Nông dân Hưng Yên đã dùng công nghệ Nano chăm sóc nhãn
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Văn Doanh (ảnh)- Giám đốc Sở NNPTNT Hưng Yên khẳng định, thông tin về việc nhãn nhúng lưu huỳnh là hoàn toàn bịa đặt và hiện nông dân trong tỉnh đã áp dụng công nghệ Nano vào chăm sóc nhãn.
Vừa qua, có một số bài báo viết về hiện tượng nhãn nhúng lưu huỳnh, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
- Đó là thông tin hoàn toàn thiếu căn cứ, trước sức ép dư luận, các báo đó đã phải đính chính và xin lỗi tỉnh Hưng Yên. Chúng tôi cũng đã có văn bản gửi đến các cơ quan truyền thông nói rõ việc này. Thực tế, thị trường EU, Mỹ vẫn chấp nhận xông khói lưu huỳnh với ngưỡng nhỏ hơn 0,02% để chống nấm mốc cho nhãn. Cũng cần lưu ý là xông khói và nhúng là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.
Ở Hưng Yên không có chuyện nhúng nhãn vào lưu huỳnh, nông dân trên địa bàn hiện đã áp dụng công nghệ Nano bạc vào chăm sóc nhãn, nghĩa là khi quả nhãn bằng hạt đỗ đã được phun chế phẩm Nano giúp tránh nấm mốc, giữ mã đẹp.
Công nghệ Nano cũng được coi là giải pháp để phát triển nông nghiệp sạch và bền vững với hai nhóm cơ bản: Các chế phẩm Nano có vai trò bổ dung dinh dưỡng cân đối, đầy đủ theo từng giai đoạn phát triển của cây, thúc đẩy mầm hoa, tăng tỷ lệ đậu quả và nhóm chế phẩm Nano có vai trò phòng và đặc trị bệnh do nấm.
Vụ nhãn năm nay được đánh giá là được mùa nhất từ trước đến nay, vậy Hưng Yên đã có những chuẩn bị gì để đẩy mạnh tiêu thụ, thưa ông?
- Có thể nói, năm nay các kế hoạch tiêu thụ nhãn được Hưng Yên lập từ rất sớm vì sản lượng nhãn được dự báo tăng đột biến. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh tiêu thụ, quảng bá, kêu gọi các doanh nghiệp lớn tiêu thụ nhãn cho bà con.
Hiện đã có hệ thống siêu thị BigC, Co.opmart, Fivimart, Hapro, Vinmart, Công ty Xuất nhập khẩu An Việt… cam kết tiêu thụ nhãn Hưng Yên, phân phối chính thức nhãn Hưng Yên vào hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng trong cả nước. Đáng chú ý, đây cũng là năm đầu tiên Công ty cổ phần suất ăn hàng không Nội Bài sẽ đưa nhãn Hưng Yên phục vụ trên các chuyến bay trong nước và quốc tế của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam…
Ngoài ra, chúng tôi cũng tổ chức các sự kiện xúc tiến tiêu thụ, hội nghị kết nối cung cầu tiêu thụ nhãn và các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Trong hội nghị kết nối cung cầu, tiêu thụ nhãn tổ chức ngày 12.8, chúng tôi cũng mới khoảng 50 – 60 doanh nghiệp Trung Quốc sang ký thỏa thuận tiêu thụ nhãn. Chúng tôi hy vọng, các doanh nghiệp lớn sẽ kết nối tiêu thụ khoảng 50 – 60% sản lượng nhãn của tỉnh.
Video đang HOT
Việc nhãn được mùa lớn liệu có tạo ra sức ép tiêu thụ không, thưa ông?
