Nông dân khốn đốn vì nước tưới ô nhiễm nghiêm trọng
Ngày 24.10, ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết vừa có văn bản báo cáo UBND TP.Đà Lạt và các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng về tình trạng hồ thủy lợi Phát Chi bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hồ Phát Chi chuyển sang màu xanh do ô nhiễm
Thời gian gần đây hồ thủy lợi Phát Chi, xã Trạm Hành, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), xuất hiện tảo lam chuyển sang màu xanh và bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sản xuất rau hoa.
Ông Nguyễn Hữu Âu, Chủ tịch UBND xã Trạm Hành cho biết hồ này mới tích nước hơn 1 năm nay nhưng đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cách đây một tuần, người dân đến UBND xã phản ánh nhà máy rượu của Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng xả nước thải đen ngòm, bốc mùi hôi thối ra suối và chảy vào hồ.
Do đó, ngày 21.10, Trung tâm Quản lý đầu tư và khai thác công trình thủy lợi Đà Lạt (đơn vị chủ quản hồ Phát Chi), cùng UBND xã Trạm Hành tiến hành kiểm tra hồ chứa nước Phát Chi, đồng thời lập biên bản ghi nhận phản ánh của người dân xung quanh việc hồ bị ô nhiễm.
Ông Trần Dũng, tổ 6 (Phát Chi) phản ánh: “Khi Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng xả nước thải, nước có màu đen, mùi hôi nồng nặc chảy vào hồ, tôi không thể tưới cho hoa và cà phê, ảnh hưởng đến kinh tế của gia đình”.
Ông Nguyễn Hữu Dương, có vườn hoa đồng tiền 1.500 m2 dưới cửa đập nước Phát Chi, cho biết khoảng 3 tháng nay nước hồ chuyển màu xanh, bốc mùi hôi nồng nặc. “Gia đình tôi không có nguồn nước nào khác phải dùng nước hồ tưới cho hoa, vườn hoa bị nấm bệnh lạ, phun thuốc bảo vệ thực vật cũng không có hiệu quả”, ông Dương cho biết thêm.
Video đang HOT
Tảo lam xuất hiện bốc mùi hôi thối ngày càng nhiều tại hồ Phát Chi
Tương tự, hộ ông Mã Văn Đức có 7.000 m2 atisô cạnh hồ Phát Chi do tưới nước hồ bị ô nhiễm đang bị nấm bệnh lá chuyển sang màu vàng. Ông Đức cho biết thời gian gần đây hồ ô nhiễm nặng làm cá chết và dạt vào bờ hồ.
Trưởng thôn Phát Chi, ông Lê Huy Ban, khẳng định: “Phản ánh của người dân là đúng sự thật. Không những nguồn nước hồ ô nhiễm nghiêm trọng mà còn bốc mùi hôi thối. Đề nghị cơ quan chức năng sớm giải quyết để nông dân có nguồn nước tưới phục vụ sản xuất, bảo đảm sức khỏe cộng đồng dân cư gần khu vực nhà máy của Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng”.
Không chỉ vậy, tại kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa 8 vừa qua, cử tri xã Trạm Hành cũng đã phản ánh, nhà máy sản xuất của Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng thường xuyên xả nước thải ra môi trường, gây ô nhiễm trong vùng, nhưng vẫn chưa khắc phục.
Vườn hoa của ông Nguyễn Hữu Dương bị nấm bệnh hoành hành do tưới nước hồ bị ô nhiễm
Theo giải trình của cơ quan chức năng, nhà máy sản xuất rượu vang Đà Lạt của Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng, nằm trong cụm công nghiệp Phát Chi, hoạt động từ năm 2012, đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, được Sở TN-MT Lâm Đồng cấp giấy xác nhận. Năm 2014, các ngành liên quan đã tiến hành thanh tra và kết luận, công ty thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định. Tuy nhiên, qua phản ánh của người dân, UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ.
Ngày 23.10, ông Phạm văn Anh, Phó tổng giám đốc Công ty CP Thực phẩm Lâm Đồng cho biết: “Chúng tôi được cấp phép xả nước thải 300 m3/ngày đêm, nhưng chỉ mới xả khoảng 120-150 m3/ngày đêm. Sở TN-MT Lâm Đồng đến kiểm tra mẫu nước xả thải từ nhà máy đều đạt các thông số qui định”.
Cũng theo ông Anh, nguyên nhân gây ô nhiễm hồ do nhiều nguồn nước thải khác nhau, không phải chỉ của công ty. “Chúng tôi mong Sở sớm xác minh làm rõ nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước hồ Phát Chi tránh gây tiếng xấu cho công ty chúng tôi”, ông Anh nói.
Còn ông Nguyễn Hữu Âu khẳng định khu công nghiệp Phát Chi hiện chỉ có Công ty CP thực phẩm Lâm Đồng hoạt động và có giấy phép xả nước thải, còn một đơn vị khác trong khu công nghiệp chỉ chuyên trồng hoa tươi.
