Nông dân làm du lịch
Xã Tam Ngọc (TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) hiện có hàng trăm nhà vườn, trong đó riêng thôn Thọ Tân có hàng chục hộ đầu tư trồng các loại cây ăn quả, nhiều hộ trồng độc canh cây bưởi, ổi, mận, mít, chè…
Ngoài việc tăng thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống, thời gian gần đây các hộ còn tham gia làm du lịch sinh thái…
Du khách được hướng dẫn lộ trình tham quan các nhà vườn.
Theo chân đoàn lãnh đạo TP Tam Kỳ trong chuyến đi trải nghiệm về làng du lịch sinh thái ở àng Cà Ban (thôn Thọ Tân, xã Tam Ngọc), chúng tôi tận mắt chứng kiến những khu vườn sum suê hoa trái. Qua 4 năm đầu tư trồng và chăm bón, năm 2020 gần 60 cây bưởi da xanh của gia đình chị Đoàn Thị Hoa đã cho thu hoạch lứa đầu tiên. Đây là động lực để gia đình chị Hoa tiếp tục đầu tư chăm bón mang tính chuyên nghiệp. Chị Hoa cho biết, sau 4 năm trồng và chăm bón cây bưởi sẽ cho quả mùa đầu, mỗi năm có 2 kỳ thu hoạch thường là vào dịp tháng giêng và tháng bảy, năng suất bình quân 60 trái/cây, giá thời điểm 60.000 đồng/trái. Chủ yếu là thương lái đến tận vườn để mua, chủ vườn không phải mang ra chợ bán lẻ như những năm trước đây.
Tuy diện tích đất ít hơn so với các hộ trong khu vực nhưng gia đình chị Ung Thị Quới cũng đã đầu tư trồng độc canh hơn 50 cây mận, mỗi năm cho thu hoạch 3 vụ. Đến mùa mận ra trái chín đỏ cành, khách tham quan du lịch không chỉ thích thú khi đến đây tham quan, check-in, không chỉ tạo nên những khuôn hình đẹp mê hồn mà còn tha hồ hái quả chấm muối ăn no bụng. Ông Nguyễn Quốc Oa, chủ sở hữu hơn 500 cây ổi, trong đó có 200 cây đang vào mùa thu hoạch. Mỗi năm thu hoạch hai lần, mỗi lần được 150 kg, giá thời điểm 15.000 đồng/kg. Riêng cây chè là một trong những loại cây khó trồng, giá trị kinh tế không cao nhưng hình dáng đẹp nên ông Nguyễn Xuân Hoàng giữ gìn và chăm bón được hơn 100 cây chè hơn 40 năm tuổi do cha ông trồng trước đây. Ông Hoàng cho biết, cây chè thu hoạch mỗi năm 2 lứa, thu nhập không bằng các loại cây ăn quả nhưng gia đình ông vẫn giữ gìn, chăm bón, tưới tiêu, thường xuyên cắt tỉa cành nhánh, bắt sâu bọ để cây chè phát triển. Đặc biệt, hệ thống tưới tiêu không chỉ bố trí khoa học mà còn phải bắt mắt thu hút lượng khách du lịch đến tham quan khu vườn chè của gia đình ông nói riêng và làng du lịch sinh thái Cà Ban nói chung ngày càng nhiều hơn.
Nhà vườn sinh thái ở làng Cà Ban.
Video đang HOT
Để hình thành được khu du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở làng Cà Ban như hiện nay, điều đầu tiên địa phương đã vận động nhân dân phá bỏ toàn bộ vườn tạp để trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu. Bên cạnh đó, địa phương cũng đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, nâng cao kỹ thuật trồng, chăm bón cây, bảo quản các loại quả… đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị, xây dựng môi trường cảnh quan thân thiện, sạch đẹp. Ông Đỗ Khoa- Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Thọ Tân cho biết, địa phương hiện đang tiếp tục vận động nhân dân phá bỏ vườn tạp để trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Mặt khác, tiếp tục xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, không ngừng nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích trồng cây ăn quả. Đồng thời phát huy tính cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó của bà con nông dân gắn liền với các lớp tập huấn, nâng cao kỹ thuật trồng, chăm bón và kỹ thuật tưới tiêu để cây trồng cho năng suất, chất lượng cao hơn.
Toàn xã Tam Ngọc hiện có hàng trăm nhà vườn trồng độc canh các loại cây ăn quả, trong đó vườn lớn nhất 3.000m2, nhỏ nhất 500m2. Trong số này phần đông đang vào mùa thu hoạch, mỗi năm thu nhập được hàng chục triệu đồng. Ngoài ra còn thu hút hàng trăm lượt du khách trong và ngoài địa phương đến tham quan, mua trái cây làm quà biếu. Tuy nhiên để phát triển mô hình theo hướng đa dạng và phong phú, mới đây ông Nguyễn Minh Nam- Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Tam Kỳ đã chỉ đạo các ngành chức năng giúp địa phương xây dựng đề án phát triển du lịch sinh thái tại làng Cà Ban. Trong đó cần đánh giá kỹ hiện trạng, ưu nhược điểm, lợi thế, các xu hướng phát triển du lịch để đề xuất giải pháp. Đồng thời nêu bật phương án thiết kế, quy hoạch kiến trúc cảnh quan các công trình du lịch, cơ chế chính sách, lộ trình thực hiện… để xây dựng mô hình du lịch sinh thái, dựa vào cộng đồng tại làng Cà Ban hiệu quả nhằm tạo ra sản phẩm du lịch, văn hóa trải nghiệm “độc đáo, khác biệt, nhất nước”.
