Nông dân Hậu Giang “gặt hái” lớn từ chanh không hạt
Với mô hình trồng chanh không hạt hiệu quả cao thích ứng với hạn, mặn, nông dân Hậu Giang cải thiện đáng kể nguồn thu nhập.
Thời gian gần đây, khi hạn mặn diễn ra gay gắt tại ĐBSCL khiến việc canh tác lúa gặp nhiều khó khăn, nhiều địa phương trong vùng mới tính chuyện chuyển đổi cơ câu cây trồng để thích nghi với biến đổi khí hậu.
Thật ra, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được nhiều nông dân nơi đây thực hiện từ lâu tại các vùng trồng lúa kém hiệu quả và việc chuyển đổi này đã mang lại cho họ mức thu nhập cao gấp nhiều lân so với trồng lúa.
Chanh không hạt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo ông Lê Văn Đời – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang, trong thời gian qua, bên cạnh việc hỗ trợ các hộ dân nơi đây áp dụng mô hình trồng chanh không hạt theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, ngành nông nghiệp tỉnh cũng đã tiến hành các bước để cách nay gần 3 năm, Hợp tác xã nông nghiệp Thạnh Phước được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “ Chanh không hạt Hậu Giang”. Đây là những yếu tố để trái chanh không hạt ở vùng đất này đứng vững trên thị trường trong, ngoài nước.
Video đang HOT
Hiện huyện Châu Thành có gần 800 ha trồng chanh không hạt. Mỗi ngày nơi đây có hơn 40 tấn chanh được Hợp tác xã Nông nghiệp Thạnh Phước và các đầu mối khác thu mua đưa đi tiêu thụ tại các chợ, siêu thị và xuất khẩu, tuy nhiên nguồn cung vẫn không đủ, ông Lê Văn Đời cho biết.
Trong khi nhiều mặt hàng nông sản trong nước đang thừa hàng, ế chợ thì trái chanh không hạt tại tỉnh Hậu Giang mang lại niềm vui cho nhiều hộ nông dân nơi đây. Với đầu ra sản phẩm khá ổn định, giá cả đôi lúc tăng cao đột biến nên chanh không hạt hiện nay được xem là cây trồng triển vọng đối với nhiều nhà vườn ở khắp các địa phương trong tỉnh.
Từ cây chanh không hạt ở Hậu Giang cho thấy, trong tình hình biến đối khí hậu như hiện nay nhiều nông dân ở ĐBSCL đang tính chuyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp. Thiết nghĩ, để việc chuyển đổi thành công thì cần phải gắn sản xuất với thị trường, tức là ngoài việc xác định trồng cây gì, nuôi còn gì thì cũng cần phải tính sau khi thu hoạch mặt hàng mình nuôi, mình trồng sẽ bán ở đâu.
Theo Tấn Phong (VOV)
Người Đồng Khởi ở Đồng Tháp Mười
Quá trình khai phá vùng Đồng Tháp Mười đã thu hút rất nhiều người dân từ các miền quê khác nhau đến đây lập nghiệp, trong đó không ít người là dân tỉnh Bến Tre. Người dân xứ Đồng Khởi đã không ngại khó khăn, biến vùng đất hoang hóa năm nào trở thành vùng đất lành, trù phú, mà khi nhìn lại, nhiều người cứ ngỡ đó là truyện cổ tích.
Lớp học đầu tiên ở ấp Cả Sáu, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa (Long An) giờ mang tên điểm Đồng Khởi, thuộc Trường tiểu học Thạnh Phước A.
