Nông dân giàu nhanh hơn nhờ… bỏ lúa
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, Hội ND xã Quảng Thành, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) đã tuyên truyền, khuyến khích hội viên, nông dân mạnh dạn cải tạo đất đồi, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả. Nhờ chuyển đổi, nhiều hộ đã có thu nhập từ hàng chục đến cả trăm triệu đồng.
Gia đình anh Nguyễn Văn Tám (thôn 3, xã Quảng Thành) là hộ đầu tiên chuyển đổi thành công diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả. Nhìn những cây cam sai trĩu quả, ít ai biết trước đây mảnh đất này cấy lúa thiếu nước, năng suất bấp bênh. Năm 2012, anh Tám đã mạnh dạn chuyển đổi 2.000m2 đất trồng lúa sang trồng thử nghiệm gần 100 cây cam giống địa phương. Sau 3 năm, vườn cam của anh Tám đã cho thu hoạch từ 2-3 tấn/vụ, với giá bán từ 20.000-25.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình anh Tám thu về gần 100 triệu đồng.
Anh Nguyễn Văn Tám (trái), xã Quảng Thành, huyện Hải Hà (Quảng Ninh) có thu nhập gần 100 triệu đồng từ vườn cam. Trinh Hồng
Video đang HOT
Anh Nguyễn Văn Tám chia sẻ: “So giữa lúa và cam, tôi thấy cây cam cho hiệu quả kinh tế cao hơn và lâu dài hơn. Thời gian tới, nhà tôi sẽ mở rộng diện tích ra trồng thêm khoảng 8-9 sào cam nữa”.
Nhận thấy các loại cây ăn quả rất phù hợp với điều kiện, khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, Hội ND xã Quảng Thành đã tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện chuyển đổi đất đồi bạc màu, đất lúa kém hiệu quả sang trồng cam, quýt, nhãn và một số loại cây ăn quả khác… Xã cũng đã xây dựng vùng chuyên canh trồng cây ăn quả tập trung và tìm đầu ra cho sản phẩm gắn với xây dựng thương hiệu, giúp bà con nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế, giảm nghèo.
Ông Nguyễn Huy Phương – Chủ tịch Hội ND xã Quảng Thành cho biết: “Mô hình trồng cây có múi mang lại hiệu quả rất cao. Tính đến nay, cả xã đã có gần 20 hộ thực hiện chuyển đổi sang trông cây ăn quả. Thời gian tới, cùng với các ngành, Hội ND xã tiếp tục vận động hội viên, nông dân và nhân dân trên địa bàn chuyển đổi hết diện tích đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao”.
Theo Danviet
Biến vùng đất phèn thành trại nuôi trù phú
Từ bỏ cây lúa năng suất thấp trên vùng đất nhiễm phèn, 10 năm sau ngày chuyển sang nuôi lợn, thả cá, ông Hà Văn Sáu (huyện Bình Chánh, TP.HCM) luôn đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố trong nhiều năm liền.
Từ bỏ cây lúa năng suất thấp trên vùng đất nhiễm phèn, 10 năm sau ngày chuyển sang nuôi lợn, thả cá, ông Hà Văn Sáu (huyện Bình Chánh, TP.HCM) luôn đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thành phố trong nhiều năm liền. Ông Sáu kể, địa bàn ấp 1, xã Bình Lợi, (huyện Bình Chánh) vốn là đất bị nhiễm phèn. Nước từ kênh mương thường xuyên tràn bờ bao gây úng ngập nên năng suất lúa không cao. Từ khi thành phố khuyến khích chuyển đổi mô hình kinh tế, ông theo học các lớp tập huấn ngay tại huyện.
Nhờ chịu khó và ham học hỏi, mô hình thả cá, nuôi lợn của ông không những giúp đời sống gia đình khấm khá mà các hộ xung quanh cũng học hỏi làm theo. Hiện ông sở hữu 4 ao nuôi cá với diện tích mặt nước khoảng 2ha. Để tận dụng các tầng nước và thức ăn trong ao, ông thả nuôi nhiều loại cá khác nhau như cá mùi, cá mè, cá trắm cỏ, cá rô phi, cá tra.
Ông Sáu bên mô hình chuồng lợn và ao cá của mình. Ảnh: V.N
Nguồn thức ăn cho cá chủ yếu là thức ăn thừa từ các công ty, các quán ăn, nhà hàng thay vì thức ăn công nghiệp để giảm thiểu chi phí. Sau 10 tháng, ông thu hoạch 2 ao cá trước nhà trung bình khoảng 10 tấn cá. Với giá bán 20.000 đồng/kg, sau khi trừ đi chi phí, ông còn lãi được gần 100 triệu đồng. Thêm 2 ao nuôi phía sau, tính tổng cộng, mỗi năm ông thu được 17 - 18 tấn cá.
Đặc điểm nổi bật nhất khi vào khu trại nuôi của ông Sáu là có rất nhiều dừa. Ông kể vì năm nào cũng phải đắp kè, nạo ao, ông nghĩ ra cách trồng 300 gốc dừa xung quanh để vừa giữ đất, chống sạt lở lại có thêm thu nhập.
Ngoài nuôi cá, ông Sáu còn đầu tư vào trại lợn với 43 nái đẻ; cùng với lợn thịt, lợn cai sữa toàn đàn hơn 300 con. Trước đây, trong vùng có khá nhiều hộ dân nuôi lợn nhưng dịch bệnh liên miên nên bà con bỏ chuồng, dỡ trại, chuyển nghề khác. Riêng ông vẫn bám trụ được với nghề nhờ kinh nghiệm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để cách ly mầm bệnh.
Vì trại nuôi nằm sâu trong ấp nên khó khăn chính vẫn là vận chuyển. Tiền thức ăn khoảng 6.000 đồng/kg thì vào đến trại nuôi lên tới 10.000 đồng. Mua bán cá có thể chở bằng xe máy nhưng với lợn thì phải chuyển lên ghe. "Hiện con đường trước nhà đang sửa chữa. Khi giao thông thuận tiện hơn cho việc vận chuyển xe bốn bánh, tôi sẽ đăng ký chuyển lên mô hình chăn nuôi VietGAP" - ông Sáu chia sẻ.
Theo Dantri
Tiếp sức gia tăng giá trị ngành nông nghiệp Theo Sở NNPTNT tỉnh Tây Ninh, tỉnh đã chuyển giao tiến bộ KHKT phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp đối với các sản phẩm nông nghiệp như: Chăn nuôi vịt thịt theo hướng VietGAP; nuôi ba ba trong ao bể; chuyển đổi cây trồng vật nuôi đem lại hiệu quả cao; thành lập 12 tổ hợp tác sản xuất giống và đã...