Theo ông Nguyễn Hữu Âu, hồ Phát Chi đang phục vụ tưới tiêu cho khoảng 140 ha cây trồng gồm chè ô long, cà phê, các loại rau hoa, atisô… nhưng nay nguồn nước bị ô nhiễm đã ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Trong tương lai hồ này sẽ được sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân hai xã vùng ven của Đà Lạt là Trạm Hành và Xuân Trường
Lâm Viênthực hiện
Theo Thanhnien
Sống khổ bên mương thối
Nhiều năm qua, người dân tổ dân phố 4, P.Ninh Hiệp, TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa) liên tục phản ảnh về việc mương thủy lợi chảy qua khu dân cư bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa có hướng xử lý triệt để.
Mương nước ngập rác gây ô nhiễm - Ảnh: Nguyễn Chung
Anh Chung Gia Phúc, 43 tuổi, một người dân địa phương, bức xúc: "Mương thủy lợi nhưng rác thải luôn ùn ứ, nhiều hôm xác chết động vật nổi lềnh bềnh. Trời mưa còn đỡ, trời nắng thì bốc mùi hôi thối khủng khiếp. Nhà tôi có người già 80 tuổi và cháu nhỏ nên lúc nào cũng phải đóng cửa im ỉm".
Theo anh Phúc, người dân đã nhiều lần phản ảnh tình trạng ô nhiễm tại đoạn mương này, nhưng lâu lâu mới thấy cơ quan chức năng cử người đến vớt rác.
Bà Võ Thị Ngọc Huệ, 55 tuổi, than phiền: "Tôi bị hen suyễn, viêm xoang, mới đi chữa bệnh, xuất viện được vài ngày, bác sĩ nói về nhà nằm dưỡng bệnh mà ngay trước nhà là mương thối thế này thì sao khỏe được ?".
Chúng tôi đến đoạn mương nói trên để ghi nhận thực tế. Mương nước chạy dọc theo khu dân cư, không có nắp đậy. Càng đến gần, mùi hôi thối bốc lên càng tởm lợm. Dọc mương nước, UBND P.Ninh Hiệp cho cắm nhiều tấm biển ghi "Vì môi trường xanh-sạch-đẹp: Không vứt rác bừa bãi", thế nhưng nước mương thì đen ngòm, đủ các loại rác rưởi nổi lềnh bềnh. Người dân ở đây nói rằng họ không biết rác từ đâu cứ dồn ứ về đây.
Bởi dân sống tại khu vực này đóng tiền rác hàng tháng, các gia đình luôn thu gom rác sinh hoạt để ra khu vực quy định, sau đó công nhân vệ sinh đến dọn. Cách đây không lâu, mương này còn xuất hiện hàng ngàn con cá chết trắng, bốc mùi hôi tanh trong nhiều ngày liền. Sau khi người dân phản ảnh, cơ quan chức năng mới cử người đến xử lý. Tuy nhiên, được một thời gian ngắn thì tình trạng ô nhiễm lại tái diễn.
Ông Nguyễn Văn Lanh, Chủ tịch UBND P.Ninh Hiệp, cho biết mương thủy lợi nói trên bắt nguồn từ đập Bảy Xã, chảy qua nhiều xã, phường. Do chảy qua nhiều vùng đồng ruộng và khu dân cư, nên cả rác thải sinh hoạt và xác động vật từ phía thượng nguồn dồn dập trôi xuống. Đoạn qua tổ dân phố 4 thì rất hẹp, chỉ 0,8-1 m nên thường bị ứ rác thải. Ông Lanh thừa nhận việc người dân sống gần mương thủy lợi bức xúc là chính đáng. Tuy nhiên, việc xử lý triệt để tình trạng ô nhiễm đối với phường là rất khó.
"Phường đã kiến nghị Phòng TN-MT TX.Ninh Hòa có hướng xử lý triệt để, hiệu quả hơn; đồng thời phường sẽ tăng cường công tác thu gom, vớt rác thải tại khu vực nói trên. Tuy nhiên, chúng tôi cũng mong người dân ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, không xả rác xuống mương này", ông Lanh nói.
Về ý kiến của người dân cho rằng phường xây dựng rào chắn ngang con mương đoạn qua tổ dân phố 4, khiến rác ùn ứ, gây ô nhiễm, ông Lanh cho biết rào chắn tại khu vực này là cần thiết, bởi nếu không làm rào chắn thì rác thải sẽ chảy tuột hết xuống các địa phương khác phía hạ nguồn và phát tán ra đồng ruộng, rất khó thu gom. "Tuy nhiên, phường sẽ nghiên cứu, sớm tìm giải pháp tốt nhất để khắc phục tình trạng ô nhiễm tại đây", ông Lanh nói.
Nguyễn Chung
Theo Thanhnien
Phạt công ty chế biến cà phê gây ô nhiễm gần 346 triệu đồng Chiều 27.5, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Hồ Phượng, thôn Srê Đăng, xã N'Thol Hạ, H.Đức Trọng, tổng số tiền 346.900.000 đồng vì có hành vi xả chất thải chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường. Cá người dân nuôi ở hồ Crê Đăng bị chết hàng loạt Theo quyết định trên, Công...