"ĐÁNH CƯỢC" VỚI ĐỒNG HOANG
Từ nhiều năm nay, ấp Cả Sáu, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa (Long An) vẫn được bà con nơi đây gọi với cái tên thân thương ấp Đồng Khởi. Từ năm 1989, tỉnh Bến Tre đã tổ chức nhiều đợt đưa dân lên vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long An để khai hoang, xây dựng vùng kinh tế mới. Ông Tống Văn Thủ, trưởng ấp Cả Sáu là một trong hàng trăm hộ dân được Chi cục điều dân tỉnh Bến Tre đưa lên chinh phục vùng đất phèn Thạnh Phước trong đợt điều dân đầu tiên. Ông Thủ nhớ lại, đợt đầu tiên lên vùng Thạnh Phước, Thạnh Hóa, hầu hết là người dân của hai huyện Mỏ Cày và Bình Đại. "Chúng tôi có nhiệm vụ khai hoang hơn 2.600 ha đất để xây dựng kinh tế mới. Do điều kiện ở Bến Tre không có nhiều đất để sản xuất, cho nên khi nghe chủ trương lên Đồng Tháp Mười khai hoang sinh sống, chúng tôi phấn khởi lắm"- ông Thủ cho biết. Tuy nhiên, khi đến nơi, bao nhiêu háo hức biến mất khi trước mặt chỉ là rừng tràm mênh mông và cỏ mồm mọc khắp nơi. Là vùng nước nổi, cho nên phương tiện đi lại của người dân chủ yếu là xuồng. "Những ngày đầu đặt chân đến đây, chúng tôi không biết phải làm gì để sinh sống và trụ lại vùng Đồng Tháp Mười khi chung quanh chỉ toàn là nước, cỏ và rừng tràm"- ông Thủ kể. Không giống như những gì hình dung, nhiều hộ dân đã trở về quê sinh sống. Những đợt điều dân lên Đồng Tháp Mười vì thế cứ tiếp tục hết lần này đến lần khác. Lần di cư nào cũng có người phải chấp nhận dừng cuộc chinh phục vùng đất khỉ ho cò gáy vì không chịu nổi sự khắc nghiệt.
Cũng trong phong trào điều dân đó, ông Bùi Văn Khắp, huyện Thạnh Phú, (Bến Tre) cùng với 156 hộ dân khác đã đến ấp Gãy, xã Thuận Bình, huyện Thạnh Hóa (Long An) để bắt đầu một cuộc sống mới. Là vùng đất trũng, xã Thuận Bình như tách biệt với những xã khác của huyện Thạnh Hóa. "Những ngày đầu đến đây, nhiều người vẫn gọi dân kinh tế mới chúng tôi là người rừng vì sống ở nơi tách biệt, chung quanh chỉ là rừng tràm" - ông Khắp kể. Ông Khắp cho biết thêm, đất xã Thuận Bình nhiễm phèn nặng, cho nên trồng cây gì cũng không chịu được. Chưa hết, khi cây cối đã nên hình hài thì lũ về, mọi thứ chìm trong biển nước. Trước cảnh nước lũ mênh mông, cộng với việc nhìn lại những người đi khai hoang cùng với mình đã trở về quê gần hết, đôi lúc ông Khắp cũng nản lòng. Nhưng rồi quyết tâm chinh phục vùng đất mới đã trỗi dậy mạnh mẽ giúp ông cùng gia đình bám trụ cho đến ngày nay. Những người dân Bến Tre quyết ở lại với vùng đất hoang Đồng Tháp Mười bắt đầu cuộc chinh phục với đủ thứ nghề để kiếm sống. Từ nghề chưng cất tinh dầu tràm, trồng bàng đến bán củi,... đều được mọi người thử qua. Diện tích rừng tràm lần lượt được khai phá để người dân lấy đất trồng lúa.
