Nông dân Facebook gấp 80 lần nông dân thật ở Mỹ
Kết quả khảo sát vui về game mạng xã hội trên Facebook cho thấy nhiều điểm thú vị về mảng game này tại thị trường Mỹ.
Theo một kết quả thống kê được công bố về tình hình thị trường game mạng xã hội (còn gọi là SNS game) trên Facebook tại thị trường Mỹ thì có đến 20% dân số Mỹ chơi game mạng xã hội. Trong số 20% đó hơn 1/3 (35%) người chơi là gamer thuần mạng xã hội, nghĩa là họ chưa hề chơi bất cứ loại game nào khác. Cứ 5 người Mỹ (trên 6 tuổi) thì có 1 người từng chơi game mạng xã hội ít nhất 1 lần.
Trong tổng số 10 game mạng xã hội đỉnh nhất trên Facebook thì Cityville đứng đầu với 90 triệu người dùng hàng tháng và 7 trong top 10 là game do ông lớn Zynga phát triển bao gồm cả Cityville. Hãng này cũng đã hợp tác cùng ngôi sao ca nhạc Lady Gaga trong hoạt động quảng bá cho album mới “Born This Way” nhằm đưa các tựa game của hãng đến với fan của ca sĩ này.
Trong cơ cấu người Mỹ chơi game SNS thì có đến 55% phụ nữ, có thể nói là tình trạng “âm thịnh dương suy”. Mặt khác theo khảo sát này thời gian trung bình người dùng bỏ ra để chơi game mạng xã hội của Facebook cao hơn tổng thời gian mà người ta sử dụng các dịch vụ lớn như Google, Yahoo, Youtube, Wikipedia … cộng lại.
Thú vị hơn nữa là có đến 50% người dùng đăng nhập Facebook chỉ để chơi game mạng xã hội và tổng số nông dân ảo cao gấp 80 lần so với nông dân thật ở Mỹ, tất nhiên có rất nhiều nông dân thật cũng chơi cả game nông trại trên Facebook. Dự đoán đến năm 2012 sẽ có 68.7 triệu người Mỹ chơi game mạng xã hội, gần bằng dân số của cả nước Iran.
Video đang HOT
Có thể thấy thể loại game mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự phổ biến của các loại hình mạng xã hội mà dẫn đầu là Facebook. Sự phát triển này không rầm rộ như các loại game online, game offline, consoles … nhưng nhìn vào số liệu có thể thấy quy mô của nó không hề thua kém.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Miễn phí có hay hơn thu phí game online ?
Các game miễn phí giờ chơi liệu có thật sự có lợi hơn những game thu phí ? Cái giá phải trả cho game miễn phí có đáng để chấp nhận hơn là trả phí ?
Nhận xét về vấn đề này, thành viên chikushi của diễn đàn Game8 (tác giả bài viết về "Chơi Game Online - Why So Serious ?") sẽ chia sẻ cùng các bạn một số phân tích về 2 mảng game online miễn phí và có thu phí qua bài viết dưới đây.
Việc phân biệt giữa game miễn phí (F2P: Free to Play) và game thu phí (P2P: Pay to Play) lâu nay vẫn là cuộc tranh cãi dai dẳng giữa cái nào có lợi hơn cho người chơi. Phần đông ý kiến trong cộng đồng game Việt nghiêng về phía miễn phí, tuy nhiên liệu miễn phí có còn hợp thời nữa hay không ? Chúng ta hãy xem xét lại hai quan điểm miễn phí và thu phí nhé!
Miễn phí và cái giá phải trả
Có thể nói thể loại game miễn phí giờ chơi đã đánh trúng tâm lý "thích free" của đại bộ phận game thủ online không chỉ trong nước mà cả quốc tế cũng công nhận sự đón nhận tích cực của cộng đồng game thủ. Tuy nhiên đôi khi số đông không phải lúc nào cũng đúng, nhất là khi xét về sự phù hợp giữa loại hình này với đặc thù từng khu vực về ý thức, trách nhiệm và tác phong chơi game online.
