Nông dân “khóc đứng khóc ngồi” vì bò sữa
Những năm trở lại đây, ở Lâm Đồng, sự phát triển ồ ạt, thiếu tính định hướng của nghề chăn nuôi bò sữa đã khiến người chăn nuôi đang phải lãnh hậu quả nặng nề.
Vay ngân hàng, cắm sổ đỏ mua bò sữa giống
Tìm đến xã Hiệp Thành, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) một trong những vùng có nhiều hộ dân nuôi bò sữa, hiện tượng ồ ạt nuôi bò sữa đang đẩy người dân nơi đây vào cảnh điêu đứng vì lo trả lãi ngân hàng.
Anh Phạm Văn Tình, một người chăn nuôi bò sữa ở thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thành (Đức Trọng) cho biết, anh đã thế chấp 2.000m2 đất thổ cư để vay ngân hàng 500 triệu đồng về mua bò sữa giống. Thời điểm này bò sữa đang “sốt” nên giá mỗi con giống cũng tăng cao, 75 triệu đồng/con.
Khốn khổ vì bò sữa
Mỗi ngày đàn bò sữa (5 con) của gia đình anh Tình cho khoảng 100 lít sữa, để tiêu thụ được sữa, hàng ngày gia đình anh phải đem sản phẩm thô bán lẻ cho các hộ làm sữa chua trên địa bàn các huyện với giá thành thấp, số lượng khiêm tốn. “Có những ngày mưa, sữa không bán được phải đem đổ nhưng mỗi tháng gia đình tôi phải trả lãi suất cho ngân hàng là 5 triệu đồng” – anh Tình buồn bã nói.
Cũng hiện trạng trên, gia đình Phạm Văn Hiếu cùng trú tại thôn Bồng Lai, cậu sinh viên vừa tốt nghiệp Trường Đại học Yersin Đà Lạt. Sau khi ra trường, Hiếu được hỗ trợ 90 triệu đồng từ dự án “Khởi nghiệp kinh doanh” với đề tài “Chăn nuôi bò sữa tại địa phương” của một tổ chức phi chính phủ Pháp thông qua trường Đại học Yersin tổ chức.
Sau khi đi tập huấn các lớp nuôi bò sữa, Hiếu đã mạnh dạn vay thêm của gia đình 200 triệu đồng để thực hiện hoài bão làm giàu trên quê hương mình. Nhận thấy con trai có quyết tâm tu nghiệp, chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ, đã thế chấp mảnh đất gia đình đang ở để vay tiền ngân hàng cho cậu con trai đầu tư chăn nuôi bò.
Ngay khi có tiền dự án và gia đình cho vay, Hiếu tập trung vào xây dựng chuồng trại, sắm máy vắt sữa và bắt bò giống về nuôi. Hiện tại bò sữa đã cho sản phẩm, nhưng gia đình Hiếu chưa ký được bất kỳ hợp đồng nào của các công ty thu mua sữa. Sữa bò chỉ bán lẻ được một ít, còn lại đem cho hàng xóm, có hôm để tủ đông lạnh rồi gửi xuống Sài Gòn cho anh em họ hàng dùng. Hiện tại, mỗi tháng Hiếu phải trả lãi ngân hàng hơn 2 triệu đồng. “May mà nhà em còn làm thêm cà phê để bù lỗ chứ nhiều hộ dân ở đây chỉ trông vào nuôi bò sữa thì còn khốn khổ hơn” – Hiếu chia sẻ.
Video đang HOT
Với thực trạng trên, hiện nay những gia đình chăn nuôi bò sữa mới phát sinh sau, chưa ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm sữa với bất kỳ doanh nghiệp nào đang lâm vào tình trạng “khóc đứng, khóc ngồi” khi không thể tìm kiếm được đầu ra ổn định cho sản phẩm sữa.
“Ế” sữa bò
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, hiện nay toàn tỉnh Lâm Đồng có trên 13.300 con bò sữa, tăng 74% so với năm 2013, sản lượng sữa tươi đạt gần 40.500 tấn, tăng trên 45%. Đàn bò và lượng sữa tăng vượt tầm kiểm soát đã khiến người chăn nuôi mới phát sinh lâm vào cảnh khốn khó.
Được biết, Lâm Đồng hiện có 3 doanh nghiệp đang thu mua sữa thô cho người chăn nuôi là Vinamilk, Cô Gái Hà Lan và Đà Lạt milk. Hiện những doanh nghiệp này đang thu mua cho những gia đình trước đó đã ký hợp đồng với giá từ 11.500 – 14.000đ/lít.
Sữa không bán được, đành đem cho người thân hoặc đổ bỏ.
Tuy nhiên, hiện tại cả 3 công ty trên đều không có nhu cầu ký thêm hợp đồng thu mua sữa mới mà đang siết chặt quản lý chất lượng sữa, vì vậy mới dẫn đến tình trạng “ế” sữa bò và người dân hai xã Tu Tra và Đạ Ròn thuộc huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) phải đổ bỏ hàng ngàn lít sữa tươi.
Hiện tại, tình trạng đổ sữa tươi ra đường không còn nữa, lãnh đạo địa phương và các công ty thu mua sữa đang vận động bà con bình tĩnh lại, không nên đổ bỏ sữa và cũng đang tìm hướng giải quyết, để tiêu thụ lượng sữa dư cho nông dân thoát khỏi cảnh khốn đốn.
Ngọc Hà
Theo Dantri
Người dân khổn đốn vì nước thải bẩn
Những ngày qua nhiều hộ dân ở huyện Đức Trọng khốn khổ vì mùi hôi thối thải ra từ Công ty TNHH Hồ Phượng chuyên chế biến cà phê tươi, mức độ ô nhiễm ngày càng nặng hơn khiến người dân phải nhờ đến sự can thiệp của chính quyền.