- Năm nay sản lượng nhãn tăng đột biến nên việc gây sức ép lên thị trường tiêu thụ đương nhiên là có. Chính vì vậy, tỉnh đã rất quyết liệt tổ chức các sự kiện quảng bá, tôn vinh sản phẩm nhãn lồng Hưng Yên, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về thu mua với mục tiêu bằng mọi biện pháp giúp dân tiêu thụ sản phẩm. Điều đáng mừng là diện tích nhãn VietGAP tăng đáng kể, trong khi nhãn VietGAP tiêu thụ rất tốt, được các siêu thị thu mua với giá ổn định. Năm 2017, sản lượng nhãn của Hưng Yên đạt 31.000 tấn, mang lại giá trị 900 tỷ đồng, năm nay với việc sản lượng tăng đột biến, chúng tôi hy vọng con số sẽ vượt 1.000 tỷ đồng.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Không để một cân nhãn nào của bà con không bán được
"Không được để 1 cân nhãn nào của bà con không bán được, hoặc phải bán rẻ so với giá trị thực" - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị xúc tiến thương mại nhãn lồng và nông sản tỉnh Hưng Yên.
Phát triển sản vật tiến vua
Khẳng định cùng với Lễ hội nhãn lồng Hưng Yên năm 2018, Hội nghị xúc tiến thương mại nhãn và nông sản là một trong những biện pháp thiết thực để có giải pháp căn cơ thúc đẩy tiêu thụ nông sản, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ: Hưng Yên không chỉ là vùng đất văn hiến sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt,... mà còn là nơi nổi tiếng về sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó nổi bật là quả nhãn lồng - từ xưa đã là sản vật tiến vua.
Phó thủ tướng: Từ xa xưa, quả nhãn lồng Hưng Yên đã là sản vật tiến vua. Ảnh VGP/Thành Chung.
Vì vậy, để hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ nhãn lồng cũng như các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh được thuận lợi, Phó Thủ tướng lưu ý tỉnh cần phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tạo ra khối lượng sản phẩm ổn định về chất lượng, đủ lớn về số lượng cho các hợp đồng lớn, thị trường lớn với các sản phẩm chủ lực có thương hiệu như: Cam và các loại cây có múi (quýt, bưởi...), chuối tiêu hồng, vải lai u, vải trứng, nghệ, gạo... đặc biệt là quả nhãn lồng được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn VietGap, GlobalGap, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, được cấp mã số xuất khẩu (sang thị trường Mỹ), giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Bên cạnh đó, tỉnh cần chú trọng công tác quy hoạch vùng sản xuất hợp lý, bám sát nhu cầu của thị trường; tránh phát triển phong trào, thiếu kiểm soát, mất cân bằng cung cầu; cùng với đó là quan tâm xây dựng, phát triển thương hiệu, tem nhãn, bao bì đóng gói sản phẩm hàng hóa theo quy chuẩn, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.
Phải khẳng định được mùa, được cả giá
Năm nay, tổng sản lượng xuất khẩu nông sản ước đạt 40 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu mặt hàng trái cây từ nay đến cuối năm ước đạt 3,5 tỷ USD, vượt xa dầu thô, Phó Thủ tướng cho biết và đặt quyết tâm cho tỉnh: "Phải khẳng định được mùa mà không rớt giá, được mùa, phải được cả giá", "không được để 1 cân nhãn nào của bà con không bán được, không được để 1 cân nhãn nào của bà con phải bán rẻ so với giá trị thực".
Phó Thủ tướng: "Không để một cân nhãn nào của bà con không bán được. Không để một cân nhãn nào của bà con phải bán rẻ so với giá trị thực". Ảnh VGP/Thành Chung.
Theo Phó thủ tướng, làm tốt điều này không chỉ có lợi cho người nông dân mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong, ngoài nước cũng được lợi nhờ có giá cả hợp lý, chất lượng sản phẩm đảm bảo.
Phó thủ tướng cũng chỉ rõ: Nhãn lồng đã được cấp chứng nhận về sở hữu trí tuệ, nên phải coi đây là tài sản quý phải bảo vệ, tuyên truyền cho người dân nhận thức về điều này, bản thân người dân phải làm thực và đấu tranh để không ai lợi dụng chuyện này, làm rối loạn thị trường, tổn hại nghiêm trọng đến thương hiệu.
