Nông dân lớp 9 chế máy đa chức năng xuất khẩu sang Campuchia
Chủ nhân của chiếc máy đa năng độc đáo với các tính năng như: xịt thuốc, sạ phân, sạ lúa là “kỹ sư chân đất” Lê Văn Sửa, ngụ ấp An Thọ, xã An Phước, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp).
Dù chỉ học hết lớp 9, nhưng với đam mê máy móc và trăn trở vì nông dân tốn chi phí cao và vất vả trong sản xuất lúa, nên anh đã tìm tòi chế ra sản phẩm “độc và lạ” này.
Anh Lê Văn Sửa chế tạo thành công chiếc máy xịt thuốc đa năng, mỗi năm bán ra được cả 100 chiếc, mỗi chiếc anh thu lãi 3-5 triệu đồng.
Sau khi học xong lớp 9, anh Sửa lên TP. Hồ Chí Minh để học nghề cơ khí chuyên sửa chữa các loại máy móc nông nghiệp. Gắn bó với ruộng đồng nên anh hiểu nỗi vất vả, khổ cực của nông dân. Sau nhiều trăn trở vì nông dân trồng lúa tại địa phương tốn quá nhiều chi phí cho xịt thuốc, anh nghĩ nếu thay việc phun thuốc bằng máy sẽ tiện lợi hơn.
Từ ý tưởng đó và sau bao phen làm thử thất bại, chiếc máy xịt thuốc với khả năng phun xịt hơn 180 công đất/ngày ra đời năm 2001. Sau khi thử nghiệm, máy được nông dân trong vùng đánh giá cao, bởi phun thuốc bằng máy giảm chi phí, hạn chế việc người tiếp xúc với thuốc. “Ban đầu, chỉ chế tạo máy để dùng cho gia đình nhưng nhiều nông dân thấy hiệu quả nên đã đặt hàng, từ đó anh sản xuất và cung ứng cho nông dân ở khắp nơi”anh Sửa chia sẻ.
Theo anh Sửa, máy phun thuốc có nhiều ưu điểm và giảm nhiều chi phí trong việc phòng trừ sâu bệnh hại. Bình quân 10ha chỉ tốn 260.000 đồng (60.000 tiền xăng 200.000 đồng tiền thuê người phun) giảm nhiều lần so với phun thủ công. Đến giữa năm 2015 anh tiếp tục cải tiến máy phun xịt thành máy đa năng gồm 3 chức năng: phun xịt thuốc, sạ lúa và sạ phân.
Video đang HOT
Một chiếc máy đa năng của anh Sửa.
Hiện máy gồm: 1 máy nổ chạy bằng xăng, bơm nén, hộp số, 1 cầu 1,4 tấn, bồn chứa phân, chứa thuốc và 4 bánh, máy sử dụng cho nhiều giai đoạn khác nhau của cây lúa, giảm chi phí thuê nhân công, chỉ cần một người điều khiển nhưng có thể phun xịt, rải phân, sạ lúa một cách nhanh nhất.
Chiếc máy đa năng còn có ưu điểm là hợp với những vùng đất có diện tích rộng, các địa hình khác nhau, được nhiều nông dân Long An, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng và nước bạn Campuchia đặt hàng. Mỗi năm anh cung ứng ra thị trường từ 90 đến 100 máy các loại. Sau khi trừ chi phí anh còn lãi từ 3 5 triệu đồng/máy.
Anh Sửa nói, hiện nay, các nước có nền nông nghiệp tiên tiến đã bón phân, sạ lúa bằng máy bay, điều khiển từ xa, nếu Việt Nam không có những bước phát triển mới sẽ không thể theo kịp họ.
(Theo Dân Việt)
Ông Trần Đức Trung từng bị sa thải, khai trừ khỏi Đảng
Trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ông Trần Đức Trung - nguyên Chủ tịch HĐQT Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới từng có tiền án.
Ông Trần Đức Trung và bà Lê Thị Hằng trong một buổi làm việc với cơ quan báo chí năm 2016. (Ảnh: Infonet)
Như thông tin Dân Việt đã đưa, chiều qua (12.4) Cơ quan ANĐT Bộ Công an đã bắt tạm giam ông Trần Đức Trung (SN 1961), nguyên Chủ tịch HĐQT và bà Lê Thị Hằng (SN 1963), Tổng giám đốc "Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới" để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, vào cuối năm 2015, Đài truyền hình Việt Nam và nhiều tờ báo đã đưa tin về việc "Trung tâm hỗ trợ người nghèo trong phát triển nông thôn mới" núp bóng từ thiện để huy động tiền của người dân, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, ông Trần Đức Trung đã kêu gọi người dân tham gia đóng tiền cho chương trình "Trái tim Việt Nam" để hưởng lãi suất cao. Theo đó, 1 người đóng 1,2 triệu đồng/suất, sau 6 tháng sẽ nhận lại 5 triệu đồng; đóng 7,5 triệu đồng sẽ được hưởng 50 triệu đồng, đóng càng nhiều lợi nhuận càng cao.
