã ban hành nhiều chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nhưng nông dân (ND) vẫn không vay được vốn ngân hàng, theo ông?
- Không riêng gì ông Thành, lâu nay người dân vẫn thường phải vay nặng lãi từ tư nhân. Nguyên nhân do họ không có tài sản thế chấp để vay ngân hàng, do thủ tục vay ngân hàng quá phức tạp và giải ngân chậm, phải chờ đợi từng đợt vay với lượng tiền quy định, nhiều khi không đáp ứng được nhu cầu đầu tư sản xuất. Trong khi đó, vay từ tư nhân thủ tục rất đơn giản, không yêu cầu thế chấp, đáp ứng ngay khi có nhu cầu với lượng tiền cho vay cao hơn...
Đối tượng ưu tiên của hầu hết ngân hàng hiện nay vẫn chủ yếu là cho vay doanh nghiệp. Còn thủ tục đối với hộ cá thể, nhất là với ND chưa được thông thoáng lắm, bởi vướng mắc lớn nhất vẫn là do ND không có tài sản thế chấp. Đất đai sản xuất có khi do bà con thuê, còn tài sản trên đất như vườn cây thì không thể dùng thế chấp. Trong khi về mặt nguyên tắc, ngân hàng vẫn phải đảm bảo có tài sản thế chấp để đề phòng và xử lý rủi ro.
Bên cạnh đó, ngân hàng nào cũng phải hoạt động dựa trên lợi ích của họ. Muốn các ngân hàng thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị thì Chính phủ phải "khơi thông" về chính sách, phải có người đứng ra chịu rủi ro, phải tính tới phương án bù lãi suất cho ngân hàng nếu họ bị thiệt hại. Cần phải làm rõ ai là người chi trả phần chênh lãi suất so với cho vay thương mại.
Nông dân huyện Sông Công (Thái Nguyên) chăm sóc gà theo quy trình an toàn sinh học. Anh: Minh Huệ
Như vậy, thực tế không phải do ngân hàng gây khó dễ, mà do chính sách ưu đãi tín dụng của chúng ta chưa thực sự hướng đến người dân?
- Cũng có một phần các ngân hàng không muốn cho đối tượng hộ ND vay vốn, vì đây vẫn là đối tượng vay nhỏ, dù hộ ND có doanh thu 12 tỷ đồng hay 70 tỷ đồng/năm thì hiện nay họ vẫn là khách hàng nhỏ. Trong khi ngân hàng là doanh nghiệp, họ làm việc phải dựa trên lợi ích của doanh nghiệp.
Mặc dù nếu xét trên thực tế hiện nay, nợ xấu trong cho vay nông nghiệp, nông thôn ít hơn nhiều so với các dự án cho vay bất động sản, thương mại, nhưng nó cũng phản ánh thực tế là doanh số vay còn ít. Đối với các ngân hàng thương mại, việc thực hiện cho vay với những món vay hàng chục tỷ, vài trăm tỷ đồng sẽ dễ quản lý hơn cho vay nhiều khách hàng với nhiều món vay nhỏ.
Cũng phải thừa nhận một câu chuyện, khi triển khai làm thủ tục cho vay vốn, các nhân viên ngân hàng "thích" cho vay doanh nghiệp hơn bởi những câu chuyện "tế nhị" đằng sau. Lâu nay ND đi vay vốn gần như không có ý niệm về chuyện phải nhờ vả, phải "đi đêm" với ngân hàng hay phải trích bao nhiêu phần trăm số tiền được vay để "cảm ơn", mơi ngươi cho vay đi ăn uông, du lich..., nhưng nhiều doanh nghiệp thì đã quá quen vơi chuyện "lại quả", gần như đã thành luật ngầm giưa cac doanh nghiêp vơi bên nhân hô sơ cho vay vôn.
Anh Nguyên Đinh Toản đổ cám cho đàn cá ăn tại trang trại của gia đình ở huyện Tứ Kỳ (Hải Dương). Anh: Đ.Q
So với một số quốc gia khác, ND Việt Nam vẫn khó vay vốn hơn và phải vay với lãi suất cao hơn nhiều. Trước đây Trung Quốc có chính sách cho vay để sản xuất cây tre, theo đó họ chỉ quy hoạch cho 2 tỉnh trồng tre và ban hành 2 chính sách: Miễn thuế đất trồng tre và hỗ trợ 50% lãi suất thông qua ngân hàng cho tất cả những người trồng tre, doanh nghiệp tham gia vào chế biến và xuất khẩu tre. Bất kể đó là ND, doanh nghiệp hay hợp tác xã đều được hưởng chính sách ưu đãi đó".
Ông Hồ Xuân Hùng
Vậy theo ông, để cải thiện câu chuyện này, cần làm thế nào để nông dân được vay vốn nhiều hơn, thuận lợi hơn?