Sự phân biệt giàu nghèo trong game miễn phí bắt đầu từ cash shop.
Riêng tại Việt Nam qua thời gian dài áp dụng loại hình miễn phí giờ chơi chúng ta có thể nhận thấy ngoài tác dụng tích cực là giúp những game thủ không có nhiều khả năng kinh tế tham gia chơi và việc trả tiền vào game linh động nó còn sinh ra vô số bất cập mà thiệt thòi cuối cùng cũng về game thủ.
Đầu tiên chính là điểm cốt yếu của việc kinh doanh game, nếu cho chơi free thì nhà phát hành sống bằng gì ? Câu trả lời là nhà phát hành sẽ "bán lợi thế" cho người chơi, có thể hiểu nôm na là bán "suất VIP". Các vật phẩm có sức mạnh vượt trội, các công cụ hỗ trợ ép vũ khí, các loại pet khủng đều có thể được nhà phát hành bán ra để bù vào khoảng hụt của miễn phí giờ chơi, để trả các khoản phí kinh doanh, vận hành.
Từ đây sinh ra một hệ lụy mà người ta gọi là "khoảng cách giàu nghèo", game thủ không nạp tiền sẽ thành cừu cho các đại gia "thử đao", game thủ yếu thế chỉ có 2 lựa chọn là bỏ tiền để chạy đua hoặc bỏ game nếu không muốn bị hết đại gia này đến ông lớn nọ đè đầu ra thử đao mãi. Nhà phát hành tất nhiên sẽ giữ một mức khoảng cách nào đó giữa giàu nghèo để khuyến khích người chơi nạp thẻ nếu không chính họ sẽ phải phá sản.
Tạo tài khoản miễn phí nên khó kềm chế nạn hack game.
Bất cập thứ 2 chính là tình trạng vô trách nhiệm của người chơi do tài khoản miễn phí. Nhiều người chơi sẽ thoải mái quậy trong game như đi gây hấn, nói chuyện vô văn hóa, thách thức và cuối cùng là hack, lừa đảo. Việc xử lý là hoàn toàn vô vọng vì chỉ cần 5 phút đăng ký người ta sẽ có ngay một tài khoản khác để tiếp tục vi phạm mà chẳng tốn đồng nào, đặc biệt với các game casual tình trạng này có thể trở nên "hết thuốc chữa".
Cuối cùng là tham gia game miễn phí nhưng chưa chắc bạn đã giữ được túi tiền của mình. Đơn giản vì cơ cấu thiết kế game sẽ cho bạn nhiều món vật giá rẻ nhưng nhu cầu dùng cao và bạn chẳng ngần ngại bỏ ít bạc lẻ lấy sự tiện lợi. Điều này thường thấy với các vật phẩm như tăng tỷ lệ thành công khi ép đồ, bình HP/Mana dung lượng lớn được bán với giá quy ra chỉ vào ngàn VND. Tội gì bạn không bỏ ra để có một ít lợi thế khi train và từ đó bạn đã trả phí cho một game miễn phí.
Trả phí: Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn
Đối với game trả phí khi chơi có rất nhiều mô hình khác nhau nhưng có thể xét 2 mô hình lớn là việc thu phí thuê bao hàng tháng như tiền Internet và thu phí theo giờ chơi bằng cách nạp thẻ. Đối với mô hình đầu được áp dụng rộng rãi ở 2 thị trường lớn thế giới là Hàn Quốc và Bắc Mỹ tuy nhiên nó bất khả thi hoàn toàn ở Việt Nam vì khác biệt về thói quen trả phí. Riêng mô hình trả phí theo giờ chơi bằng cách nạp thẻ kiểu Võ Lâm Truyền Kỳ đã chứng tỏ có thể khả thi ở Việt Nam.
VLTK đã cho thấy những bài học về game thu phí.
Hình thức trả phí nếu xây dựng đúng mô hình phù hợp có thể sẽ mang lại rất nhiều lợi thế không chỉ cho game thủ mà cho cả nhà phát hành. Chỉ cần tốn một khoảng phí nhất định các bên sẽ có thể vui vẻ xây dựng một cộng đồng game công bằng hơn và vui vẻ hơn.
