Nông dân mắc màn cho cả ngàn cây cam, sâu bọ cũng phải “bó tay”
Để bảo vệ, phát huy bền vững thương hiệu Cam Tổng đội, người trồng cam trên địa bàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) đang có nhiều giải pháp để có cam sạch, trong đó có việc “mắc màn” cho cam.
Nhiều diện tích cam ở xã Thanh Đức (Thanh Chương) được “mắc màn” để phòng tránh sự xâm hại của sâu bọ. Ảnh: Hữu Thịnh
Gia đình anh Trương Xuân Dương ở xóm Sướn, xã Thanh Đức (Thanh Chương) có 3 ha cam chuẩn bị vào mùa thu hoạch. Tất cả diện tích cam đã cho quả đều được che đậy bởi những chiếc màn rộng bao trùm từ ngọn đến gốc. Theo anh Dương, thời điểm mắc màn cho cam là giai đoạn gần chín, tỏa mùi thơm. Khi đó nhiều loại côn trùng, sâu bọ tụ tập về vườn cam để “châm chích”.
“Trước đây, khi gần đến mùa thu hoạch, sâu bọ thường chích vào làm thối cam khiến chúng tôi rất vất vả vì phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, đi bắt tay cả đêm để diệt và đuổi sâu bọ. Thế nhưng, từ khi “mắc màn” cho cam thì hiệu quả được nâng lên rõ rệt. Cam không những giữ được hương vị mà còn sạch vì không có tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật” – anh Dương cho biết thêm.
Cũng giống như gia đình anh Trương Xuân Dương, để bảo vệ hơn 1.000 gốc cam an toàn trước sự xâm hại của sâu bọ, gia đình anh Võ Văn Hoàn cũng ở xóm Sướn, xã Thanh Đức đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để “mắc màn” cho cam. Anh Hoàn cho hay: Để cam không bị thối, hỏng mà không phải dử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật nên gia đình tôi đã bỏ ra 70 triệu đồng để mua màn về phủ toàn bộ diện tích.
Video đang HOT
Việc phủ màn lên cam lúc đầu gây sự chú ý của nhiều người dân trong xã. Ai cũng thấy lạ vì từ xưa tới nay chỉ diệt sâu bọ để bảo vệ cam bằng cách bắt tay, phun thuốc, thắp bóng điện, bọc quả bằng túi nilon… chứ chưa ai “mắc màn” cho cam cả.
Nhờ được phủ bằng màn nên 100% diện tích cam đều được bảo vệ an toàn trước sâu bọ. Ảnh: Hữu Thịnh
Nhưng sau một năm thực hiện mọi người mới thấy được hiệu quả của việc phủ màn. Tuy đầu tư ban đầu hơi cao, nhất là chi phí đặt mua màn, thuê người bọc cam nhưng hiệu quả rất tốt, 100% diện tích cam được bảo vệ an toàn. Không cần sử dụng thuốc trừ sâu nhưng cam vẫn không bị hư hỏng bởi sự châm chích của sâu bọ.
Vì vậy, anh Dương và anh Hoàn chỉ là 2 trong số nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư thiết bị bảo vệ cam ở xã Thanh Đức. Bởi để phát triển vùng cam nguyên liệu của địa phương, từng bước tạo thương hiệu trên thị trường, các hộ dân đều chú trọng đến việc nâng cao năng suất và sản lượng của cây cam theo hướng sạch từ khi trồng đến khi cho thu hoạch.
Đến thời điểm này, xã Thanh Đức có trên 100 ha cam các loại. Trong đó tất cả những hộ có diện tích cam lớn đều thực hiện mô hình “mắc màn” cho cam; bởi thực tế cho thấy, đây là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Từ cây cam, đời sống của người dân ổn định và khởi sắc hàng năm.
Ông Nguyễn Bá Sơn – Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương cho biết: Ngoài tăng cường tập huấn, chúng tôi hướng dẫn người dân thực hiện tốt quy trình chăm sóc, nhất là khi cam có quả thì tuyệt đối không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để đảm bảo sản phẩm phải sạch, với phương châm trồng cam gắn liền với sức khỏe của người tiêu dùng. Có như thế, cam Tổng đội mới mở rộng được thị trường ra khắp cả nước.
Ông Trần Phi Hùng – Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Thanh Chương khẳng định: Việc phủ màn cho cam là một giải pháp mới được áp dụng ở huyện Thanh Chương mang lại hiệu quả cao. Thời gian tới, chúng tôi sẽ chỉ đạo các xã nằm trong vùng trồng cam và bưởi Diễn học tập và nhân rộng.
Theo Hữu Thịnh (Báo Nghệ An)
TT-Huế: Chưa từng có, giá cau cao kỷ lục, 1ha cau trị giá 700 triệu
Giá cau ở huyện Nam Đông (Thừa Thiên Huế) đang ở mức cao kỷ lục chưa từng có-30.000 đồng/kg. Trên địa bàn huyện Nam Đông đang có 100ha trồng cau, với mức giá cau cao kỷ lục như vậy, tính ra mỗi ha cau có giá trị tới 700 triệu đồng.
Cây cau là một trong những cây trồng cho thu nhập tương đối cao và ổn định đối với người nông dân Nam Đông (tinh Thừa Thiên Huế). Cau đầu mùa đạt giá kỷ lục 30.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất từ trước tới nay.
Được biết, tổng diện tích đất trồng cây cau trên địa bàn huyện Nam Đông khoảng 100ha, diện tích chủ yếu tập trung ở các xã Hương Lộc, Hương Hòa, Hương Phú, thị trấn Khe Tre...Mặc dù mới ở đầu mùa, nhưng trái cau đã có giá giao động từ 27 - 30 ngàn đồng/kg, cao hơn khoảng 5 ngàn đồng so với cao điểm của năm 2017.
Như vậy, 1 ha cây cau cho năng suất cao thì có mức thu nhập khoảng 700 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, diện tích cây cau cho thu hoạch đang có chiều hướng giảm dần do sâu bệnh và lão hóa.
Ông Phạm Tấn Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Nam Đông cho biết, ngành nông nghiệp tiếp tục tổ chức tập huấn để bà con chủ động hơn trong việc phòng chống các bệnh về nấm rễ, bọ cánh cứng ăn đọt, vàng lá... khi trồng cau.
Ngoài ra, huyện vận động bà con trồng cau chặt bỏ số cây bị sâu bệnh, tổ chức chăm sóc tốt diện tích còn lại. Triển khai nhiều phương án khác nhau nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu ổn định để nâng cao hơn nữa giá thành cho sản phẩm.
Theo Thái Sơn (Báo Thừa Thiên Huế)
Ghép mắt cam Vinh trên gốc bưởi dại, tưởng làm chơi mà lại có tiền Anh Trần Hùng Mạnh, sinh năm 1978 ở xóm 3, tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) ghép mắt cam Vinh trên 300 gốc bưởi dại. Ban đầu, nhiều người kêu anh làm chơi, ai ngờ lại hay. Những mắt cam Vinh phát triển "cực khỏe" trên gốc bưởi dại mang lại nguồn thu không nhỏ cho...