Ông Bùi Văn Lợi, ấp Cả Sáu, xã Thạnh Phước (Long An) chỉ biết lắc đầu khi nhắc lại những ngày đầu trồng lúa bởi đặc thù nơi đây phải khai phá ba, bốn năm thì mới có thể sạ lúa. "Năm 1993, chúng tôi sạ lúa lần đầu tiên. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm trong việc trồng lúa, phần lớn dựa vào điều kiện tự nhiên, cho nên đạt năng suất rất thấp. Mãi đến năm 2000, chúng tôi mới sạ một vụ đồng loạt. Đến năm 2005, khi có đê bao, người dân ấp Cả Sáu mới trồng hai vụ, cuộc sống đỡ vất vả hơn"- ông Lợi nhắc lại quá khứ. Chuyện mưu sinh còn nhiều khó khăn, người dân Đồng Khởi lại tiếp tục lo chuyện học hành của sắp nhỏ. Trong ấp không có trường học, mọi người tính chuyện mở điểm trường để dạy chữ cho con em. Bà Lê Thị Loan, vợ ông Tống Văn Thủ khi còn ở Bến Tre vốn là giáo viên tiểu học đã tình nguyện đứng ra dạy lũ trẻ. "Năm 1993, chúng tôi mở hai lớp, lớp một và lớp hai. Dù còn vất vả làm quen với điều kiện sống mới, nhưng chúng tôi không để con em mình phải đói chữ"- cô giáo Loan tâm sự. Cứ thế, người dân nơi đây từng bước vượt qua những khó khăn để làm thay đổi bộ mặt vùng đất hoang Đồng Tháp Mười.
TRÁI NGỌT
Chúng tôi đến nhà ông trưởng ấp Cả Sáu trên con đường 90c thay vì phải di chuyển trên những chiếc xuồng như cách đây một năm. Giờ đây, phương tiện chính của hơn 400 hộ dân trong ấp là những chiếc xe gắn máy đã giúp việc đi lại thuận lợi hơn. Dọc hai bên đường, những cánh đồng cứ đuổi nhau đến chân trời. Đang vào cuối vụ thu hoạch, những chiếc máy gặt đập liên hợp hối hả "ăn" lúa để lại những chân rạ vàng tươi tỏa mùi ngai ngái. Ngồi trong ngôi nhà mới cất, ông Tống Văn Thủ chia sẻ, có được căn nhà khang trang này là do gia đình ông đã bám trụ vùng đất Thạnh Phước một cách quyết liệt. Hiện, cả ấp có 462 hộ, trong đó 150 hộ là dân Bến Tre. "Bây giờ, những ai quyết tâm sống chết với vùng nước nổi đều có cuộc sống khá hơn xưa rất nhiều"- ông Thủ khẳng định. Những bờ đê bao lửng được hình thành, người dân trong ấp nay đã làm được hai vụ lúa mỗi năm với năng suất ở vụ đông xuân đạt hơn 10 tấn/ha. Cùng với ông Thủ, ông Bùi Văn Lợi, 66 tuổi, là một trong số ít người đến với Thạnh Phước từ những đợt di dân đầu tiên cứ nghĩ như đang mơ khi đường sá, điện, nước trong ấp đang dần hoàn thiện. Ông cho biết, nhiều diện tích đất của người dân ấp Cả Sáu hiện có đều phải đổi chủ ít nhất từ ba đến năm lần. Nó cho thấy không phải người dân đi kinh tế mới nào cũng đủ kiên trì để lập nghiệp ở Đồng Tháp Mười. Ông Lợi khoe, sau khi khai hoang hai héc-ta để sản xuất, giờ ông đã mua thêm hai héc-ta đất nữa để phát triển kinh tế gia đình. Người dân trong ấp giờ không chỉ trồng lúa giỏi mà còn biết tìm tòi những cây trồng phù hợp với vùng đất này để nâng cao thu nhập, ngoài diện tích trồng lúa, trong ấp hiện có 15 héc-ta trồng sen cho thu nhập rất khá.
