Nông dân Hàn Quốc biểu tình phản đối Trung Quốc
Hàng ngàn nông dân Hàn Quốc đã biểu tình ở Seoul hôm 10/7 để phản đối việc Trung Quốc yêu cầu tiếp cận sâu hơn vào thị trường nông sản nước này.
Theo Yonhap, yêu cầu này của Trung Quốc là một phần của thỏa thuận thương mại tự do ( FTA) với Hàn Quốc.
Khoảng 5.000 nông dân trồng ớt, hành và tỏi đã tụ tập khu tài chính Yeouido ở thủ đô Seoul, biểu tình phản đối việc Trung Quốc yêu cầu đưa sản phẩm nông nghiệp của nước này tiếp cận sâu hơn vào thị trường Hàn Quốc trong vòng tiếp theo của cuộc đàm phán song phương FTA.
Vòng đàm phán 12 của FTA giữa 2 nước sẽ được tổ chức ở Daegu, cách Seoul 300km về hướng nam vào tuần tới, theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc.
Nông dân Hàn Quốc biểu tình phản đối Trung Quốc tiếp cận sâu hơn vào thị trường nông sản nước này
Một nông dân nói: “Có tin nói rằng Trung Quốc sẽ yêu cầu dỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với ớt, tỏi và hành trong khi giảm số lượng sản phẩm nông nghiệp tại thị trường đề xuất vào vòng đàm phán thứ 12 của FTA”.
Video đang HOT
Những người nông dân tham gia biểu tình yêu cầu rằng những sản phẩm nông nghiệp dùng làm gia vị phải được loại trừ khỏi các cuộc đàm phán và một luật đặc biệt cần phải được ban hành để ngăn chặn việc phân phối bất hợp pháp các loại rau quả nhập khẩu.
Các cuộc đàm phán FTA Hàn-Trung bắt đầu từ tháng 5/2012. Năm ngoái, hai nước nhất trí sẽ tự do hóa thị trường khoảng 90% sản phẩm buôn bán giữa hai nước. Tuy nhiên, từ đó đến nay các cuộc đàm phán vẫn gặp nhiều trở ngại, chủ yếu là việc quyết định sản phẩm nào sẽ được loại trừ khỏi việc mở cửa thị trường đề xuất.
Theo Tiền Phong
Tập Cận Bình không "thí" Kim Jong-un, Hàn-Trung khó đối tác chiến lược
Liệu Tập Cận Bình cuối cùng có đáp ứng sự khát khao của Hàn Quốc bằng cách thí tốt Kim Jong-un?
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
The Diplomat ngày 6/7 đăng bài phân tích của Scott A. Synder, chuyên gia nghiên cứu về Hàn Quốc và chính sách Mỹ - Hàn bình luận, Trung Quốc và Hàn Quốc đang phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại tốt hơn bao giờ hết, nhưng khó có khả năng hai quốc gia này trở thành đối tác chiến lược của nhau.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần qua đã có chuyến công du đến Hàn Quốc chưa đầy 1 năm sau khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye thăm Bắc Kinh. Đặc biệt hơn nữa ông Tập Cận Bình chưa từng thăm Bắc Triều Tiên trước khi tới Seoul.
Tương tự như vậy, một hội nghị thượng đỉnh Nhật - Hàn đã biến mất trong khi mối quan hệ Seoul - Bắc Kinh được tăng cường khiến người Nhật phải đặt câu hỏi, phải chăng Seoul đang thích chơi với Bắc Kinh hơn là Washington và Tokyo?
Mối quan hệ thương mại đang phát triển giữa Seoul và Bắc Kinh lớn hơn cả quan hệ thương mại giữa Hàn Quốc với Mỹ và Nhật Bản, nhưng đó không phải là mục đích chính của cả ông Tập Cận Bình lẫn bà Park Geun-hye.
Đối với Seoul, phần thưởng chiến lược sẽ đến từ sự chấp thuận của Bắc Kinh với vai trò hàng đầu của Seoul trong việc định hình các thông số thống nhất 2 miền bán đảo Triều Tiên.
Điều này là mục tiêu chính xuyên suốt trong quan hệ với Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Roh Tae-woo bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh từ những năm 1990. Nhưng trong khi đó, Trung Quốc vẫn luôn làm ra vẻ cân bằng giữa Seoul và Bình Nhưỡng.