Ông nhấn mạnh: "Gần đây có thông tin một số bà con ngâm lưu huỳnh vào quả nhãn. Thông tin như vậy rất độc hại, thiếu trách nhiệm. Chúng ta phải đấu tranh, kể cả biện pháp pháp lý, không thể nói tùy tiện thế được... Người nông dân Hưng Yên, chính quyền Hưng Yên không được lợi ích gì trong việc đó, bởi làm thế là tự sát, thực tế không ai làm thế".
Phó thủ tướng cùng các đại biểu thực hiện nghi thức xuất hành Đoàn xe nhãn lồng Hưng Yên vào TP.HCM. Ảnh: VGP/Thành Chung.
Theo báo cáo của tỉnh Hưng Yên, năm 2018, diện tích trồng nhãn trên địa bàn tỉnh khoảng 4.340 ha, diện tích cho thu hoạch khoảng 3.820 ha, sản lượng đạt trên 40.000 tấn.
Thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, đến nay, nhãn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã được kết nối tiêu thụ ngay từ đầu vụ trong hệ thống phân phối bán lẻ tại các siêu thị lớn, chợ đầu mối hoa quả ở Hà Nội và TP.HCM.
Đồng thời, tỉnh tiếp tục mở rộng, phát triển các thị trường mới có tiềm năng đưa nhãn lồng Hưng Yên tới phục vụ người tiêu dùng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Về xuất khẩu, Trung Quốc được xác định là thị trường trọng tâm. Phần lớn nhãn tươi xuất khẩu tiêu thụ tại thị trường này. Ngoài ra, tỉnh tiếp tục kết nối, quảng bá và thâm nhập mạnh mẽ hơn vào vào các thị trường đã giới thiệu thành công như: Mỹ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc...
Người Trung Quốc ưa thích nhãn Hưng Yên danh tiếng
Tại hội nghị, Tham tán kinh tế thương mại Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Hồ Tỏa Cẩm cho biết, năm 2017 nước này nhập trái cây của Việt Nam với giá trị khoảng 700 triệu USD. Việt Nam hiện là nguồn cung lớn nhất của Trung Quốc về dưa hấu, vải, thanh long...
Riêng mặt hàng nhãn, năm 2017, giá trị nhập khẩu là 190 triệu USD, đưa Việt Nam trở thành thị trường xuất khẩu nhãn đứng thứ 2 vào Trung Quốc, chỉ sau Thái Lan.
Ông Hồ Tỏa Cẩm khẳng định nhãn Hưng Yên có chất lượng tốt, có danh tiếng và được người Trung Quốc ưa thích. Để giải quyết tình trạng hàng trái cây ùn tắc ở cửa khẩu trong mùa, tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (nơi có cửa khẩu nhập khẩu trái cây từ Việt Nam) đã xây dựng tuyến đường xanh chuyên chở hàng nông sản Việt Nam, kéo dài thời gian thông quan, mở rộng diện tích kho bãi cửa khẩu tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho thông quan hàng nông sản.
Đại sứ quán Trung Quốc sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam để thúc đẩy hợp tác giữa hai nước; phát huy tốt vai trò cầu nối, cung cấp thông tin và hạ tầng cho giao dịch trái cây và hàng nông sản; khuyến khích, dẫn dắt doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao và chế biến nông sản, xúc tiến sản phẩm nông sản đặc sắc của Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường nội địa của Trung Quốc...
Theo Thành Chung (Báo Chính phủ)
Giám đốc Sở NN Hưng Yên: Thông tin nhãn nhúng lưu huỳnh là bịa đặt Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Nguyễn Văn Doanh, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hưng Yên khẳng định, không có chuyện nông dân trồng nhãn nhúng trái nhãn vào lưu huỳnh để bảo quản, làm đẹp vỏ. Từ năm 2016 đến nay, ở miền Bắc, cứ đến mùa thu hoạch nhãn là rộ lên thông tin nông dân trồng nhãn ở tỉnh...