- Tôi cho rằng một là phải rà soát, xét lại toàn bộ hệ thống giấy tờ, thủ tục hành chính, xem ND đi vay vốn ngân hàng cần những gì, bao nhiêu thời gian, thủ tục gì không cần thiết thì loại bỏ? Hai là phải trở lại vấn đề coi đất đai là tài sản của ND và ND có thể dùng đất, cũng như tài sản trên đất để thế chấp vay vốn. Tài sản trên đất cũng phải xác định rõ cái gì được làm tài sản thế chấp, cái gì không? Kể cả tài sản đó là cây lâu năm, nhưng lỡ ngày mai ND chặt bán đi thì sao?
"Tài sản thế chấp" mới chính là rào cản lớn nhất trong vướng mắc về vốn cho vay tam nông hiện nay. Chúng tôi cũng đã kiến nghị với Chính phủ sửa đổi vấn đề này nhiều lần, và mới đây Tổng hội NNPTNT cũng đã phối hợp tổ chức tọa đàm "Tích tụ ruộng đất - những vấn đề được, mất", trong đó đã chỉ ra vấn đề khó nhất trong tập trung và tích tụ ruộng đất hiện nay. Đó là chúng ta chưa coi đất đai là quyền sở hữu tài sản của ND. Chỉ khi ND có quyền sở hữu đất đai, họ mới có quyền thế chấp tài sản. Bây giờ chúng ta mới có quy định về quyền sử dụng đất mà thôi.
Cùng với chính sách về đất đai, Chính phủ phải thực hiện đầy đủ việc bù lãi suất cho vay với ngân hàng. Hiện nay vẫn có ngân hàng mà Chính phủ yêu cầu tự cân đối phần lãi suất bị giảm khi thực hiện cho vay ưu đãi. Đúng ra, khi các ngân hàng thực hiện nhiệm vụ chính trị, Chính phủ cần làm rõ sẽ bù bao nhiêu thì mới có thể huy động các ngân hàng tham gia tích cực. Chứ nhìn đâu ngân hàng cũng thấy rủi ro, thất thoát thì đương nhiên họ sẽ không mặn mà.
Xin cảm ơn ông!
Anh Nguyễn Đình Toản, chủ trang trại nuôi thủy sản ở xã Quang Phục, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương): Thu nhập hơn chục tỷ đồng vẫn khó vay vốn Cuối năm 2014, sau khi dồn điền, đổi thửa, địa phương có chủ trương khuyến khích các hộ dân chuyển đổi khu ruộng trũng thành vùng chăn nuôi thủy sản tập trung theo mô hình ao nổi. Gia đình tôi đã mạnh dạn chủ động đấu thầu trên 30 mẫu ruộng trũng của 120 hộ dân (định mức 150kg thóc/sào/năm) và đầu tư hơn 6 tỷ đồng để cải tạo, xây 25 ao nổi nuôi các loại cá: trắm, chép, trôi, mè, rô phi... Sau 3 năm phát triển đến nay gia đình tôi đã thuê và mua thêm hơn 40 mẫu ruộng hoang để cải tạo để nuôi thêm cá rô phi và trắm, chép. Hiện, mô hình nuôi cá của gia đình tôi đang phát triển rất thuận lợi, sản phẩm cá nuôi cũng dễ bán và được giá. Năm nay, ươc tinh sản lượng cá của gia đình sẽ đạt trên 300 tấn, doanh thu đạt trên 10 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu cao song tôi cũng noi thât la hiên trang trại vẫn đang vay nợ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) 5 tỷ đồng. Để có được số tiền trên tôi đã phải mượn 6 "sổ đỏ" của người thân để thế chấp mới có thể vay được tiền. Trong thời gian tới, tôi đang có dự định thu gom hết khoảng 50 mẫu ruộng bỏ hoang tại xã để đầu tư đào ao, đầm nuôi thủy sản tiến tới thành lập HTX chăn nuôi thủy sản VietGAP. Gia đình tôi đang rất muốn vay thêm khoảng 3 tỷ đồng nữa để mua, thuê đất ruộng hoang để đầu tư mở rộng ao, đầm nuôi cá, tôm song, hiện tôi vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn về tài sản thế chấp để vay vốn. Trong thời gian vừa qua tôi đã nhiều lần có ý kiến đề đạt với lãnh đạo xã, huyện nhưng do bất cập về chính sách cho vay nên chính quyền không đủ thẩm quyền để giúp đỡ. Mong rằng, trong thời gian tới, Chính phủ sớm vào cuộc sửa đổi lại chính sách cho vay để gia đình tôi có cơ hội được tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển trang trại chăn nuôi cá. Đăng Quang (ghi)
Theo Danviet
Tâm thư nông dân: Trang trại 70 tỷ đồng cũng không được thế chấp Không riêng ông Tô Hiến Thành ở Bắc Giang rơi vào tình cảnh khó khăn trong việc vay vốn để mở rộng sản xuất, trao đổi với NTNN/Dân Việt, rất nhiều nông dân khác cũng bày tỏ muốn gửi "tâm thư" đến các vị trưởng ngành để bày tỏ bức xúc về điểm nghẽn vay vốn sản xuất nông nghiệp hiện nay. Hai...