Theo phản ánh của báo chí và PV Dân Việt, để tạo dựng niềm tin cho người dân nghèo ở các vùng thôn quê, ông Trần Đức Trung và bà Lê Thị Hằng đã sử dụng hình ảnh, thư chúc mừng của các vị lãnh đạo cấp cao cắt ghép dán tại các điểm thu tiền để phô trương thanh thế. Để đánh vào tâm lý của người dân, tại các buổi hội thảo, bà Lê Thị Hằng đã nhiều lần giới thiệu với bà con rằng "Chương trình trái tim Việt Nam" được nhiều vị lãnh đạo cấp cao bảo trợ để người dân tin tưởng nộp tiền cho Trung tâm.
Khi nộp tiền, ông Trần Đức Trung chỉ đạo các trưởng chi nhánh ghi phiếu thu. Sau đó vài ngày, các trưởng điểm mới đến từng nhà đề nghị người dân đã đóng tiền ký vào đơn tự nguyện tham gia chương trình "Trái tim Việt Nam", trong tờ đơn, không có bất cứ dòng chữ nào cam kết sẽ trả lãi suất như nói.
Chỉ vỏn vẹn trong vòng 6 tháng, ông Trần Đức Trung và bà Lê Thị Hằng đã lập khoảng 30 chi nhánh Trung tâm tại các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hà Nội... để thu tiền. Tổng cộng, theo ghi nhận của cơ quan chức năng và báo chí, đã có khoảng 40.000 người nông dân tham gia đóng tiền cho Trung tâm. Trong đó, có nhiều gia đình đã đi vay ngân hàng, vay nặng lãi để nộp cho Trung tâm. Sau khi sự việc bị báo chí phanh phui, nhiều người dân biết mình bị lừa đã đến Trung tâm đòi lại tiền nhưng không được.
Sau hơn một năm kể từ ngày vụ việc được phanh phui, hôm qua 12.4, ông Trần Đức Trung và bà Lê Thị Hằng đã bị Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản theo điều 139 Bộ luật hình sự. Trước khi bị bắt, ông Trung đảm nhiệm chức vụ Phó tổng biên tập phụ trách Tạp chí Doanh nghiệp & Thương hiệu và Tạp chí Văn Hiến.
Trước đây ông Trần Đức Trung từng công tác tại Cục hải quan Hà Nội. Năm 1993, ông Trần Đức Trung bị khởi tố và bắt giam về tội danh Giả mạo giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội theo điều 211 Bộ Luật hình sự. Hai năm sau, ông Trần Đức Trung bị TAND TP.Hà Nội đưa ra xét xử và tuyên phạt 2 năm tù. Về phía Cục Hải quan Hà Nội, cơ quan này đã ra quyết định khai trừ ra khỏi Đảng và sa thải Trần Đức Trung.
Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, ông Trần Đức Trung ký hợp đồng với một số báo để làm công tác phát hành, quảng cáo, trong đó có Báo Nhà báo và Công luận. Năm 2011, tờ báo này cho ông Trung nghỉ việc.
Mặc dù đã bị cơ quan cho nghỉ việc nhưng ông Trần Đức Trung vẫn sử dụng Thẻ nhà báo với tên cơ quan là Báo Nhà báo và Công luận và mạo danh là Phó tổng biên tập để liên hệ làm việc tại nhiều địa phương. Việc làm bất hợp pháp đó cuối cùng bị phanh phui. Ngày 17.12.12015, Cục Báo chí và Cục an ninh báo chí A87 (Bộ Công an) đã thu hồi lại Thẻ nhà báo của ông Trần Đức Trung.
Theo Danviet
Doanh nghiệp khai khoáng, nông dân mất đất Rất nhiều dự án khai khoáng cả có phép lẫn trái phép trên địa bàn miền Trung ảnh hưởng đến đất sản xuất nông nghiệp của người dân. Hằng năm, một lượng lớn đất nông nghiệp mất dần theo những lò gạch, những đại công trình cần san lấp. Các trường hợp ở tỉnh Bình Định và Quảng Nam mà Báo NTNN -...