Nông dân lo mất mùa heo Tết vì dịch tả lợn châu Phi bủa vây
Đánh giá giá mặt hàng thịt heo sẽ tăng cao vào dịp cuối năm bước qua Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, nhưng nhiều nông dân vẫn e ngại, ngập ngừng trong việc tái đàn heo khi dịch tả heo châu Phi (ASF) vẫn đang diễn biến khó lường.
Theo Sở Công Thương tỉnh Đồng Nai, thời gian qua, do tình hình dịch ASF phức tạp, bùng phát ở nhiều nơi nên đã khiến tổng đàn heo trong tỉnh giảm đáng kể, hiện tỉnh chỉ còn hơn 1,5 triệu con.
Ông Trần Quốc Thắng – Giám đốc HTX Tiên Phong (TP.HCM), chăm sóc đàn heo giống.
Trong đó, lượng heo từ các trang trại chiếm 75%, tương đương khoảng 1,2 triệu con. Nếu tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, nhất là vào dịp lễ, Tết thì nguy cơ dẫn đến thiếu hụt nguồn cung, đẩy giá thịt heo tăng cao.
Ông Võ Hữu Thời (Long Thành, Đồng Nai) cho biết, đang có kế hoạch tái đàn heo. Trước mắt, ông sẽ đầu tư 1.000 heo giống, sau đó lấp đầy trại với khoảng 4.000 con.
“Nhằm phục vụ thị trường Tết Nguyên đán năm nay, tôi dự định tái đàn heo. Thay vì đầu tư heo con tôi sẽ chọn heo lớn hơn để rút ngắn thời gian chăn nuôi, nhằm giảm bớt nguy cơ thiệt hại bởi dịch tả heo châu Phi”, ông Thời thổ lộ.
Tuy nhiên, ông cũng đắn đo với kế hoạch này trước tình hình dịch ASF khó lường.
Trong khi đó, tại xã Nhơn Thạnh Trung (TP.Tân An, Long An), ông Nguyễn Hữu An cho biết, vừa bán 51 con heo với giá 5,5 triệu đồng/tạ.
Theo ông An, với giá tuần bán ra như hiện nay, bình quân mỗi con heo ông có lãi từ 2 – 2,5 triệu đồng.
Theo ông An, nếu như không có dịch ASF, ở những dãy chuồng heo vừa xuất heo bán, ông sẽ nhập lại khoảng 200 con heo giống về nuôi để cung cấp thị trường dịp cuối năm, nhất là Tết Nguyên đán.
Tuy vậy, cũng như ông Thời, hiện ông An khá băn khoăn có nên nhập heo về chăn nuôi hay tạm dừng một thời gian để dịch ASF lắng xuống.
Video đang HOT
Hiện, rất ít nông hộ nhỏ lẻ dám tái đàn heo.
Theo ông Nguyễn Tấn Hậu – Giám đốc Công ty TNHH Chăn nuôi Tám Do (Đồng Nai), tình hình nông dân ngại tái đàn heo là có thật, dù giá heo đang cao, thị trường Tết đang đến.
“Hiện, những nơi nông dân tái đàn là những trại heo có 200 – 300 nái. Họ tái đàn một phần cũng do có công ty sản xuất thức ăn đứng sau hỗ trợ. Nông hộ nuôi heo nhỏ lẻ rất ít dám tái đàn”, ông Hậu thông tin.
Được biết, hiện nay, trước dịch ASF, nhiều doanh nghiệp có trang trại heo giống đi kèm sản xuất thức ăn chăn nuôi có nhiều hình thức phối hợp người chăn nuôi.
Theo đó, công ty sẽ hợp đồng cùng hộ chăn nuôi bằng cách đưa heo con xuống cho hộ chăn nuôi và cung cấp thức ăn. Trong quá trình chăn nuôi nếu đàn heo bị nhiễm dịch ASF, công ty sẽ không lấy tiền heo con nhưng hộ chăn nuôi phải trả tiền thức ăn công ty cung cấp. Nếu chăn nuôi thành công, hộ chăn nuôi sẽ thanh toán tiền heo con lẫn thức ăn vào đợt xuất chuồng.
Theo ông Thời, mặc dù công ty có nhiều ưu đãi như thế, nhưng đa số hộ chăn nuôi đều ngập ngừng nhập heo con về nuôi mới, bởi dịch ASF đang diễn biến rất khó lường.
Cũng vì điều lo lắng này, mà hiện tại nhiều trại sản xuất giống heo có sức cung heo giống đang khá thấp, thậm chí “đóng băng”.
Ông Trần Quốc Thắng – Giám đốc HTX Tiên Phong (TP.HCM), chuyên cung cấp heo giống cho biết, lượng heo giống cung ứng cho thị trường hiện nay của HTX vẫn khá “nhỏ giọt”. “Nông dân rất ngại tái đàn heo vào thời điểm này vì sợ bị dịch bệnh tấn công”, ông Thắng chia sẻ.
Còn ông Hậu cho rằng trong tình hình hiện nay, việc tái đàn ở hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ nên tập trung phát triển đàn heo thịt vì sớm có nguồn thu. Hiện, heo giống có giá 100.000 – 115.000 đồng/kg.
“Người chăn nuôi nhỏ lẻ không nên đầu tư cho đàn heo nái vì đây là bài toán đầu tư lâu dài với sự chuyên nghiệp cao để tránh ASF”, ông Hậu cho biết.
Theo khuyến cáo, trong tình hình còn ASF, người chăn nuôi nhỏ lẻ không nên đầu tư cho đàn heo nái.
