Nông dân làm chủ kiến thức sẽ tự quyết định được việc làm của mình
Nghị quyết số 19 -NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh: gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hóa theo hướng “ nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh”.
Đặc biệt, nông dân vẫn luôn là chủ thể, trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Nhân dịp này, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã phỏng vấn bà Bùi Thị Thơm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam để có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả của phát triển nông nghiệp sinh thái cũng như vai trò quan trọng của Hội Nông dân Việt Nam
Anh Phạm Văn Hải, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm thành công từ mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng. Ảnh minh họa: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN
Sau hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, với sự nỗ lực, cố gắng của cả hệ thống chính trị, các lực lượng xã hội và sự hưởng ứng, chung tay góp sức của nhân dân, cả nước đã đạt được những thành tựu vượt bậc. Xin bà cho biết, vai trò của Hội Nông dân Việt Nam trong việc xây dựng nông thôn mới?
Hội Nông dân Việt Nam đã xác định và nhận thức đúng được vai trò của Hội là trung tâm nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc nông thôn mới, nên khi có phát động phong trào cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân Việt Nam đã phát động phong trào nông dân thi đua, tham gia xây dựng nông thôn mới.
Các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động để nông dân thấy rõ được ý nghĩa, vị trí và tầm quan trọng của phong trào; tuyên truyền cho cán bộ, hội viên nông dân đóng góp công sức, tiền của, hiến đất để làm đường xây dựng các công trình phúc lợi, đồng thời bảo vệ cảnh quan môi trường. Hội Nông dân Việt Nam đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế, tăng thu nhập, đặc biệt phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, hướng dẫn, vận động cho nhân dân liên kết hợp tác để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Đặc biệt, thời gian qua, Hội Nông dân các cấp cũng tham gia tích cực vào hoạt giám sát việc thực hiện các chính sách trong xây dựng nông thôn mới.
Hộ nông dân Hồ Văn Trọng ở thôn Tân Sơn, xã Nam Điền, huyện Thạch Hà đầu tư phát triển kinh tế theo tiêu chí Nông thôn mới. Xã Nam Điền đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2021. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Bà đánh giá như thế nào về những thay đổi của kinh tế nông nghiệp thời gian qua và tiềm năng của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay?
Có thể khẳng định rằng, kinh tế nông nghiệp thời gian qua đã có sự thay đổi rất lớn, chúng ta có những con số rất ấn tượng. Chỉ tính từ năm 2008 khi có Nghị quyết 26-NQ/TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho đến 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp tăng 2,94%/ năm; năng suất lao động nông nghiệp là 53,5 triệu/ trên người, tăng gấp 2 lần so với năm 2008; xuất khẩu nông sản cũng tăng gấp 8%/năm. Đặc biệt năm 2020 – 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 nhưng xuất khẩu đạt con số rất ấn tượng: Năm 2020 là 41,5 tỷ đô la Mỹ, năm 2021 là 46,8 tỷ đô la Mỹ và trong 7 tháng đầu năm nay là 32,3 tỷ đô la Mỹ, vượt 12% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn còn những hạn chế: Phát triển nông nghiệp của nước ta còn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm. Đặc biệt trong những năm gần đây, giá cả vật tư đầu vào tăng cao dẫn đến thu nhập của bà con thấp. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng có phần nào tác động đến nông nghiệp, một số nơi có tình trạng sử dụng đất nông nghiệp lãng phí và kém hiệu quả.
Tiềm năng phát triển nông nghiệp nước ta rất lớn, đất đai nông nghiệp hiện nay là gần 28 triệu ha, chiếm 84% tổng diện tích đất tự nhiên, là nguồn tài nguyên rất quan trọng góp phần vào việc thúc đấy phát triển nông nghiệp. Cùng với những lợi thế đất đai, khí hậu, địa hình đa dạng cũng là lợi thế để tạo ra số lượng nông sản và chủng loại đa dạng. Một điều quan trọng không thể không nhắc đến đó là người nông dân rất cần cù, chịu khó, năng động sáng tạo, mạnh dạn đổi mới, không cam chịu đói nghèo và vươn lên làm giàu, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.Với tất cả những lợi thế đó, những điểm mạnh đó đã thúc đẩy cho nông nghiệp của Việt Nam phát triển và có lợi thế rất là mạnh.
Hộ nông dân Nguyễn Đức Tài ở thôn Tân Sơn, xã Nam Điền, huyện Thạch Hà đầu tư phát triển kinh tế theo tiêu chí Nông thôn mới. Xã Nam Điền đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2021. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Nghị quyết 19-NQ/TW đặt ra mục tiêu rất cao về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Xin bà cho biết nhiệm vụ cụ thể của Hội Nông dân Việt Nam trong thời gian tới là gì?
Chúng tôi luôn xác định tiếp tục thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, trong đó có 7 nhóm giải pháp chính. Nhiệm vụ đầu tiên là phải tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục cho nông dân nắm được những nội dung, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là những yêu cầu đặt ra hiện nay.
