Nông dân Đồng Tháp Mười ùn ùn “xé rào” nuôi tôm, bất chấp hệ lụy
Nông dân khu vực Đồng Tháp Mười đang ùn ùn “xé rào” nuôi tôm thẻ chân trắng, nguy cơ phá vỡ quy hoạch vùng chuyên trồng lúa, gây ô nhiễm môi trường…
Ông Lâm Hòa Xứng – Chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa (Long An) cho biết, chiều nay (1/11), Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở NNPTNT tỉnh Long An sẽ có buổi làm việc với UBND huyện Mộc Hóa – một trong những huyện có tình trạng nuôi tôm, để tìm hướng giải quyết việc nông dân “xé rào” nuôi tôm.
Một khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng ven kênh 79 (ấp 7, xã Tân Lập, Mộc Hóa)
“Huyện đang cho kiểm tra lại các hộ nuôi tôm. Quan điểm của huyện là với những hộ đã đào ao nuôi tôm thì hướng dẫn xử lý, đảm bảo môi trường trong khi nuôi. Còn từ nay nếu hộ nào phát sinh nuôi tôm sẽ xử lý nghiêm, không cho nuôi tôm” – ông Xứng khẳng định.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Khanh – Phó Giám đốc Sở NNPTNN tỉnh Long An, việc để xảy ra tình trạng bà con nông dân ở Đồng Tháp Mười “xé rào” nuôi tôm thẻ chân trắng trách nhiệm lớn thuộc về chính quyền địa phương.
“Nếu chính quyền địa phương không siết chặt quản lý thì sở ngành liên quan khó mà chấn chỉnh tình hình” – bà Khanh nêu quan điểm.
Trước đó, trước tình trạng nông dân Đồng Tháp Mười đổ xô đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng có khả năng phá vỡ vùng quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Văn Cần yêu cầu ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương đang diễn ra tình trạng này nhanh chóng và cương quyết xử lý.
Một ao tôm đang hình thành chuẩn bị thả giống.
Video đang HOT
Theo Sở NNPTNT tỉnh Long An, hiện nay, người dân vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh đang đổ vốn, đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Cụ thể, theo ghi nhận hiện diện tích thả nuôi tôm đã lên đến gần 37ha tại các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa và Mộc Hóa.
Hiện các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại đây đã đầu tư ao nuôi, ao lắng. Nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước giếng khoan tầng nông, độ mặn 4-6 phần ngàn. Quá trình nuôi có sử dụng muối ăn để xử lý mầm bệnh, tăng độ mặn.
Theo ghi nhận, tuy các hộ chưa xả nước ao tôm trực tiếp ra môi trường tự nhiên, nhưng khu vực xả thải có bờ bao thấp, gia cố sơ sài có thể rò rỉ ra bên ngoài hoặc ngập tràn vào mùa mưa, lũ.
Theo UBND xã Tân Lập (huyện Mộc Hóa), hiện trên địa bàn có 7 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích lên đến gần 20ha.
Nếu không kiểm soát được tình hình nuôi tôm, nhiều khả năng vựa lúa Đồng Tháp Mười sẽ bị phá vỡ.
Chủ tịch UBND xã Tân Lập Lê Văn Phân cho biết, sau khi nắm được số hộ và diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, UBND xã lập biên bản trường hợp vi phạm, khuyến cáo người dân cần thận trọng, cân nhắc việc nuôi thả tôm thẻ chân trắng. Đồng thời, báo cáo lên UBND huyện Mộc Hóa để có biện pháp chỉ đạo xử lý.
Theo Danviet
8X Quảng Nam phất lên nhờ nuôi con nhảy "tanh tách" trên cát
Xuất thân gia đình thuần nông, Trần Văn Hận (32 tuổi, thôn Hà Mỹ, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) phất lên nhờ nuôi tôm thẻ chân trắng, mỗi năm lời hơn 200 triệu đồng.
Quyết chí thoát nghèo
Về xã Duy Vinh, hỏi về anh Trần Văn Hận, ai cũng ai cũng trầm trồ về một người trẻ, kiên trì làm kinh tế rất giỏi.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt trên cát của anh Trần Văn Hận cho lãi trên 200 triệu đồng/năm.
Trò chuyện cùng phóng viên, anh Hận chia sẻ: Trước đây tôi bươn chải đủ nghề để kiếm sống, ai thuê gì làm đó, thu nhập khá bấp bênh. Tình cờ trong một lần đọc báo, thấy nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt trên cát cho thu nhập cao, tôi bắt đầu nghiên cứu học hỏi, tìm hiểu kỹ thuật nuôi trên mạng internet, đồng thời đi tham quan một số mô hình thực tế. Sau đó tôi quyết định đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng làm bước đi khởi nghiệp.