Một trong những người dân tỉnh Bến Tre thành công ở vùng Đồng Tháp Mười là ông Bùi Văn Khắp. Hiện, ông đã là Giám đốc Hợp tác xã chanh Thuận Bình, huyện Thạnh Hóa (Long An). Chỉ tay về phía vườn chanh tươi tốt đang phủ xanh những cánh đồng từng bị nhiễm phèn nặng, giọng ông Khắp không giấu được vui mừng: "Cây chanh đang là cây đổi đời của người dân vùng trũng Thuận Bình". Nhớ lại những ngày đầu đến với Thuận Bình, ông Khắp cùng với gia đình làm đủ nghề, trồng đủ thứ cây nhưng đều không thành công. Đến khi thấy người dân trồng chanh có hạt, ông Khắp lại tò mò trồng thử. "Lúc đó tôi nghĩ, trồng chanh có hạt thì sẽ theo đuôi người ta, không đạt hiệu quả cao. Vậy là tôi chạy về Chợ Lách (Bến Tre) để tìm hiểu loại chanh không hạt. Thấy giống chanh này có nhiều triển vọng, tôi quyết định đem về trồng" - ông Khắp kể. Năm 2008, ông Khắp thành lập tổ hợp tác kinh tế trồng chanh. Đến năm 2010, ông Khắp thành lập Hợp tác xã sản xuất dịch vụ nông nghiệp Thuận Bình với 17 hộ tham gia, chuyên cung cấp chanh không hạt. Với cây chanh không hạt, người dân Thuận Bình có thể thu về 300 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận cao gấp 10 lần trồng lúa. Ông Nguyễn Văn Xích, 65 tuổi, ấp Gãy, xã Thuận Bình huyện Thạnh Hóa, (Long An), người đã cùng ông Khắp bền bỉ gắn bó với vùng biên giới Thuận Bình từ đợt di dân đầu tiên năm 1989 khẳng định, cây chanh không hạt là sự đột phá của nông dân trong ấp. "Cây chanh đã giúp đời sống bà con vùng trấp bưng này nhộn nhịp hẳn lên, và không còn ai gọi dân di cư chúng tôi là người rừng nữa"- ông Xích cười dí dỏm.
Những người Đồng Khởi đang góp sức làm đổi thay một phần vùng Đồng Tháp Mười. Và từng ngày, nét đặc trưng của người Bến Tre lại càng thể hiện rõ trên những cánh đồng họ đã đặt chân tới. Ông Khắp dẫn chúng tôi đi thăm vườn nhà với những cây dừa xiêm trĩu quả. Ông Khắp cho biết, mình là dân Bến Tre, cho nên đi đâu cũng cố gắng trồng dừa. Đồng Tháp Mười là vùng đất phèn, cho nên trồng cây ăn trái không thuận lợi. Phải cải tạo đất nhiều lần ông mới trồng được thành công mấy chục gốc dừa xiêm. Hay như ông Tống Văn Thủ, máu trồng cây ăn trái của người xứ vườn Bến Tre vẫn còn nguyên trong con người ông. Khi ngôi nhà mới vừa hoàn thành, cũng là lúc ông Thủ bắt đầu trồng chung quanh nhà những gốc mít đầu tiên, hy vọng sẽ tìm ra những cây ăn trái phù hợp vùng đất mới.
Chặt những trái dừa chứa nước ngọt lịm mời khách, ông Bùi Văn Khắp kể, trong suốt giai đoạn khó khăn ở vùng kinh tế mới Thuận Bình, hội đồng hương Bến Tre vẫn thường xuyên lên thăm hỏi, động viên mọi người bằng tinh thần và cả vật chất. Giờ đây, khi cuộc sống người dân ở vùng đất mới bắt đầu bớt vất vả, ông Khắp lại nghĩ đến kế hoạch tổ chức những chuyến thăm, tặng quà cho người dân còn khó khăn trong xã và người dân ở quê nhà Bến Tre. Tất nhiên, đó không chỉ là suy nghĩ của riêng ông Khắp mà còn là tấm lòng của những người con Đồng Khởi đang vượt khó vươn lên trên vùng đất vốn từng là nơi "đỉa lội như bánh canh" thuở nào.
Bài và ảnh:VÕ MẠNH HẢO
Theo_Báo Nhân Dân
Nhà vườn méo mặt vì chanh không hạt rớt giá thảm hại Từ 45.000 đồng/kg, chanh không hạt tỉnh Hậu Giang đã rớt xuống còn từ 4.000-6.000 đồng/kg. Tình trạng này đã kéo dài cả tháng nay, khiến cho nhiều nhà vườn "méo mặt". Ở thời điểm này giá chanh không hạt tại các nhà vườn Hậu Giang chỉ còn 4.000-6.000đ/kg Ông Phan Văn Á, ngụ ấp Đông Thuận, xã Đông Thạnh - nơi có...