Về phía game thủ có thể thấy đầu tiên là một thế giới trong game công bằng, ai chơi nhiều sẽ có cơ may nhận vật phẩm chất lượng rớt ra trong quá trình train, sẽ không có tình trạng "ôm shop làm vua" nữa. Mặt khác các ức chế về hack game sẽ giảm vì khi tốn tiền vào một tài khoản người ta sẽ đắc đo hơn khi quyết định vi phạm quy định của game sẽ bị khóa tài khoản, đồng nghĩa với mất hết số tiền đầu tư vào.
Về phía nhà phát hành sẽ không cần phải đau đầu với bài toán giữ mức chênh lệch giàu nghèo trong game để thu tiền về, cũng không phải vò đầu bứt tóc định giá một món hàng trên shop sao cho không quá đắt cũng chẳng quá bèo. Doanh thu sẽ được ấn định ngay ở phí giờ chơi và nhà phát hành chỉ cần tập trung bảo đảm an ninh và công bằng trong game của mình thay vì kiêm nhiệm trăng việc như game miễn phí.
Bạn hãy thử tưởng tượng ví dụ về game Đột Kích theo hướng thu phí giờ chơi. Mỗi tài khoản sẽ trả 50 Vcoin/giờ chơi tương đương 5.000 VND và lần nạp phí đầu sẽ là 5 tiếng tương đương 1 ngày chơi. Bạn sẽ tốn 1 khoảng chi là 25.000 VND cho lần đầu vào chơi và 5.000 VND cho mỗi giờ chơi sau bù lại bạn được bảo vệ khỏi hacker, súng sẽ mua hoàn toàn bằng GP, chỉ cần nâng số GP thưởng sau mỗi màn lên chắc chắn người chơi trả phí sẽ có thể mua bất kỳ loại vũ khí nào mình thích.
Dịch vụ thanh toán hiện đại đã giải được bài toán "hết thẻ đêm khuya".
Trước đây qua game Võ Lâm Truyền Kỳ chúng ta có thể thấy một nhược điểm chết người của hình thức này là việc mua thẻ. Tình huống "nửa đêm hết thẻ" chẳng phải là hiếm trong anh em game thủ Võ Lâm. Tuy nhiên với sự phát triển hiện tại nhiều dịch vụ bán thẻ nhanh đã và đang nở rộ không ngừng tình trạng này sẽ không quá khó để đối phó.
Đơn cử như dịch vụ PayGate (Smart Agent) của VTC vừa đưa ra, người chơi chỉ cần nạp tiền vào tài khoản này là hoàn toàn có thể dùng để in mã thẻ game, thẻ điện thoại có chiết khấu thậm chí thanh toán tiền net chỉ bằng vài thao tác trên mạng. Với một tài khoản kiểu như vậy không những bạn có thể chơi thoải mái không sợ hết thẻ lúc đêm khuya, nhà xa đại lý mà còn có thể chia lại cho các bạn chơi và trở thành một đại lý thẻ nhỏ nữa.
Có thể thấy việc chơi game thu phí không hẳn đã quá dở như thành kiến của chúng ta trước đây, chúng ta có thể hy vọng về một môi trường chơi game lành mạnh công bằng với một khoản phí nho nhỏ hợp túi tiền hơn là một game miễn phí đầy rủi ro. Nên nhớ trên đời chẳng có gì miễn phí cả, bạn hưởng một cái gì đó thì bạn phải trả lại bằng một cái giá nào đó, đôi khi là quá đắt.
Theo Diễn Đàn Game8
Game đánh bài số một Facebook tiến đánh thị trường Trung Quốc Đã từ lâu thị trường hơn 1,2 tỷ dân của Trung Quốc đã là đích nhắm của các NPT game Facebook lớn trên thế giới. Điều này là dễ hiểu bởi đây đang là thị trường tiêu thụ game online lớn nhất hiện tại. Đương nhiên, đây cũng là "mỏ vàng" của các game mạng xã hội. Tuy nhiên, với đặc điểm khá...