Nhiệm vụ thứ hai là trang bị kiến thức cho nông dân thông qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn để tăng cường năng lực cho nông dân. Người nông dân làm chủ kiến thức sẽ tự quyết định được con đường cho mình.
Video đang HOT
Nhiệm vụ thứ ba là tổ chức thật tốt và có hiệu quả các dịch vụ tư vấn, dạy nghề, hỗ trợ, tạo việc làm cho nông dân.
Nhiệm vụ thứ tư là phải chăm lo thường xuyên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người nông dân, phát huy được vai trò là cầu nối giữa Đảng và nông dân; phải thực sự là tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho hội viên.
Nhiệm vụ thứ năm là tăng cường mở rộng các hoạt động về đối ngoại và hợp tác quốc tế để khai thác các nguồn lực, hỗ trợ cho nông dân phát triển kinh tế, xây dụng nông thôn mới.
Nhiệm vụ thứ sáu là xây dựng hội vững mạnh, tập hợp đoàn kết nông dân tham gia tổ chức Hội, vào Hội; đẩy mạnh thành lập các chi tổ hội nghề nghiệp; không ngừng đổi mới nội dung hoạt động, lấy quyền và lợi ích thiết thân của nông dân làm mục đích hoạt động của Hội.
Nhiệm vụ giải pháp cuối cùng, rất quan trọng, đó là phải làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, tăng cường phối hợp với chính quyền, các cơ quan tổ chức, các doanh nghiệp, các hiệp hội để tạo ra những cơ chế, khai thác những nguồn lực, kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi để Hội Nông dân các cấp thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm càng xanh, mang lại hiệu quả rõ rệt. Ảnh minh họa: Huỳnh Phúc Hậu/TTXVN
Với vai trò là tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích của nông dân, xin bà cho biết Hội Nông dân Việt Nam có những kiến nghị, đề xuất gì để giải quyết tốt vấn đề này?
Có bốn nội dung chính mà chúng tôi mạnh dạn kiến nghị. Thứ nhất là đề nghị với Đảng xây dựng Nghị quyết chuyên đề để xây dựng Hội Nông dân Việt Nam và giai cấp nông dân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa quốc tế.
Thứ hai, đề nghị với Chính phủ tạo cơ chế, chính sách, nguồn lực kinh phí để giúp cho các cấp Hội thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, đó là tổ chức đại diện cho giai cấp nông dân để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho nông dân, chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của nông dân.
Hội Nông dân Việt Nam kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, các cấp chính quyền, phối hợp tạo điều kiện cho Hội Nông dân các cấp được thực hiện và phối hợp thực hiện các chương trình, dự án, phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng ngay trên địa bàn của mỗi địa phương.
Mong muốn cuối cùng là đề nghị Chính phủ tạo cơ chế về nguồn lực, kinh phí để Hội Nông dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nông dân các kiến thức, đào tạo nghề, nâng cao trình độ tay nghề cho người nông dân.
Cuối cùng, tôi vẫn muốn khẳng định lại rằng, chỉ khi người nông dân có kiến thức, có đủ tri thức mới có thể quyết định được việc làm của mình để nâng cao đời sống cho chính bản thân nông dân, cho gia đình và góp phần vào xây dựng quê hương đất nước giàu mạnh.
Trân trọng cảm ơn bà!
Sửa đổi linh hoạt chính sách về sử dụng đất để thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn
Ngày 17/2, Bộ NNPTNT tổ chức Họp báo Công bố Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Nhiều ý kiến cho rằng, để các mục tiêu của Chiến lược hoàn thành, tháo gỡ những nút thắt về đất đai rất quan trọng.
Nhiều điểm mới mang tính đột phá của chiến lược
Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Chiến lược) được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký tại Quyết định số 150/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, Chiến lược đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 - 3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 - 6%/năm; mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 5 - 6%/năm...
Đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp hàng đầu thế giới với ngành công nghiệp chế biến nông sản hiện đại, hiệu quả, thân thiện với môi trường.
Nông thôn Việt Nam không còn hộ nghèo và trở thành "nơi đáng sống" văn minh, xanh, đẹp.
Các chính sách về sử dụng đất đai sẽ cần được sửa đổi linh hoạt để đảm bảo thực hiện các mục tiêu chiến lược. Ảnh: P.V
Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, với mục tiêu trên, ngành nông nghiệp sẽ phải đổi mới tư duy sản xuất. Đó là chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tập trung vào nâng cao giá trị, hiệu quả, đa dạng theo chuỗi giá trị phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chuyển từ phát triển đơn ngành sang tích hợp đa ngành, từ "đơn giá trị" sang "tích hợp đa giá trị"...
Hướng nông nghiệp xanh, nông nghiệp sinh thái bằng việc áp dụng đồng bộ các quy trình, công nghệ; sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người.
Ngành nông nghiệp sẽ hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu cầu thị trường.