Riêng với tình trạng khan hiếm nguồn cung heo giống, ông Hậu cho rằng, Nhà nước nên tạo điều kiện cho doanh nghiệp chăn nuôi heo tiếp cận quỹ đất cũng như nguồn vốn đầu tư ưu đãi để phát triển đàn heo nái, sản xuất giống heo con cung cấp cho người chăn nuôi.
Hiện Bộ NN&PTNT đang tính đến các biện pháp bình ổn thị trường thực phẩm từ nay tới cuối năm, trong đó nóng nhất là mặt hàng thịt heo. Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT cũng khuyến cáo người dân nên thận trọng tái đàn heo, chỉ nên tái đàn ở những khu vực an toàn dịch bệnh ASF.
Theo Danviet
Nhanh chân thoát dịch tả heo châu Phi, bỏ chăn nuôi làm du lịch
Ông Võ Hữu Thời, Nông dân xuất sắc Việt Nam năm 2019 ở tỉnh Đồng Nai kể, việc bỏ chăn nuôi để làm du lịch trước khi dịch tả heo châu Phi tràn vào là quyết định sáng suốt. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch trãi nghiệm là kế hoạch đón đầu cơ hội mới từ sân bay Long Thành của lão nông Võ Hữu Thời.
Nông dân xuất sắc Việt Nam năm 2019 Võ Hữu Thời
Năm 2004, nông trại Thuận Thời được ông Võ Hữu Thời xây dựng lên từ hai bàn tay trắng. Bắt đầu đào ao thả cá, trồng tràm, cao su và nuôi heo; dần dần, ông Thời phát triển được trang trại rộng 17ha theo mô hình vườn - ao - chuồng.
Thành công lớn nhất của nông trại Thuận Thời là thời điểm hơn 10 năm trước, khi dịch lở mồm long móng hoành hành ở địa phương, ông Thời nghĩ đây là cơ hội lớn khi ai cũng sợ dịch nên để trống chuồng.
Thành công lớn của ông Thời là đầu tư nuôi heo khi nhiều người đang bỏ trống chuồng. Ảnh: Chí Tài
Sau đợt dịch, do thiếu nguồn cung, giá heo tăng từng ngày, ông Thời đã thắng và thành công luôn từ đó. Hồi mới nuôi heo, ông Thời chỉ có 20 con nái. Đến 2018, ông có tổng đàn 200 con nái với khoảng 2.000 con heo thịt.
Sau dịch lở mồm long móng lại tới dịch heo tai xanh nhưng nông trại của ông Võ Hữu Thời vẫn không hề hấn gì. Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học chính là nguyên nhân giúp ông Thời thắng lớn từ nuôi heo khi nhiều người thất bại.
Trước khi dịch tả heo châu Phi tràn vào, ông Thời bán toàn bộ 2.000 con heo để chuyển sang làm du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái.
Nhưng dịch tả heo châu Phi lại quá nguy hiểm. Giữa năm 2018, dịch tả heo châu Phu xuất hiện ở Trung Quốc, lăm le tiến xuống phía Nam. Ông Vũ Hữu Thời nghĩ, đã đến lúc phải bỏ con heo để khởi nghiệp mô hình mới...
Ông Thời kể ý tưởng về phát triển du lịch sinh thái vườn đã được ấp ủ từ lâu và chỉ được hiện thực hóa sau khi tham quan trang trại ở Thái Lan. Đến cuối năm 2018, ông Thời đã quyết định xuất bán toàn bộ số heo tại trại, khép lại hành trình 15 năm gắn bó nghề nuôi heo.
Sau chuyến học tập mô hình ở Thái Lan, ý định làm du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp được ông Thời hiện thực hóa
Đến tháng 2/2019, dịch tả heo châu Phi vào tới Việt Nam. Nhờ quyết đoán ngừng hẳn việc chăn nuôi heop từ trước đó nên nông trại Thuận Thời né được cơn tàn phá của đại dịch. Đây cũng là một quyết định táo bạo nữa mà nhiều người bảo ông Thời nhanh nhạy và may mắn.
"Thực ra tôi phải nghe ngóng thông tin, suy tính rất nhiều mới có quyết định dứt khoát như vậy. Hơn nữa, muốn làm du lịch sinh thái vườn thì mình phải ngừng nuôi heo" - ông Vũ Hữu Thời cho biết.
Ông Thời tự tin mô hình du lịch sinh thái sẽ thành công cùng với dự án sân bay Long Thành đang triển khai.
Hiện, toàn bộ nông trại đang được ông Vũ Hữu Thời dành ra 5ha đầu tư làm hạ tầng. Dự kiến, mô hình du lịch sinh thái của gia đình ông Thời sẽ hoàn thành đến năm 2025, kịp thời điểm hoàn thành sân bay Long Thành. Ông Thời cũng đang vận động thêm một số nông dân trong vùng cùng tham gia làm du lịch sinh thái, du lịch vườn với mình.
"Mình trực tiếp đi học mà không làm trước thì ai dám làm theo. Từ điều hành chung đến tự vác máy đi cắt cỏ, mình còn sức thì còn làm, không được nữa thì để lại thế hệ sau tiếp nối. Khởi nghiệp lại mô hình mới dù đã lớn tuổi, tôi rất tự tin vào thành công của dự án", ông Vũ Hữu Thời chia sẻ.
Theo Danviet
Phương án nghỉ Tết Canh Tý 2020: Hụt hẫng với đề xuất của Bộ LĐTB&XH Giữa tháng 9 Bộ LĐTB&XH mới trình phương án nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 để phê duyệt, song đề xuất hiện nay làm nhiều người khá hụt hẫng. Giữa tháng 9 Bộ LĐTB&XH mới trình phương án nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 để phê duyệt, song đề xuất hiện nay làm nhiều người khá hụt hẫng. Chiều 27/8, trao...