Vùng đất Duy Vinh đầy cát trắng, nắng gió, đời sống của bà con nhân dân chủ yếu là làm ruộng, thu nhập không ổn định. Vì thế, Vinh nung nấu quyết tâm xây dựng trang trại nuôi tôm để vươn lên thoát nghèo, làm giàu ngay trên quê hương.
Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của anh Trần Văn Hận hơn 2.500m2, mỗi năm 2 vụ, sản lượng 4 tấn/vụ, mỗi tấn bán ra thị trường có giá từ 90-100 triệu đồng.
Với nhiệt huyết, cùng sự mạnh dạn của tuổi trẻ, năm 2015 từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Duy Xuyên, cộng với số tiền tích góp được hơn 200 triệu đồng, anh Hận bắt đầu xây dựng trang trại nuôi tôm, diện tích 1.000m2. Anh Hận nói: "Lứa đầu tiên do kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng thấy hiệu quả và có lãi nên tôi quyết tâm mở rộng diện tích, tiếp tục đầu tư trang trại để nuôi tôm....".
"Năm đầu tiên, số tiền lãi thu được từ nuôi tôm là trên 60 triệu đồng, một con số đáng mơ ước đối với nhiều người trong xã Duy Vinh lúc đó. Hiện nay, với diện tích hơn 2.500m2, mỗi năm 2 vụ, sản lượng 4 tấn/vụ, mỗi tấn bán ra thị trường có giá từ 90-100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, đem lại thu nhập ổn định cho gia đình tôi hơn 200 triệu đồng/năm..." - Anh Hận phấn khởi.
Tiếp tục mở rộng quy mô
Chia sẻ kinh nghiệm về nghề nuôi tôm của mình, anh Hận cho biết, nuôi tôm thẻ chân trắng quan trọng nhất vẫn là khâu chọn giống tốt của đơn vị cung cấp giống có uy tín. Trong khâu chăm sóc thì phải chú trọng khoảng thời gian một tháng đầu vì đây là lúc tôm nhỏ, sức đề kháng yếu dễ dịch bệnh do thay đổi môi trường sống, thức ăn, nên phải thường xuyên kiểm tra nguồn nước nếu có vấn đề gì thì xử lý cho kịp thời.
Theo anh Trần Văn Hận, nuôi tôm thẻ chân trắng quan trọng nhất vẫn là khâu chọn giống tốt của đơn vị cung cấp uy tín.
"Diện tích ao lắng phải tương đương với ao nuôi để có thể cung cấp đầy đủ nước vào ao nuôi và thay nước kịp thời khi xảy ra vấn đề. Độ sâu mực nước dao động từ 0,8 - 1,5m. Các yếu tố môi trường đảm bảo như: nhiệt độ nước từ 25 - 30 độ C, độ mặn từ 5 - 15%, độ pH dao động từ 7,5 - 8,5; hàm lượng oxy hòa tan> 5mg/l, độ trong từ 35 - 45cm...", anh Hận cho biết.
Bên cạnh đó, người nuôi cũng nên chú ý đến mật độ thả, phải đảm bảo phù hợp với mức độ đầu tư cơ sở vật chất, khả năng chăm sóc và kinh nghiệm. Nếu thả nuôi tôm ở mật độ cao sẽ khiến nền đáy bị chai, nghèo dinh dưỡng, tảo không phát triển, môi trường ao nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến dịch bệnh hoành hành, gây thiệt hại lớn. Mật độ thích hợp là từ 150 - 200 con/m2.
Năm tới, anh Trần Văn Hận sẽ đầu tư thêm khoảng 1.000m2 để mở rộng quy mô trang trại lên hơn 3.500m2.
Theo anh Hận, quá trình nuôi cần áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp ngay từ khâu lựa chọn con giống, cải tạo ao nuôi đến quá trình chăm sóc một cách nghiêm ngặt mới giảm thiểu được rủi ro dịch bệnh. Bởi trong nuôi tôm, việc phòng bệnh đặc biệt quan trọng, hơn nữa, nếu tôm đã mắc bệnh thì có chữa trị được tôm cũng chậm lớn, dẫn đến hiệu quả nuôi thấp, thậm chí thua lỗ...
"Hiện nay, đầu ra của tôm thẻ chân trắng khá ổn định, thương lái đến tận trang trại nhà để thu mua. Dù nghề nuôi tôm theo kiểu này khá công phu, nhưng bù lại cho thu nhập ổn định, vì thế trong năm tới, tôi dự tính sẽ tiếp tục đầu tư thêm 1.000m2 nữa để mở rộng quy mô trang trại lên hơn 3.500m2, nâng cao thu nhập hơn nữa cho gia đình...", anh Trần Văn Hận nói.
Theo Danviet
Kiên Giang: Làm bể lót bạt nuôi tôm thẻ dày đặc, dân trúng lớn Huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp hai giai đoạn trên ao lót bạt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, an toàn, bền vững và hiệu quả. Ông Lê Văn Khanh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh cho biết, mô hình nuôi tôm thẻ chân...