Theo đó, ngành nông nghiệp tiếp tục cơ cấu lại theo 3 trục sản phẩm: quốc gia, cấp tỉnh và địa phương và theo lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; cùng với đó là tăng cường chế biến, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới tổ chức thể chế của hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp, hiệp hội, hội.
Ngành nông nghiệp sẽ chuyển mạnh từ xây dựng các chuỗi cung ứng nông sản sang phát triển các chuỗi giá trị ngành hàng.
Ưu tiên hoàn chỉnh chuỗi giá trị cho các ngành hàng chủ lực của các địa phương. Từ các vùng chuyên canh hàng hóa quy mô lớn của các nông sản chủ lực phát triển hợp tác xã, giảm các khâu trung gian, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp chế biến, thương mại lớn để hình thành chuỗi giá trị.
Toàn cảnh Họp báo Công bố Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: P.V
Về phát triển thị trường, đảm bảo đầu ra cho nông sản thì thị trường trong nước sẽ cần đổi mới hệ thống phân phối nông sản; kết nối hệ thống chế biến, phân phối và bán lẻ hiện đại, truyền thống với các chuỗi cung ứng nông sản và gắn với các vùng chuyên canh. Hình thành hệ thống chợ đầu mối gắn với chuỗi logistics ở các vùng trọng điểm sản xuất nông sản.
Với thị trường xuất khẩu, ngành chủ động phát huy cơ hội của các hiệp định thương mại tự do để giữ ổn định các thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới, tránh lệ thuộc vào một vài thị trường.
Đổi mới chính sách về đất nông nghiệp
Để hiện thực hóa chiến lược phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, trước hết phải thống nhất từ nhận thức đến hành động và sự vào cuộc chủ động, tích cực, quyết liệt từ Chính phủ, các bộ, ban, ngành, đoàn thể, hiệp hội, doanh nghiệp, HTX, bà con nông dân; đặc biệt là chính quyền địa phương các cấp. Cùng với đó là cơ chế chính sách phù hợp, đột phá.
Theo ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, các chính sách về sử dụng đất đai sẽ cần được sửa đổi linh hoạt, phát triển thị trường giao dịch, thúc đẩy tập trung đất đai. Về tín dụng, phát triển tín dụng chính thức cho hộ doanh nghiệp, hợp tác xã; tín dụng theo chuỗi.
Đồng thời, hạ tầng sẽ được đầu tư cơ bản cho vùng sâu vùng xa. Điển hình như việc phát triển hạ tầng thủy lợi phải đảm bảo đa mục tiêu, cho thủy sản, lâm nghiệp.
Hạ tầng thương mại như: xây dựng hệ thống chợ, trung tâm đầu mối; hạ tầng logistics: cầu cảng, trung tâm kết nối vùng, giao thông kết nối vùng chuyên canh.
Ngành cũng sẽ hình thành hệ thống các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành hàng chiến lược, liên kết với nông dân thông qua kinh tế hợp tác.
Phát triển hệ sinh thái ngành hàng; trong đó doanh nghiệp đầu tầu đảm bảo vai trò hạt nhân; phát triển hợp tác xã với chuỗi giá trị; đồng thời đổi mới, nâng cao vai trò của hội, hiệp hội...
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ NNPTNT cho rằng, cần thiết phải có những đột phá trong chính sách liên quan đến đất đai.
"Chúng ta nên hình thành các trung tâm giao dịch đất nông nghiệp để đẩy mạnh tập trung đất đai. Trung Quốc đã có trung tâm như thế này, đất nông nghiệp không sử dụng được đưa lên hệ thống, doanh nghiệp nào cần trung tâm sẽ kết nối cho doanh nghiệp và nông dân gặp nhau" - ông Việt nói.
Theo ông Trần Công Thắng, trong giai đoạn mới nếu muốn nâng cao quy mô sản xuất, nâng cao vị thế của người nông dân, hiệu quả thì bắt buộc phải hợp tác.
Với nông dân thì kinh tế hợp tác, tổ hợp tác, các câu lạc bộ... là mô hình tốt đã được khẳng định thì cần thúc đẩy phát triển hơn. Việc phát triển theo chuỗi liên kết không chỉ với ngành hàng chủ lực mà kể cả ngành hàng nhỏ có lợi thế của địa phương để chuyển theo hướng từ sản lượng sang chất lượng, hiệu quả cao hơn.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp đặt ra yêu cầu nhất định về khả năng tiếp cận, trình độ ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.
Ngành sẽ phải tận dụng tối đa nguồn lực hiện hữu để từng bước xây dựng nền nông nghiệp hiện đại năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao.
Nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người nông dân và dân cư nông thôn.
Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn xanh, sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo.
Bước đột phá chiến lược để phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững Nông nghiệp đã duy trì được tăng trưởng và phát triển khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực trong mọi tình huống và an toàn thực phẩm. Mô hình trang trại thông minh Delco Farm (xã Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Ảnh: Minh Quyết/TTXVN Chiến lược...