Hiện nay trên đại bàn các các thôn C'rê Đăng, Bon Rơm và Lạch Tông thuộc xã N'Thôn Hạ huyện Đức Trọng ( Lâm Đồng) người dân rất bức xúc việc Công ty TNHH Hồ Phượng xả thải ra môi trường, khiến cho nguồn nước cũng như không khí nơi đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.
"Cách đây vài tuần, khoảng 300kg cá của gia đình tôi đột nhiên lăn ra chết trắng chỉ trong một đêm, giếng nước của gia đình thì nước đen ngòm không thể dùng được, sực mùi hôi từ chất thải cà phê", Ông Hoàng Văn Hải, thôn S'rê Đăng, xã N' Thol Hạ, huyện Đức Trọng bức xúc cho biết.
Ông Hải cũng cho biết thêm, hơn một tháng nay vì nước trong giếng nhà ông bị nhiễm "bẩn" nên gia đình ông phải đi xin nước từ các hộ cách đó cả chục cây số về dùng, không chỉ nguồn nước bị ô nhiễm mà mùi hôi thối nồng nặc thế này rất khó chịu ảnh hướng lớn đến đời sống của bà con chúng tôi nơi đây, đặc biệt là trẻ con "chúng phát bệnh vì mùi ôi thối nồng nặc quá".
Nước trong ao gia đình ông Hoàng Văn Hải đem ngòm cá chết theo hàng loạt
Anh Nguyễn Văn Trường, một người dân sống ở khu vực bị ảnh hưởng cho biết, gia đình anh có 3 con nhỏ, do mùi hôi thối bốc ra nồng nặc, anh phải thuê trọ ở thị trấn Liên Nghĩa (Đức Trọng, Lâm Đồng) cho các con ăn học, ban ngày chúng tôi vẫn ở nhà trong xã để sản xuất nông nghiệp, tối trở ra thị trấn với các con.
Trước thực tế đó, nhiều bà con quanh khu vực công ty này sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con trẻ, đã có nhiều gia đình có con nhỏ dưới 10 tuổi mang đi gửi người quen trên thị trấn Liên Nghĩa, có gia đình còn thuê trọ nơi khác để ở vì có còn quá nhỏ.
Bể chứa nước thải của Công ty TNHH Hồ Phượng
Bà Đinh Nguyễn Thùy Dung, Phó giám đốc điều hành nhân sự công ty TNHH Hồ Phượng thừa nhận, về phía Công ty có đê chất thải chưa qua xử lý chảy ra môi trường bên ngoài nhưng đó là do sự cố.
"Ngày 8/12 vừa qua, do bể chứa nước thải bị vỡ nên nước thải đã đẩy tự do ra ngoài. Ngay sau sự cố đó, Công ty chúng tôi đã tiến hành khắc phục bằng việc gia cố và xây thêm bể chứa nước thải mới", bà Dung cho biết thêm.
Khu vực bên trong bể nước thải Công ty TNHH Hồ Phượng là một màu đen ngòm
Cũng thực trạng trên, như trước đây Dân trí đã phản ánh, Công ty bia rượu Đà Lạt Dalatbeco xả thải bẩn ra hồ Dã Chiến. Khoảng giữa tháng 12 năm 2014, nhiều hộ dân sống quanh khu vực hồ Dã Chiến, thấy dòng nước từ màu xanh chuyển sang đen ngòm bất thường, cá trong hồ chết nổi trắng trên mặt nước.
Ngay sau khi nhận được phản ánh, Sở Tài nguyên và Môi trưởng huyện Đức Trọng đã xuống kiểm tra và xác nhận nước hồ S'rê Đăng có màu đen bất thường, nhiều vị trí nước có màu đồng đen, bốc mùi hôi thối giống như mùi nước thải từ cà phê. Đoàn này có kiểm tra thêm gần 5 ha hoa màu có người dân và xác định có dấu hiệu chết bất thường do dùng nước tưới từ hồ C'rê Đăng.
Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng cũng đã xuống tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện nhiều lỗi vi phạm ở Công ty TNHH Hồ Phượng. Cụ thể, Công ty này chưa có giấy phéo xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn không phát hiện công ty xả thải trực tiếp ra môi trường.
Tuy nhiên, qua kiểm tra thực tế, đoàn lại ghi nhận thấy có dấu hiệu công ty xả nước thải chưa qua xử lý. Theo đó, phía sau điểm xả thải của công ty có nhiều vệt đen khô đọng lại dọc bờ kênh thủy lợi. Qua đó, đoàn Sở nhận định nước thải đã qua xử lý của Công ty TNHH Hồ Phượng vẫn có màu đen và có mùi đặc trưng của nước thải chế biến cà phê chưa qua xử lý.
Được biết, năm 2012, Công ty TNHH Hồ Phượng cũng bị UBND huyện Đức Trọng xử phạt 14.500.00 đồng về hành vi liên quan tới hoạt động xử lý nước thải.
Ngọc Hà
Theo Dantri
Hai nữ sinh trường chuyên treo cổ tự vẫn Sáng ngày 11/12, cơ quan chức năng đã bàn giao thi thể em Nguyễn K.L. và Trần Phan M.P. cho gia đình đưa về lo hậu sự. Khu vực nhà trọ nơi 2 em nữ sinh treo cổ tự vẫn Thông tin ban đầu cho biết, sáng sớm ngày 11/12, chủ nhà trọ trên đường Hoàng Văn Thụ, TP Đà Lạt (Lâm Đồng),...