Không chỉ có những mảnh vườn chuyên trồng các loại cây ăn quả theo quy cách, quanh năm sum suê hoa trái mà làng Cà Ban còn hình thành các nhà vườn sinh thái kiểu mẫu theo tiêu chí tường rào mềm, cổng hoa. “Ý Đảng, hợp lòng dân”, không chỉ giúp bà con nông dân có nguồn thu nhập cao, cải thiện cuộc sống mà còn góp phần tích cực vào việc phát triển du lịch sinh thái, dựa vào cộng đồng trong tương lai.
Cụ bà 92 tuổi cải tạo mảnh đất quê thành căn nhà vườn nên thơ trị giá 2 triệu USD
Qua bàn tay của cụ bà 92 tuổi, mảnh đất cằn cỗi nơi đỉnh đồi vùng ngoại ô nước Mỹ được biến hóa thành một ngôi nhà ven đồi nên thơ, xinh đẹp và vô cùng có giá trị.
Nếu có dịp ghé qua vùng ngoại ô nước Mỹ, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy ngôi nhà ven đồi nên thơ, xinh đẹp tựa như những câu chuyện cổ tích của nữ nhà văn, nghệ sĩ vẽ tranh minh họa Tasha Tudor. Ngôi nhà của bà được xây dựng theo lối kiến trúc cổ với những đường nét bình dị của gỗ, hòa vào nét vẽ bình yên của vườn tược, hoa cỏ. Tất cả tạo nên một khung cảnh nên thơ, gần gũi với thiên nhiên.
Cứ vào giữa tháng 6 hằng năm, bà Tasha sẽ tổ chức một bữa tiệc nhỏ ở sân vườn. Đây cũng là nơi gia đình và bạn bè của bà cùng nhau ngắm cảnh, nghe nhạc, khiêu vũ và nếm thử những món bánh thơm ngon.
Bà Tasha Tudor sinh năm 1915 tại thành phố Boston của Mỹ. Lên 9 tuổi, bố mẹ bà ly hôn, cũng từ lúc này, bà bắt đầu một cuộc sống dân dã nhưng vô cùng thú vị tại Redding - một thị trấn nhỏ phía tây nam Connecticut.
Tại đây, Tasha được tiếp xúc với văn học và nghệ thuật biểu diễn. Và cũng chính những năm tháng ở miền đất này đã nuôi lớn đam mê với nghệ thuật của bà, để rồi sau này, bà trở thành một nhà văn, nữ họa sĩ vẽ tranh nổi tiếng. Trong cuộc đời của mình, bà Tasha đã viết và vẽ minh họa cho gần 100 cuốn sách dành cho trẻ em.
Đến năm 1971, sau khi ly hôn nhiều năm và đã làm tròn trách nhiệm của một người mẹ, bà quyết định chuyển tới Vermont - miền quê hoang dã phía Đông Bắc Mỹ để an hưởng tuổi già. Bà đã mua một mảnh đất hẻo lánh trên đỉnh đồi. Với sự trợ giúp của con trai, bà làm nhà vườn và ngày ngày tận hưởng cuộc sống cùng với thiên nhiên, hoa cỏ.
Hàng ngày, bà thức dậy trong tiếng chim ca và làm việc giữa rừng hoa cỏ thơm ngát. Lúc nhàn rỗi bà chăm sóc gà, cừu, dệt vải, hái hoa, cắt cỏ và nấu những món ăn ưa thích. Cuộc sống bình dị nhưng trong tim bà luôn tràn ngập niềm vui và sự thoải mái, thong dong, tự tại.
Ngoài việc tận hưởng cuộc sống bình dị dân dã ở trên mảnh vườn quê, bà Tasha còn đi du lịch đến những nơi có cuộc sống khác biệt để lấy nguồn cảm hứng. Bà từng đến Nara, Nhật Bản, Anh, Pháp... tham quan các lâu đài cổ, ngắm những cảnh đẹp, cánh đồng hoa bất tận. Và rồi những cảnh đẹp trong tầm mắt đã được bà thể hiện trong những tác phẩm của mình.
Cả cuộc đời của nữ nhà văn, họa sĩ này, bà luôn sống hết mình và cố gắng thực hiện những điều bà yêu thích. Bà từng nói một câu khiến nhiều người phải suy ngẫm về cuộc đời, đó là: "Dù bạn bao nhiêu tuổi, đã vượt qua bao nhiêu khó khăn, chỉ cần biết bạn đã chọn con đường có đúng hay không, đó mới là ý nghĩa của cuộc sống".
Cứ thế, bà Tasha đã sống với lý tưởng đó với một cuộc đời đơn giản nhưng hạnh phúc cho đến khi qua đời vào ngày 18 tháng 6 năm 2008, hưởng thọ 92 tuổi. Ngôi nhà vườn của bà sau đó đã được định giá là 2 triệu đô la Mỹ. Dù về tiện nghi, ngôi nhà này có thể thua kém những không gian hiện đại thế nhưng sự an yên, tự tại của nó hẳn sẽ khiến nhiều người trầm trồ, mơ ước.
Nông dân Lạng Sơn tất bật thu hoạch na Chi Lăng Mỗi thúng na nặng trĩu gần nửa tạ được người dân Lạng Sơn lần lượt chuyển bằng xe máy, ròng rọc từ trên núi xuống qua lối đường mòn khúc khuỷu, cheo leo vách đá. Tháng 8 hàng năm là thời điểm vựa na Chi Lăng (Lạng Sơn) vào vụ, hàng trăm sọt na tươi theo ròng rọc xuống núi để kịp giờ...