Trung Quốc đã từng bảo vệ cho Bình Nhưỡng trước sự phẫn nộ của cộng đồng quốc tế sau vụ Triều Tiên pháo kích đảo Yeonpyong của Hàn Quốc. Các thành viên Thường vụ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc đều công khai xuất hiện tại đại sứ quán Bắc Kinh ở Triều Tiên để chia buồn trước cái chết của nhà lãnh đạo Kim Jong-il năm 2011.
Nhưng kể từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền và tiến hành vụ thử hạt nhân lần 3 trong lúc ông Tập Cận Bình trở thành người đứng đầu Trung Quốc, quan hệ chính trị Trung - Triều đã trở nên căng thẳng. Bắc Kinh đặc biệt sốc trước việc Kim Jong-un tử hình người chú rể Jang Song-thaek, đặc sứ con thoi của Bình Nhưỡng tới Bắc Kinh.
Liệu Tập Cận Bình cuối cùng có đáp ứng sự khát khao của Hàn Quốc bằng cách thí tốt Kim Jong-un? Có lẽ là không cho tới chừng nào Hàn Quốc vẫn còn là đồng minh của Hoa Kỳ. Bắc Kinh ưu tiên duy trì ổn định trên bán đảo Triều Tiên hơn thay vì phi hạt nhân hóa bán đảo này như mục tiêu của Mỹ, hay thống nhất 2 miền theo mong muốn của Hàn Quốc.
Năm ngoái Trung Quốc đã khánh thành hẳn 1 bảo tàng kỷ niệm Ahn Jung-geun, một người Triều Tiên nổi tiếng vì vụ ám sát Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản, với mong muốn tạo thành "mặt trận Trung - Hàn liên thủ chống Nhật" để kiếm lời ở Hoa Đông, nhưng Seoul đã tỏ ra thờ ơ với điều này.
Đối với Bắc Kinh, mục đích chuyến công du của Tập Cận Bình tới Seoul vừa qua ngoài việc gửi thông điệp khá lộ liễu đến Bình Nhưỡng thì còn tìm kiếm sự đảm bảo hợp tác giữa Seoul với Bắc Kinh cùng chỉ trích Nhật Bản. Chính phủ và dư luận 2 nước sẽ tiếp tục theo dõi chính sách quốc phòng của Nội các Shinzo Abe và xem ông như chính khách "diều hâu".
Nhưng bất chấp quyết định đột ngột của Trung Quốc năm ngoái xây dựng 1 bảo tàng tưởng niệm một anh hùng dân tộc Triều Tiên Ahn Jung-geun, người nổi tiếng vì đã ám sát It Hirobumi - Thủ tướng đầu tiên của Nhật Bản, cho đến nay Hàn Quốc vẫn từ chối việc sử dụng một hội nghị thượng đỉnh với Bắc Kinh thành diễn đàn, mặt trận chung để liên kết chống Tokyo.
Seoul tìm kiếm nỗ lực thông qua Mỹ để điều chỉnh hành vi của Nhật Bản trong vấn đề lịch sử gây tranh cãi. Cách tiếp cận này rõ ràng cho thấy Hàn Quốc xem liên minh với Hoa Kỳ như một hàng rào và nền tảng giúp tăng cường sức mạnh ngoại giao cho mình trong các giao dịch chiến lược với Trung Quốc. Không phải Seoul muốn liên minh với Bắc Kinh chống Nhật hòng nhận được sự hỗ trợ của người Trung Quốc thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đã đẩy Bắc Kinh và Seoul lại gần nhau hơn bao giờ hết, nhưng không có nghĩa là 2 bên có thể chia sẻ mục tiêu và ý nghĩa chiến lược. Kết quả là, Bắc Kinh và Seoul có một mối quan hệ mạnh mẽ phục vụ lợi ích chung trên một số lĩnh vực, nhưng 2 quốc gia Đông Á này khó có thể đi đến mối quan hệ đối tác chiến lược.
Theo Giáo Dục
Tập Cận Bình: Không chấp nhận bất kỳ ai phủi sạch lịch sử xâm lược Người dân Trung Quốc, người dân Nhật Bản hay bất cứ dân tộc nào đều mong muốn chung sống hòa bình, yên ổn làm ăn chứ không ai muốn chiến tranh. Chủ tịch Tập Cận Bình tại Seoul. Một trong những mục đích chuyến công du Hàn Quốc của ông hồi tuần trước là nhằm lôi kéo Seoul vào một "mặt trận chống...